Xe đạp ơi…

(Dân trí) - Tâm điểm mới khuấy động dư luận những ngày đầu trở lại đi làm sau Tết là thông tin liên quan tới chiếc…xe đạp. Bên cạnh nhiều ý kiến hoan nghênh, hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng thí điểm xe đạp công cộng tại 5 thành phố lớn, cũng còn không ít băn khoăn.

(ảnh minh họa, theo Quang Phong)
(ảnh minh họa, theo Quang Phong)

 

Thân thiện với môi trường

 

Đó là yếu tố “nặng ký” nhất thu hút lượng “like” rất lớn cho đề án đưa người dân trở lại với chiếc xe đạp thân quen từng gắn bó một thời. Đồng thời khuyến khích đa số từ bỏ thói quen “một  bước lên xe máy” để sống chậm lại với những xúc cảm bình dị, lãng mạn… cùng xe đạp  “…Nhớ khi xưa anh chở em/ Trên chiếc xe đạp cũ/ Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè/ Nhớ khi xưa bao mộng mơ/ Trên chiếc xe đạp cũ/ Dưới cơn mưa cùng nhau dắt qua cầu. Xe đạp ơi…”

 

“Hoan hô quyết định này! Được biết  nước ngoài đã làm thế này từ lâu rồi. Cần nhanh chóng thực hiện, điều này có lợi rất nhiều” - Ngân:  ngandhl@yahoo.com

 

“Quá tuyệt! Giảm ô nhiễm lại nâng cao sức khỏe cộng đồng” - Pham Xuan Truong:  truongpham76@gmail.com

 

“Hay quá, mình rất tán thành với chủ trương này. Nên hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy, vừa nguy hiểm lại vừa ô nhiễm môi trường” - Bui Duy:  ngocduy_vina@yahoo.com.vn

 

“Like cho đề án 1 cái nào.....Mong thành công như đề án đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy...” - Ngô Tiến Ngọc:  ngotienngoc76@gmail.com

 

“Tôi hoan nghênh và ủng hộ chủ trương của Thủ tướng khuyến khích người dân, cán bộ đi xe đạp trong TP, rất có lợi nhiều mặt. Nhưng đề nghị các bộ ngành, các TP cần  tính toán kỹ các phương án nhằm sớm biến chủ trương của Thủ tướng thành hiện thực. Vì nếu không có tính toán cụ thể, đồng bộ, xe đạp tham gia giao thông số lượng lớn cũng sẽ gây ách tắc. Khuyến khích đi xe đạp trong TP, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch bãi đỗ xe, giá giữ xe đạp theo hướng khuyến khích chứ không nên miễn phí (bao cấp). Ngoài các TP làm thí điểm, các TP khác có điều kiện như Huế, Quảng Trị, Quảng Bình... có thể tự tổ chức khuyến khích cán bộ và nhân dân đi xe đạp” - Xuân An:  xuanan82774@yahoo.com.vn

 

 “Làm được điều này thì thật tuyệt, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm ngân sách nhà nước, cán bộ và nhân dân gần gũi nhau hơn. Chắc chắn mọi điều tốt sẽ đẹp hơn” - Phan Thị Quỳnh Nga:  qnga2011@gmail.com

 

“Tôi đề nghị chấp hành ngay. Tôi là cán bộ và cũng là Đảng viên, hiện cư ngụ tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Kính đề nghị Trung ương thí điểm chọn Cần Thơ là TP thực hiện làm mẫu cho cả nước. Trước hết nên vận động tất cả giới chức, cán bộ, Đảng viên ở Cần Thơ sử dụng xe đạp đi làm hàng ngày…” - Phạm Bá Di:  phambadi@gmail.com

 

“Trong tương lai gần, giao thông trong TP phải là phương tiện công cộng + xe đạp. Xe máy sẽ bị cấm. Như vậy thì mới hạn chế được ô nhiễm, tắc đường, nạn cướp giật, tai nạn giao thông... Nói chung là lợi ích sẽ rất nhiều, tôi ủng hộ” - Minh:  minh@gmail.com

 
(ảnh minh họa, theo Quang Phong)
TP Amsterdam của Hà Lan là một trong những nơi có văn hóa đi xe đạp lớn nhất trên thế giới 
 

