Kon Tum:

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

(Dân trí) - Bữa ăn của các bé chỉ duy nhất một món ăn, không canh, không rau, chỉ một ít kiến xào hành, vài con nhái, hay “sang” hơn là vài miếng cá, thịt… nhưng các bé đều ăn ngon lành không còn một hạt cơm. Nhìn các bé ăn chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

PV Dân trí vừa trở lại Trường mầm non Họa Mi, xã Sa Loon, Ngọc Hồi, Kon Tum đúng vào lúc các bé đang ôm cặp lòng cơm được cha mẹ chuẩn bị từ sáng ra ăn. Khi thấy PV và cô Nguyễn Thị Hiền - hiệu trưởng nhà trường xuất hiện, các bé liền khoanh tay chào và mời chúng tôi ăn cơm bằng tiếng Việt rất thông thạo. Rồi các bé tự tay mở nắp cặp lồng, lấy thức ăn ra riêng và bắt đầu ăn một cách ngon lành.
Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
10 giờ 30 phút, các bé lấy cặp lồng cơm ra ăn.

Quan sát khắp các khẩu phần ăn của các bé, PV không thấy bất kì một cọng rau hay ít canh nào. Cơm để từ sáng đến trưa nên cũng không còn nóng, mỗi bé chỉ có duy nhất một loại thức ăn, không có món nào giống món nào. Bé nào “sang” thì có thịt gà, trứng, thịt heo, cá kho. Một số bé có thức ăn là... nhái, do thời tiết Kon Tum mới mưa nên buổi tối cha mẹ đã tranh thủ đi bắt nhái, ảnh ương về làm món ăn cho con mình. Khẩu phần ăn hôm nay của một số bé thậm chí là những con kiến càng đen sọm được xào với hành.

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
Các loại nhái và kiến mà cha mẹ các bé vất vả đi bắt từ tối hôm qua để chuẩn bị bữa ăn trưa cho các con mình.

Nhưng dù là món ăn gì đối với các bé đều không quan trọng, sau một buổi sáng học hành và vui chơi, bụng của các bé đều đã kêu đói ọp ẹp. Không cần cha mẹ hay các cô nhắc nhở, các bé đều nhanh tay xúc cơm ăn một cách ngon lành. Các thức ăn dù nhiều xương nhưng cũng được các bé gỡ một cách cẩn thận mà không bé nào bị hóc xương. Những bàn tay nhỏ thó, còn yếu ớt xúc từng muỗng cơm ăn nhưng không hề rơi vãi xuống đất, bé nào cũng chăm chú ăn mà không đùa nghịch, nói chuyện.

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
Bé nào "sang" hơn thì có cá, có chả.

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
Dù là món ăn gì thì các bé cũng đều tự ăn một cách ngon lành mà không bị rơi vãi hạt cơm nào.

Chỉ chừng 20 phút sau, hầu hết các bé đã ăn xong, các cặp lồng dù nhiều hay ít cũng đều hết sạch. Sau khi cô giáo múc ra một chậu nước sạch, chẳng cần phải chờ cô nhắc nhở, các bé tự giác lại rửa tay bằng xà bông, rồi đi vệ sinh.
 
Cảnh các bé ăn cơm:

Hơn 11 giờ, các bé leo lên chiếc sạp được chải một chiếc chiếu nhựa để ngủ. Do sạp ngắn, các bé phải nằm ngủ trong tình trạng rất khổ sở, những chiếc đầu chụm vào nhau, còn chân thì thò xuống nền nhà.

Quả thật, được tận mắt chứng kiến những “mầm non” tuổi từ 3-5 phải ăn bữa cơm một món, nằm ngủ trên chiếc chiếu mỏng, chân thò cả xuống nền nhà, chúng tôi không khỏi chạnh lòng xót xa.
 
Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
Không chỉ ăn cơm một món, các bé cũng phải ngủ trong tình trạng rất khổ sở vì sạp quá ngắn khiến chân phải thừa cả đoạn.
 
Là người đưa ra sáng kiến mô hình “cặp lồng cơm cùng em đến trường”, và tâm huyết với mô hình này 4 năm nay, cô Hiền - hiệu trưởng nhà trường cho biết, trước đây, chưa có mô hình này mỗi lớp chỉ có 3 đến 4 học sinh. Nhưng bây giờ thì trẻ trong độ tuổi đi học của xã là 100%, còn trẻ dưới 5 tuổi gần 90% được cha mẹ đưa tới trường gửi.

Do hoàn cảnh của các bậc phụ huynh còn nhiều khó khăn, không có tiền đóng ghóp cho con em ở bán trú nên năm nào trường cũng làm tờ trình, vác đơn đi khắp nơi để quyên góp, “xin” tiền về mua chăn, chiếu… cho các bé dùng. “Nhìn các bé phải ăn uống như vậy chúng tôi thấy rất tội, cứ nghĩ đến con mình ở nhà được ăn đủ món mà không chịu ăn, còn các bé thì ăn rất khổ nhưng đều ăn hết cơm. Chúng tôi luôn mơ ước có một cái bếp ăn tập thể, để vận động phụ huynh đóng mỗi tháng chừng 300 - 400 nghìn đồng, rồi các cô sẽ tổ chức nấu ăn cho các bé. Nhưng đi quyên góp để mua chăn, chiếu cho các bé còn khó chứ nói gì đến bếp ăn phải hết chừng 200 triệu đồng, điều này là quá khó”, cô Hiền tâm sự.

Chạnh lòng nhìn trẻ ăn cơm một món, ngủ “thừa” chân
Cô Nguyễn Thị Hiền - hiệu trưởng nhà trường: "Chúng tôi luôn mơ ước có một cái bếp ăn tập thể, để vận động phụ huynh đóng mỗi tháng chừng 300 - 400 nghìn đồng, rồi các cô sẽ tổ chức nấu ăn cho các bé".
 
Thiên Thư