Đóng góp ý kiến về đồ án quy hoạch Hà Nội

Một số ý kiến cho rằng không nên dời khu trung tâm hành chánh lên gần núi Ba Vì vì đấy là nơi "Sơn cùng Thủy tận" không tốt là hoàn toàn đúng theo Phong Thủy (PT). Nhưng chưa giải thích rõ căn cứ nên thiếu tính thuyết phục.

Bài viết này sẽ giải thích lý do tại sao, dựa trên Dịch lý và khoa học hiện đại.

 

Hiểu theo ngôn ngữ PT thì "Sơn cùng" là tiến vào gần chân núi,"Thủy tận" là nơi dòng nước bị chận ngang, ngưng chảy và tụ lại thành "Ao" hay "Hồ". Nghĩa tổng quát chung là khi chọn đất “Dương Cơ” cho nhà ở hay lớn hơn là xây dựng phố phường hay kinh đô, thì điều tối kỵ nên tránh là thế đất gần sát với chân núi hay ao hồ. Có hai lý do chình để giải thích như sau:

 

Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn

Theo nguồn gốc của PT là Dịch lý thì quái "Trạch"(có hào âm ở trên và hai hào Dương ở dưới) tượng hình là ao hồ, có biểu tượng là thiếu nữ hay "con gái", thuộc âm (nhu thuận) và có khả năng thu hút "Dương tính" rất nhiều, giống như những nàng mỹ nhân tươi trẻ xinh đep thường dễ quyến rũ và lôi cuốn, làm cho các bậc vua chúa "khuynh Thành đỗ Nước". Ngược lại, nếu quá gần núi non thuộc quái "Cấn" có Dương tính rất mạnh và thô bạo, giống như "con trai" mới lớn nên ngông cuồng, giống như ngựa bất kham dễ gây ra những tai họa bất ngờ.

 

Thực tế cũng minh chứng cho thấy gần đúng như vậy. Ngoài lý do quân sự nếu như gần sát vào núi hay ao hồ thì rất dễ bị địch quân vây hảm hay trên cao đánh xuống, còn là nơi chốn của thiên tai rất dễ xảy ra như lụt lội, đất chuồi núi sập(những khi bị mưa bão lớn), vv. Thêm vào, núi non hay ao hồ còn là nơi tạo cho con người không khí trầm mặc, cảm giác an nhàn tự tại (vì thu hút "Dương tính" rất nhiều), nên chỉ thích hợp cho những khu giải trí lành mạnh hay tịnh dưỡng nghĩ ngơi tinh thần, nhất là không thích hợp với những sinh hoạt chính trị năng động hay trung tâm nghiên cứu khoa học cần có nhiều những bộ óc luôn luôn linh hoạt và sáng tạo!  Nhưng đây vẫn là những ảnh hưởng gián tiếp lên tinh thần, không thể thấy rõ hay chứng minh được ngay.

 

Tuy vậy, tầm quan trọng và ảnh hưởng lâu dài đến vận mệnh dân tộc quy về một mối ở đây, chính là nguồn nước uống sinh hoạt hàng ngày cho dân. Những cư dân sống gần các vùng núi non thường lâm vào hai trường hợp sau. Một là dùng nước thiếu nhiều các khoáng chất cần thiết cho cơ thể nói chung, hay não bộ nói riêng để được phát triển bình thường. Lý do là vì lượng nước mưa (sạch và tinh khiết) trực tiêp từ trên núi chảy thẳng xuống các mạch nước ngầm hay sông hồ dùng làm nước sinh hoạt cho cư dân, rất ngắn và không chảy qua nhiều vùng đất khác nhau nên thiếu nhiều các khoáng chất. Đấy là thực tế khó khăn cho các cư dân miền núi (Đã được trình bày trong các bài viết về "Trí Tuệ" trước đây.) Hai là nếu chẳng may mà các thành phần khoáng chất trong núi hay đá có chưa một số ít lượng khoáng chất nguy hiểm như chì, arsenic v.v, thì sự tác hại sẽ rất là nguy hiểm về lâu dài, do vì không thấy ngay tác dụng xấu cho não bộ trong một vài thế hệ.        

 

Với ao hồ thì cũng giống tương tự như vậy, là nơi tích lũy lâu năm dưới đày hồ, vì không có dòng chảy mạnh như sông cuốn trôi đi, những phế thải vật liệu của con người hay của các sinh vật.  Đó là những lớp bùn hữu cơ có chứa nhiều độc chất như khí đốt Mê tan v.v. Nếu hít thở hay dùng nước giếng có nhiều các chất khí độc trên sẽ bị chứng tâm thần phân liệt (Psychosis-schizophrenia) cho nhiều ảo giác, nhẹ nhất là làm cho nảo bộ bì ghiền hay dễ bị "an thần" không muốn tư duy nhiều. Đó là lý do chính cho thấy các cụ già về hưu khi xưa thường thích đào ao cá sau nhà ! Tuy vẫn có mặt tích cực khác là làm cho mát và có cá ăn. 