Yếu tố khả thi

 

Nhiều cái lợi như vậy nếu xe đạp “lên ngôi” trở lại, nhưng với những “đặc thù” của VN hiện nay, nhất là tình trạng nhiều vấn đề “chỉ có ở VN” vẫn gây bao bức xúc lâu nay thì xem ra những chuyện cần phải lo còn nhiều lắm:

 

“Việc này các nước tiên tiến trên thế giới đều làm, nhưng họ có tàu điện, xe bus thuận tiện nên hiệu quả sử dụng cũng không cao. Ở VN làm thế này được thì rất hay, nhưng cần tính đến ý thức người dân về mặt giữ gìn, bảo quản xe. Mà sao việc gì cũng phải Thủ tướng chỉ đạo thế. Các bộ ban ngành phải đề xuất sớm lên, Thủ tướng còn phải lo chiến lược chứ” - Huy:  vulehuy@vulehuy.com

 

“Các nước phát triển chương trình đi xe đạp chủ yếu là vì môi trường và có đường đi riêng cho xe đạp. Ở các TP lớn của VN nếu đi xe đạp nhiều, tôi lo lại càng ùn tắc thêm. Nhớ lại những năm 80 đầu 90 của thế kỷ trước, Hà Nội chủ yếu là xe đạp và cũng đã thường xuyên ùn tắc, nhiều người phải vác xe đạp qua đầu để lách qua đoàn người mà đi đó! Chống ùn tắc thì cần nhanh, xe đạp chậm càng khó thoát...” - Người Hà Nội:  kunkhon11@yahoo.com.vn

 

“Tôi nghĩ đề án này có lẽ sẽ khó khả thi, vì người VN chưa đủ "giàu"để đi xe đạp (theo cách chung của thế giới hiện nay). Trong lúc người dân còn nghèo, cuộc sống còn phải bươn chải nhiều để kiếm sống, thì tốc độ là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu này trong sự cạnh tranh. Do vậy, tôi nghĩ xe máy và ô tô sẽ còn phải được khai thác triệt để trong một thời gian dài nữa để vượt nghèo đã. Hơn nữa việc đi xe đạp trong thời gian qua cũng đã chứng tỏ nhược điểm rồi: chậm, nguy hiểm, không đảm bảo sức khỏe do môi trường ô nhiễm… Vì vậy theo tôi, việc thử nghiệm nên lùi thời điểm lại cho tới khi điều kiện khả thi hơn…” - Trần Vũ Lực:  luctv@yahoo.com

 

 “Một ý hay, nhưng tiến đến việc quản lý và thực hiện cung cấp phương tiện công cộng  không phải là dễ dàng” - Huan:  huan_pham59@yahoo.com

 

“Tôi nghĩ là khó khả quan, vì với tình hình lộn xộn hiện giờ, liệu giải pháp này có hoàn toàn triệt để với ý thức của từng người dân hay không? Cho mượn miễn phí rồi sẽ có lúc bỏ lại nơi không được qui định, hay chiếm làm của riêng? Có ai nghĩ đến ý thức của xã hội VN hiện giờ thế nào chưa?” - Tuan Anh:  ngtuananh1012@gmail.com

 

“Không cấm xe máy thì việc này vô tình có thể lại làm gia tăng thêm một phương tiện gây cản trở giao thông cho thành phố?... Tôi nghĩ, trong TP hai phương tiện xe đạp và xe máy chỉ được phép tồn tại một loại, như vậy mới mong chống được ùn tắc giao thông…” - Cầu trời:  tdlhnvn@yahoo.com

 

“Đi xe đạp thi thích thật, có khả năng thực hiện. Nhưng về mặt an ninh thi không đảm bảo lắm, vì biết để túi xách, laptop… ở đâu để không bị kẻ cướp thèm muốn? Xin hãy hỏi các chú công an giùm em với, để em sẽ mua một chiếc xe đạp đi làm?” - Pham Ngoc Lan:  Ngoclan.104@gmail.com

 

Để sự trở lại của xe đạp được khả thi và bền vững, lộ trình có lẽ còn cần được chăm chút thường xuyên bằng nhiều quyết tâm và nỗ lực. Trước hết là cần nâng cao được mặt bằng ý thức chung…

 

Khánh Tùng