Đại học Huế:

2 bài giảng Toán học thú vị của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball

(Dân trí) - Vào chiều ngày 15/8 tại TP Huế, Đại học Huế đã tổ chức cuộc nói chuyện, giảng bài chuyên đề Toán học của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball.

Nhằm thúc đẩy hợp tác phát triển nghiên cứu và giảng dạy Toán giữa Đại học Huế và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VNCCCT), Đại học Huế đã tổ chức đón 2 giáo sư danh giá của VNCCCT đến giảng bài chuyên đề về Toán.

Đó là GS. Ngô Bảo Châu - Giám đốc khoa học VNCCCT, Giáo sư tại Khoa Toán - Đại học Chicago, Mỹ, Giải thưởng Fields năm 2010 và GS. John Ball - Giáo sư cao cấp về Khoa học tự nhiên – Đại học Oxford, thành viên Hội đồng Giải thưởng Abel 2002 – 2003, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Fields năm 2006, được phong Hiệp sĩ Anh năm 2006.

Chủ đề bài giảng của GS. John Ball là “The story of Perelman and the Poincaré conjecture” (Câu chuyện về Perelman và Giả thuyết Poincaré”. Chủ đề của GS. Ngô Bảo Châu là “On the history of the last Fermat theorem" (Lịch sử về định lý cuối cùng của Fermat).

Trong hơn 2 tiếng đồng hồ, 2 giáo sư đã giảng về nhiều vấn đề toán học cao cấp nhưng cũng không phải là quá khó hiểu đến các giáo sư, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả mọi người trong hội trường Đại học Huế đều rất quan tâm đến bài giảng của 2 giáo sư và dành sự ngưỡng mộ trước kiến thức toán học “bậc thầy” của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball.

GS. John Ball, Hiệp sĩ Anh năm 2006
GS. John Ball, Hiệp sĩ Anh năm 2006
GS. Ngô Bảo Châu, Giải thưởng Fields năm 2010
GS. Ngô Bảo Châu, Giải thưởng Fields năm 2010
2 bài giảng Toán học thú vị của GS. Ngô Bảo Châu và GS. John Ball - 3
Đông đảo người hâm mộ và giới toán học đã đến nghe buổi giảng của 2 giáo sư
Đông đảo người hâm mộ và giới toán học đã đến nghe buổi giảng của 2 giáo sư

Video:

Bài giảng GS. Ngô Bảo Châu tại Đại học Huế về Định lý cuối cùng của Fermat

Theo Wikipedia, Định lý cuối của Fermat (hay còn gọi là Định lý lớn Fermat) là một trong những định lý nổi tiếng trong lịch sử toán học. Định lý này phát biểu như sau:

Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả mãn xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.

Định lý này đã làm hao mòn không biết bao bộ óc vĩ đại của các nhà toán học lừng danh trong gần 4 thế kỷ. Cuối cùng nó được Andrew Wiles chứng minh vào năm 1993 sau gần 8 năm ròng nghiên cứu, phát triển từ chứng minh các giả thiết có liên quan. Tuy nhiên chứng minh này còn thiếu sót và đến năm 1995 Wiles mới hoàn tất, công bố chứng minh trọn vẹn.

Đại Dương