1. Dòng sự kiện:
  2. Chuyển động bất động sản 2024

Giải pháp xây dựng không gian xanh cho đô thị Việt Nam

(Dân trí) - Đô thị Việt Nam, đặc biệt ở hai thành phố lớn TP. HCM và Hà Nội đang đối mặt tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn nặng nề. Cùng với cơn khát bất động sản, cơn khát không gian xanh cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt.

Đô thị “tắc nghẽn” vì bụi!

Có thời điểm trong những tháng đầu của năm 2019, ô nhiễm không khí tại TP HCM và Hà Nội đạt đến ngưỡng báo động. Nồng độ bụi mịn kích cỡ siêu nhỏ tại Hà Nội vượt mức 100, gấp trên 2 lần quy chuẩn quốc gia và gấp trên 4 lần so với quy chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.[1] Báo cáo của Tổ chức Hòa bình xanh quốc tế (GreenPeace) mới công bố cho thấy, năm 2018, TP.HCM đứng thứ 15, Hà Nội đứng thứ 2 trong số những thành phố ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á. Ô nhiễm không khí với sự xuất hiện của bụi mịn có khả năng luồn lách vào phổi tạo ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của người dân, có thể gây nên các bệnh về hô hấp, tim mạch hoặc thậm chí ung thư.

Trong khi các giải pháp giảm thiểu lưu lượng giao thông tại hai thành phố lớn vẫn còn dang dở, diện tích công viên và không gian cây xanh lại nhiều lần bị thu hẹp hoặc thay đổi công năng, khiến chất lượng không khí chưa thể cải thiện đáng kể. Ông Võ Khánh Hưng - phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM - xác nhận một số công viên như Phú Lâm (Q.6), Tao Đàn, 23-9 (Q.1)… bị mất mảng xanh nghiêm trọng.[2] Tại Hà Nội, hầu hết các công viên đều bị trưng dụng nhiều diện tích đất, cây xanh để phục vụ các hoạt động kinh doanh, buôn bán. Mới đây, người dân sống tại Hà Nội lại xôn xao trước đề xuất dùng 1,45ha đất tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) để làm bãi đỗ xe kết hợp trung tâm thương mại của Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Tây Hồ.[3]

Rõ ràng, những “lá phổi xanh” của đô thị đang bị đe doạ nghiêm trọng, khiến cho không gian sống của con người thêm bí bách, ngột ngạt, không được đảm bảo.

Giải pháp xây dựng không gian xanh cho đô thị Việt Nam - 1
Bảo vệ môi trường thiên nhiên chính là bảo vệ sức khỏe của con người

Định hướng cụ thể hơn trên nền tảng sẵn có

Hiện nay, Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030 hay Thông tư 01/2018/TT-BXD quy định chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh vẫn đang dừng ở mức tuyên truyền, phổ biến chủ trương và định hướng về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thiếu những chính sách có tính áp dụng thực tiễn. Động lực tham gia phát triển công trình xanh tại Việt Nam đa phần dựa vào nhận thức trách nhiệm xã hội, đặc biệt từ nhận thức nghiêm túc và quan tâm đúng mức của các chủ đầu tư nước ngoài.

May mắn thay, giữa số đông những dự án ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến mảng xanh đô thị vẫn có những nhà đầu tư BĐS chịu “lăn xả” mở rộng diện tích công viên, ưu tiên cân bằng hệ sinh thái trước khi bắt tay vào phát triển khu đô thị.

Từ vùng đất chết vốn được mệnh danh là rốn nước, gắn liền với ngập lụt, Yên Sở - Hà Nội ngày nay đã trở thành công viên xanh lớn nhất thủ đô. Các con sông, đầm lầy trước đây được cải tạo xây dựng thành những hồ điều hòa phục vụ nhu cầu điều tiết nước cho khu vực quận Hoàng Mai và cả Hà Nội. Công viên Yên Sở với mức đầu tư 2 tỷ USD được đánh giá là dự án lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quy hoạch đô thị và kế hoạch mở rộng chiến lược của Hà Nội. Cùng với quá trình cải tạo vùng trũng này, nhà máy nước Yên Sở cũng được đầu tư xây dựng với mục tiêu xử lý được ½ lượng nước thải của thủ đô, đã đi vào hoạt động từ ngày 30/08/2013.

