Bất ngờ kinh phí nghiên cứu khoa học của các trường đại học Việt Nam

(Dân trí) - Kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN) của các trường đại học Việt Nam cực kì khiêm tốn và nguồn thu từ KHCN cũng không đáng là bao, các trường sống bằng… số lượng đề tài chứ chưa sống bằng sản phẩm của đề tài.

Đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước tương đương 0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapore.

Những số liệu trên do nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Quốc gia Hà Nội và Bộ KH-CN thu được khi tiến hành khảo sát hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH giai đoạn 2011 - 2016.

Tại Hội nghị “Phát triển khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025" diễn ra ngày 29/7, PGS.TS. Vũ Văn Tích - Trưởng nhóm nghiên cứu, ĐH Quốc gia Hà Nội đã thay mặt nhóm trình bày kết quả nghiên cứu. Trong đó, thống kê số liệu về kinh phí nghiên cứu được các nhà khoa học, nhà giáo dục đặc biệt quan tâm.

PGS.TS. Vũ Văn Tích đại diện trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu ĐHQGHN.
PGS.TS. Vũ Văn Tích đại diện trình bày kết quả của nhóm nghiên cứu ĐHQGHN.

Kinh phí đầu tư quá thấp!

Theo PGS.TS Vũ Văn Tích, thực trạng tài chính cho hoạt động KHCN của các trường đại học hiện nay thực sự rất khiêm tốn.

Trong bản báo cáo kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu cho biết đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong cả nước bình quân cả giai đoạn 2011-2015 vào khoảng 1,7% ngân sách Nhà nước - tương đương 0,4% GDP, thấp so với các nước trong khu vực: Thái Lan là 0,48%; Malaysia 1,26% và Singapore là 2,2% GDP (theo tính toán của World Bank năm 2016).

Đầu tư tài chính cho hoạt động KHCN trong ngành Giáo dục trong tương quan với một số bộ, ngành của cả nước được thống kê bởi UB KHCN&MT, Quốc hội, ngày 6/10/2015 cũng cho thấy, ngân sách KHCN đầu tư cho ngành Giáo dục trong những năm qua có xu thế giảm,

Dưới đây là bảng Tổng chi ngân sách sự nghiệp KHCN của các cơ quan trung ương giai đoạn 2011-2015 (Đơn vị: Triệu đồng):

TT

TÊN ĐƠN VỊ

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giai đoạn
2011-2015

1

Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM

38.490

33.050

40.480

28.580

21.660

162.260

2

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

781.314

822.480

693.540

683.280

743.590

3.724.204

3

Bộ Giao thông vận tải

57.320

62.240

58.630

59.130

54.870

292.190

4

Bộ Công thương

241.797

281.480

307.140

304.430

360.820

1.495.667

5

Bộ Xây dựng

69.780

80.440

81.260

89.050

149.500

470.030

6

Bộ Y tế

91.965

125.860

119.670

98.280

133.340

569.115

7

Bộ Khoa học và Công nghệ

549.455

1.263.660

1.260.780

1.395.900

2.528.920

6.998.715

8

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

27.140

32.490

30.490

29.330

31900

151.350

9

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

32.950

37.420

32.830

35.560

35.630

174.390

10

Bộ Tài nguyên và Môi trường

122.140

231.290

230.080

225.250

274.210

1.082.970

11

Bộ Thông tin và Truyền Thông

17.970

21.510

17.900

13.160

15.130

85.670

12

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

391.120

485.330

555.110

607.010

820.240

2.858.810

13

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam

224.280

233.460

282.490

279.170

366.980

1.386.380

14

Bộ Giáo dục và Đào tạo

272.749

326.940

239.060

238.790

206.370

1.283.909

15

Đại học Quốc gia Hà Nội

66.406

68.250

68.640

50.600

52.090

305.986

16

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

65.630

137.980

73.090

61.390

56.510

394.600

(Nguồn: Báo cáo Giám sát việc phân bổ và sử dụng ngân sách KHCN giai đoạn 2011- 2015, UB KHCN&MT, Quốc hội, ngày 6/10/2015)

Về thực trạng kinh phí đầu tư trực tiếp cho hoạt động KHCN, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Kinh phí đầu tư của các trường đại học là ít nhưng số lượng các sản phẩm KHCN lại nhiều hơn so với các viện nghiên cứu trong cả nước”.

Đáng chú ý, kinh phí ngân sách KHCN đầu tư cho hoạt động KHCN của ngành Giáo dục là thấp. Ngân sách KHCN đầu tư cho ngành Giáo dục trong những năm qua có xu thế giảm, trong khi số lượng các nhà khoa học trong ngành ngày càng tăng, số lượng các sản phẩm KHCN của các trường đại học đóng góp cho tiềm lực KHCN quốc gia là lớn. Đặc biệt với sự tiến bộ của KHCN ngày càng nhanh, nhu cầu nghiên cứu trong các trường đại học ngày càng gia tăng.

