150 học bổng Đại học tại Nga

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT thông báo tuyển 150 sinh viên đi học toàn khóa đại học tại Nga theo Hiệp định do Chính phủ Liên bang Nga cấp cho Việt Nam năm học 2009-2010. Trong đó có 25 học bổng phía Nga cấp để đào tạo nhân lực phục vụ Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Học bổng do Chính phủ Liên bang Nga cấp bao gồm: miễn học phí, cấp học bổng hàng tháng như đối với sinh viên Nga (1100 rúp/tháng) và bố trí ở ký túc xá nhưng sinh viên phải tự trả tiền ký túc xá như mức sinh viên Nga phải trả. Phía Nga đề nghị sinh viên cần chuẩn bị quần áo, giày dép phù hợp với khí hậu của nước Nga và mang theo khoảng 500 USD để trang trải chi phí làm giấy mời, đi tiếp bằng tàu, xe từ sân bay quốc tế ở Matxcơva về nơi học, mua bảo hiểm y tế bắt buộc và đăng ký hộ khẩu. Theo thông tin của phía Nga, sinh viên nước ngoài tại Nga cần có mức sinh hoạt phí tối thiểu là 250 USD/tháng.

Chính phủ Việt Nam cấp sinh hoạt phí cho sinh viên ở mức 350 USD/tháng, chi phí đi đường (100 USD/người), bảo hiểm y tế (đến 150 USD/người/12 tháng) và vé máy bay một lượt đi và về. Sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế được cấp cho sinh viên kể từ ngày chính thức lên đường đi học đến ngày về nước trong thời hạn quy định tại quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trên cơ sở báo cáo định kỳ của sinh viên cuối mỗi kỳ học và khi kết thúc từng năm học với kết quả học tập từ đạt yêu cầu trở lên có xác nhận của cơ sở đào tạo hoặc Phòng Công tác lưu học sinh thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Trường hợp sinh viên học kém, bị lưu ban thì sinh viên không được phía Nga và phía Việt Nam cấp học bổng nữa mà sẽ phải tự túc toàn bộ chi phí để theo học đến khi hoàn thành khóa học. Sinh viên bỏ học, bị đuổi học, vi phạm pháp luật nước bạn bị trục xuất về nước hoặc tự ý bỏ về nước sẽ phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được cấp cho Nhà nước.

Sinh viên trúng tuyển dự kiến sẽ đi học trong tháng 9/2009. Thời gian chính thức lên đường đi học phụ thuộc vào giấy mời do phía Nga cấp để làm visa nhập cảnh Liên bang Nga. Thời gian học tại Liên bang Nga gồm 01 năm học dự bị tiếng Nga và toàn khóa đại học với thời gian tối thiểu là 4 năm và tối đa là 6 năm, căn cứ vào ngành học và chương trình đào tạo tại từng cơ sở giáo dục đại học của Nga.       

Các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật và công nghệ… (Lưu ý: Phía Nga không nhận đào tạo các ngành liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao và quan hệ quốc tế theo diện học bổng Hiệp định). Phía Nga có quy định hạn chế những ngành sau: Luật - không quá 3 người; Chính trị - không quá 2 người; Y và Dược - không quá 10 người.

Nhằm sử dụng hết số lượng học bổng mà Chính phủ Liên bang Nga dành cho Việt Nam và đảm bảo số lượng bạn quy định nhận ở một số ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giao số lượng đăng ký dự tuyển để các cơ sở đào tạo đại học và một số cơ quan có tên dưới đây tuyển chọn và cho sinh viên làm hồ sơ đăng ký dự tuyển:

TT

Tên trường/cơ quan

Số lượng 

dự kiến

Ngành đào tạo tại Liên bang Nga

1

ĐH Quốc gia Hà Nội

10 + 2 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Luật, 01 ngành Chính trị học

2

ĐH Quốc gia TP. HCM

10 + 2 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

3

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

05 + 1 (dự bị)

-nt-

4

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

02 + 1 (dự bị)

-nt-

5

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

05 + 1 (dự bị)

-nt-

6

Trường ĐH Thủy lợi

03 + 1 (dự bị)

-nt-

7

Trường ĐH Nha Trang

03 + 1 (dự bị)

-nt-

8

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

08 + 1 (dự bị)

-nt-

9

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

03 + 1 (dự bị)

-nt-

10

Trường ĐH Xây dựng Hà Nội

03 + 1 (dự bị)

-nt-

11

Trường ĐH GT Vận tải Hà Nội

03 + 1 (dự bị)

-nt-

12

Trường ĐH Mỏ - Địa chất

03 + 1 (dự bị)

-nt-

13

Trường ĐH Nông nghiệp I HN

02 + 1 (dự bị)

-nt-

14

Trường ĐH Lâm nghiệp

02 + 1 (dự bị)

-nt-

15

ĐH Thái Nguyên

05 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

16

ĐH Huế

05 + 1 (dự bị)

-nt-

17

ĐH Đà Nẵng

05 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

18

Trường ĐH Cần Thơ

02 + 1 (dự bị)

-nt-

19

Trường ĐH Đà Lạt

02 + 1 (dự bị)

-nt-

20

Trường ĐH Y Thái Bình

01 + 1 (dự bị)

Ngành Y

21

Trường ĐH Tây Nguyên

02 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

22

Trường ĐH Y - Dược TP.HCM

02

Ngành Y và Dược

23

Bộ Quốc phòng

25 + 2 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do cơ quan chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận, có 01 ngành Y hoặc Dược

24

Bộ Công an

10

Ngành học ưu tiên đào tạo do cơ quan chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

25

Trường ĐH Hàng hải

02 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

26

Trường ĐH GT Vận tải TP. HCM

02 + 1 (dự bị)