Tất cả những sự thay đổi tại Yên Sở đều xuất phát từ dự án được ký kết giữa UBND TP. Hà Nội và tập đoàn Gamuda Land - một doanh nghiệp bất động sản uy tín của Malaysia. Đây cũng là bước đệm để chủ đầu tư xây dựng nên Gamuda City - khu đô thị mang tầm quốc tế với 5 phân khu chính trải rộng trên khuôn viên 500 hecta - là dự án đô thị xanh sở hữu công viên đô thị lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Giải pháp xây dựng không gian xanh cho đô thị Việt Nam - 2
Gamuda City sở hữu công viên Yên Sở với diện tích 323 hecta, là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam

Gắn bó hơn 10 năm với thị trường Việt Nam, Gamuda Land luôn đặt ra những quy tắc xây dựng dựa trên tôn chỉ bảo tồn thiên nhiên, thực hiện đúng theo những kế hoạch bảo vệ môi trường của quốc gia. Những dự án của Gamuda Land tại Việt Nam bao gồm Gamuda City (Hoàng Mai, Hà Nội) và Celadon City (Tân Phú, TP. HCM) đều đảm bảo hài hoà 3 trụ cột: xanh lá – cây trồng, xanh dương – mặt nước và vật liệu – quản lý tài nguyên thiên nhiên, nhằm tăng cường việc duy trì cây xanh trong phạm vi dự án, tối đa hoá đa dạng sinh học, bên cạnh đó vẫn đảm bảo dịch vụ hiện đại, cao cấp, tiện nghi.

Tại Việt Nam, chính phủ đang cố gắng tạo lập các hàng lang pháp lý, chính sách ưu tiên cho những chủ đầu tư sử dụng các biện pháp quy hoạch và vận hành đô thị thông minh, có ý thức để phát triển đô thị xanh, vừa đáp ứng “cơn khát” nhà ở xanh cho người dân vừa giải tỏa áp lực lên môi trường đô thị. Nói như ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư Ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam “Nhà nước phải nhắm đến đơn vị nào đầu tư xanh thì ưu tiên cho bên đó trước tiên về chính sách vay vốn, hình thức vay… cần tạo ra cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư”.[4]

Bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư BĐS có dự án tôn trọng giá trị thiên nhiên, việc tham khảo, xem xét dự án mà đơn vị đó đã thực hiện cũng thực sự cần thiết để có những đánh giá chuẩn xác hơn về tiềm lực, khả năng thật của doanh nghiệp. Những nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm xây dựng công trình đạt chuẩn xanh LEED (Mỹ), BCA Green Mark (Singapore), EDGE (IFC – Tổ chức Tài chính Quốc tế, Thành viên của Ngân hàng Thế giới) vốn được quốc tế công nhận rộng rãi sẽ nhận được nhiều tín nhiệm hơn.[5]

Có thể thấy, từ kinh nghiệm xây dựng dự án sở hữu chứng nhận Green Mark tại đảo quốc xanh Singapore, các dự án Gamuda Land triển khai tại Việt Nam đều nhấn mạnh yếu tố đa dạng sinh học, xây dựng nền tảng môi trường bền vững. Chính nhờ những cam kết và tầm nhìn như vậy, dự án Gamuda City của Gamuda Land đã giành chiến thắng ngoạn mục tại hạng mục Bảo tồn & Cải tạo Thiên nhiên trong khuôn khổ lễ trao giải FIABCI World Prix d’Excellence 2018 – giải thưởng có uy tín hơn 25 năm, vinh danh những dự án bất động sản hàng đầu trên thế giới trong mọi lĩnh vực. Các yếu tố chuẩn mực để đánh giá các dự án đoạt giải tại Hạng mục Bảo tồn & Cải tạo Thiên nhiên bao gồm: thiết kế kiến trúc, quy hoạch dự án, phương pháp xây dựng bền vững, lợi ích cho môi trường thiên nhiên và cộng đồng,…

Việc mở rộng và nâng tầm không gian xanh tại đô thị Việt Nam đang cần sự quyết liệt hơn từ chính quyền, cũng như nhiều chính sách, hướng dẫn cụ thể mang tính “giá đỡ” nhằm giúp các doanh nghiệp đầu tư BĐS cả trong lẫn ngoài nước phát huy hết được tiềm lực và kinh nghiệm của mình.

Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - một trong những tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia. Nhà đầu tư này đã xây dựng và quản lý 2 dự án lớn là Celadon City (TP.HCM) và Gamuda City (Hà Nội).

Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại đây, hoặc liên hệ hotline 0286259999 (TP.HCM), 02439448989(Hà Nội).