 

Tóm lại, điều bất lợi thấy rõ về ảnh hưởng sức khỏe hay trí tuệ cho các cư dân sống gần núi hay cạnh các ao hồ. Kinh nghiệm thực tế để kiểm chứng cho thấy những vùng núi non hay hồ nước đẹp thường làm thành khu du lịch hay nghĩ dưỡng rất lý tưởng. Khách du lìch đến đó chỉ ở tạm thời để vui choi và trút bỏ bớt những "Tham Sân Si-phiền não"(thuộc hỏa khí, Dưong tính). và dĩ nhiên không có chính phủ hay tỗ chức nào, dù là viện nghiên cứu, muốn lập cơ sở tại những nơi đó! Thường thì họ chọn địa điểm gần biển hay sông, ở khu vực đông bằng rộng rải thoáng mát, sống động và đầy sinh khí.

 

Cụ thể thí dụ, nếu lấy bang California so sánh như một nước phản ánh với VN, thì thành phố Sacramento chỉ là thủ đô chính trị và hành chánh, không nhất thiết phải là dẫn đầu số 1 trong tất cả mọi ngành. Trong khi đó, San Francisco là trung tâm tài chánh, San Jose là trung tâm kỹ nghệ điện toán cao cấp, Los Angeles là trung tâm thương mại, vv. Trong quy hoạch về phát triển thì Sacramento nhắm về hướng Nam,Tây Nam và Tây Bắc nhiều hơn là hướng Đông quay về dãy núi Sierra. Dân cư trong phố chính có khuynh hương di dời ra vùng ngoại ô để nhường chỗ cho các cơ sơ thương mại hay các cơ sở hành chánh của bang. Điều đáng nói là Sacramento cũng có hồ lớn là Folsom Lake (như Tây hồ), nhưng cư dân hay các cơ sở thương mại nằm cách xa íi nhất là vài cây số, tạo một hành lang xanh bao bọc chung quanh cho người dân đi chơi quanh hồ và bơi lội hay tổ chức picnic giải trí vào ngày lễ hay cuối tuần.

 

Nếu có thể đề nghị được một quy hoạch tốt đẹp nhất cho Thăng Long Hà nội trong vòng 100 năm tới, như sau:

 

Hướng phát triển chính lý tưởng cho thủ đô Thăng Long- Hà nội sẽ là hướng Nam và Đông Nam, theo trục Hà nội Hưng Yên tới Nam Định. (Xin ghi nhận cho dù có mỏ than "khổng lồ" nằm dưới vùng quy hoạch, cũng xin cứ để nằm yên ở đó, vì chắc là không quý hơn mỏ vàng của "Đất nước" nằm ở trên, hay mỏ "Kim Cưong" của trí tuệ người VN) Thái bình và Hải Phòng sẽ thành trung tâm Tài chánh cho cả nước (Huế- Đà nẳng có thể thành trung tâm Điện toán cao cấp; Phú Yên-Nha Trang -Cam Ranh trung tâm Hàng Hải và Kỹ nghệ Đại Dương - Sài Gòn-TPHCM Bình Thuận thành trung tâm Thương mại và kinh tế. Cần Thơ-Bạc Liêu thành trung tâm Canh nông và hải sản.) 

 

Tây hồ sẽ là một trong những nơi giải trí vui chơi lành mạnh về nước cuối tuần cho dân Thăng Long-Hà Nội. Một hành lang xanh khoảng ít nhất 1/2 cây số nên được thiết lập quanh Tây hồ và tuyệt đối không cho phép xây dựng thêm bất cứ công trình nào trong chu vi nói trên, trừ các cơ sở thương mại và dịch vụ giải trí tạm thời. Vùng núi Ba Vi bên cạnh sông Đà cũng sẽ trở thành khu du lịch sinh thái và nghĩ mát. Nhà ở hay các khu chung cư hiện đại nên được khuyến khích xây dưng dọc theo "Trục Tăm linh" Hà Nội-Ba Vì và cho dân di dời từ trong thành phố ra ngoài, dành chỗ cho nhu cầu xây dựng thêm các trung tâm hành chánh.

 

                     Nguyễn Cường

              (Phucuong@pacbell.net)

 

LTS Dân trí - Ông cha ta xưa kia xây dựng nhà cửa, nhất là chọn nơi để xây dựng những công trình kiến trúc có tầm vóc quốc gia thì tiêu chuẩn về phong thủy bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đã có một số ý kiến cho rằng không nên di dời trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì là nơi “Sơn cùng Thủy tận”. Bài viết trên đây đã giải thích lý do sâu xa tại sao như vậy. Đó là ý kiến để tham khảo, còn cơ sở khoa học của vấn đề đã rõ ràng hay chưa thì còn phải bàn thêm. Nhưng dù sao cũng nên thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng về ý tưởng quy họach đưa trung tâm hành hành chính lên Ba Vì không thuận theo kinh nghiệm truyền thống của ông cha ta.

Những ý kiến đóng góp khác của tác giả trong bài viết cũng là những thông tin thiết thực góp phần định hướng đúng đắn cho đồ án quy hoach thủ đô, nhất là về tầm nhìn lâu dài.