Xét về tổng mức đầu tư, ngành Giáo dục được đầu tư thấp hơn một số bộ, ngành như Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Viện Hàn lâm KHXH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương.

Nếu tính bình quân cho một đơn vị nghiên cứu của ngành Giáo dục, con số đầu tư sẽ thấp hơn nhiều so với các đơn vị nghiên cứu của một số bộ ngành khác.

“Để phát triển các trường đại học nơi tạo ra phần lớn nguồn nhân lực KHCN, thực trạng đầu tư thấp cho KHCN cần được thay đổi, KHCN trong các cơ sở giáo dục cần được chú trọng hơn và đầu tư nhiều hơn. Có như vậy, chúng ta mới có thể bắt kịp được các nước trong khu vực về giáo dục đại học”, nhóm nghiên cứu ĐH Quốc gia Hà Nội đề xuất.

Phân bổ kinh phí chưa hợp lý

Một con số nữa được đưa ra là số liệu đầu tư cho tăng cường năng lực nghiên cứu của các đại học. Nhóm nghiên cứu cho biết, con số này là thấp, đồng thời số lượng đầu tư phát triển cho KHCN cũng không đáng kể, ngay cả đối với giáo dục đào tạo. Cụ thể, bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2011-2015 kinh phí đầu tư cho tăng cường năng lực nghiên cứu từ ngân sách sự nghiệp KHCN vào khoảng 30-50 tỷ cho 61 đơn vị trực thuộc Bộ.

Nhóm nghiên cứu đánh giá, việc phân bổ kinh phí này chưa là chưa hợp lý, phần lớn dựa vào số cấp ban đầu và chưa theo nguyên tắc gắn theo sản phẩm đầu ra, chưa phân bổ theo số lượng cán bộ nghiên cứu, do vậy khó có thể dẫn tới đạt được mục tiêu cho chiến lược phát triển tiềm lực KHCN quốc gia, cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.

Lời giải nào cho bài toán kinh phí hạn hẹp?

Khó khăn về tài chính, kinh phí đầu tư cho hoạt động KHCN là thực trạng chung của đa phần các trường đại học Việt Nam. Trên cơ sở báo cáo khảo sát của nhóm nghiên cứu ĐHQG Hà Nội, lãnh đạo nhiều trường đại học đã đóng góp kiến nghị, giải pháp.

NGƯT. Lê Công Cơ (Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân - trường đại học Việt Nam xếp thứ 4 về số lượng bài báo khoa học quốc tế được công bố) cho biết, để vượt khó thì lãnh đạo nhà trường đã chủ động xây dựng cơ chế chính sách để các giảng viên làm nghiên cứu khoa học và sống tốt nhờ khoa học. “Hiện nay thu nhập của các giảng viên nghiên cứu khoa học cao hơn các lãnh đạo của trường”, ông Cơ khẳng định.

Đại diện này cho biết, trong 5 năm qua nhà trường luôn huy động tối đa nguồn lực, sẵn sàng đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho giảng viên sang nghiên cứu với nhóm nhà khoa học ở nước ngoài; mở rộng nhóm nghiên cứu trong nước và nước ngoài. Qua đó, tận dụng được cơ sở vật chật phục vụ nghiên cứu. “Hiện, nhà trường cũng đang sử dụng phòng thí nghiệm của các đại học ở Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ. Thực sự ngân sách của trường không đủ để đầu tư 100%”, ông Cơ chia sẻ.

Không những thế, trường còn có quy định thúc đẩy giảng viên bắt buộc tham gia nghiên cứu khoa học. Nếu giảng viên không nghiên cứu, sẽ giảm dần giờ dạy. Nếu trong nhiều năm liền không nghiên cứu sẽ chuyển sang bộ phận khác.

Về vấn đề này, ông Francisco Marmolejo, chuyên gia cao cấp về lĩnh vực giáo dục đại học tại Ngân hàng Thế giới cũng mang đến hội nghị nhiều bài học kinh nghiệm phát triển KHCN của các trường đại học trên thế giới.

Ông Francisco Marmolejo, đại diện Ngân hàng Thế giới.
Ông Francisco Marmolejo, đại diện Ngân hàng Thế giới.

Theo chuyên gia người Mỹ, một trong các giải pháp đầu tiên là cần thực hiện đổi mới cơ chế tài chính với sự quản lý mạnh mẽ và quá trình ứng dụng rõ ràng để đẩy mạnh đầu tư vào khu vực tư nhân trong nghiên cứu và phát triển.

Thứ hai, cần gây dựng ngân sách để khởi xướng những thay đổi trong văn hóa hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp.

Thứ ba, thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ.

Cuối cùng là một chính sách cấp ngân sách nghiên cứu dựa trên chất lượng, sự rõ ràng và đơn giản sẽ giúp thu hút các nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài.

Lệ Thu