-nt-

27

Trường ĐH Y Hà Nội

02

Ngành Y

28

Trường ĐH Dược Hà Nội

01

Ngành Dược

29

Trường Đại học Vinh

02 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

30

Trường Đại học Quy Nhơn

02 + 1 (dự bị)

-nt-

31

Học viện Báo chí Tuyên truyền

02

Ngành Chính trị học và Báo chí

32

Trường Đại học Tây Bắc

02 + 1 (dự bị)

Ngành học ưu tiên đào tạo do nhà trường chọn để phát triển đội ngũ và phải phù hợp với ngành học mà phía Nga tiếp nhận

33

Trường ĐHSP Kỹ thuật TP. HCM

02 + 1 (dự bị)

-nt-

34

Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM

02 + 1 (dự bị)

-nt-

35

Trường Đại học Ngoại thương

02 + 1 (dự bị)

-nt-

36

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

02 + 1 (dự bị)

-nt-

37

Trường ĐH Hà Nội

02 + 1 (dự bị)

-nt-

38

Trường ĐH Trà Vinh

02 + 1 (dự bị)

-nt-

39

Trường ĐH Luật Hà Nội

01

Ngành Luật

40

Trường ĐH Luật TP. HCM

01

Ngành Luật

                                                Lưu ý: Các trường không có tên trong danh sách trên nếu có nhu cầu có thể gửi 1 - 2 hồ sơ dự tuyển để Bộ GDĐT xem xét.

Người dự tuyển phải thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn sau: Sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt, cam kết tự nguyện đi học và trở về nước ngay sau khi tốt nghiệp để phục vụ nếu nhà trường, Nhà nước có nhu cầu tuyển dụng, cam kết thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc không chấp hành phân công công tác của Nhà nước sau khi tốt nghiệp. Cam kết phải được UBND địa phương xác nhận và có người thân bảo lãnh.

Người dự tuyển phải là sinh viên trúng tuyển theo nguyện vọng 1, đang học năm thứ nhất hệ chính qui tập trung, tốt nghiệp THPT năm 2008, thi đại học lần đầu vào năm 2008, có ngành học phù hợp với ngành dự tuyển đi học tại Liên bang Nga.

Đồng thời sinh viên phải thoả mãn đủ các điều kiện tiếp nhận do phía Nga quy định là: trong học bạ THPT và kết quả học kỳ I năm thứ nhất đại học tại Việt Nam có điểm các môn cơ bản (theo khối đã dự thi vào trường đại học) và các môn liên quan đến ngành đăng ký học đại học tại Nga phải đạt từ 7,5 điểm trở lên, 80% trong tổng số các môn học đạt từ 7 trở lên, không có môn nào dưới 5 điểm. Tuổi không quá 25. Có sức khoẻ tốt để sống và học tập được trong điều kiện khí hậu của nước Nga, không mắc một trong các bệnh thuộc danh mục kèm theo do phía Nga quy định.

Khi sang đến nước Nga phía Nga sẽ khám lại sức khỏe định kỳ hàng năm. Trong thời gian học tại Liên bang Nga nếu sinh viên nào bị phát hiện có bệnh, không đủ sức khoẻ hoặc giả mạo hồ sơ sức khỏe để học tập sẽ phải về nước. Khi đó kinh phí lượt về sẽ do sinh viên và gia đình chịu. Những sinh viên đã dự tuyển (hoặc thi tuyển) đi học đại học tại nước ngoài theo các chương trình học bổng khác đều không thuộc diện dự tuyển đi Nga đợt này.

Sau khi sinh viên (có đủ điều kiện quy định nêu trên) đăng ký tham gia dự tuyển thì trường/cơ quan được giao chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào điểm trung bình chung học kỳ I năm học 2008-2009 của sinh viên đại học năm thứ nhất để xếp hạng thứ tự sinh viên đăng ký dự tuyển (nếu trường nào chưa có kết quả thi học kỳ I năm học 2008-2009 thì lấy tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh vào trường theo nguyện vọng 1) để làm căn cứ xếp hạng thứ tự từ người có kết quả cao nhất cho đến hết số người đăng ký dự tuyển và có hồ sơ. Nếu sinh viên tự nguyện đăng ký vào diện dự bị thì cũng phải làm hồ sơ dự tuyển như diện chính thức.

 Nguyên tắc xếp hạng thứ tự: Trong trường hợp số người đủ điều kiện tuyển chọn bằng điểm nhau, thì ưu tiên những người đã tham gia các kỳ thi học sinh giỏi (lấy từ cấp cao trở xuống và theo thứ tự giải đạt được). Tiếp đó là người có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT cao hơn, rồi đến người có điểm trung bình các môn học lớp 12 cao hơn.

Nếu sinh viên được phía Nga đồng ý tiếp nhận đi học toàn khóa đại học thì phía Nga sẽ cấp cả học bổng và kinh phí đào tạo cho 01 năm học dự bị tiếng Nga tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi có thông tin trúng tuyển sinh viên nên có sự chuẩn bị cơ bản về ngoại ngữ trước trong thời gian nghỉ hè (tháng 7 và 8) để khi sang Nga học tập giảm bớt được các bỡ ngỡ và khó khăn ban đầu phải học ngoại ngữ hoàn toàn do giáo viên người Nga giảng dạy.

Thời hạn nhận hồ sơ: Trước ngày 20/04/2009 (theo dấu bưu điện đến hoặc sổ theo dõi nhận hồ sơ của Văn phòng một cửa). Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội.

Các mẫu quy định và danh mục ngành đào tạo đại học của Nga cần tải về từ websites: www.vied.vnwww.moet.gov.vn.
 
Hồng Hạnh