"Cho con thi theo chuẩn quốc tế để biết chính xác năng lực con mình"

(Dân trí) - Đó là một trong những lợi ích mà ông Andrew Robert Jackson - Giám đốc Chương trình Quốc tế trường Wellspring - một trong 4 vị khách mời tham gia buổi trực tuyến chiều 18/3, đã khẳng định.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/125/dang-ky-phong-van.html'><b>&nbsp;>>&nbsp;  Theo dõi toàn bộ buổi giao lưu</b></a>

 
 
2h chiều nay, giao lưu trực tuyến: Chuẩn giáo dục quốc tế bắt đầu từ đâu?
PTBT Báo điện tử Dân trí Phạm Tuấn Anh (thứ 3, trái sang) chụp ảnh cùng các khách mời tham gia buổi trực tuyến chiều 18/3. (Ảnh: Mai Châm)

Tại buổi giao lưu, trước câu hỏi của độc giả có tên Hoàng Minh Tùng (50 tuổi), ông Andrew Robert Jackson cho rằng: "Việc cho con thi theo các chuẩn Quốc tế này có các lợi ích chính sau:

1.     Chúng ta biết chính xác năng lực của con mình, những điểm mạnh và điểm yếu, so với chuẩn thế giới đặt ra.

2.     Các chứng chỉ đạt được có giá trị toàn cầu. Trong trường hợp con anh/chị muốn đi du học thì đây chính là những “giấy thông hành” quan trọng".


Còn chủ tịch trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring - bà Lê Tuệ Minh khi trả lời độc giả về điểm mạnh điểm yếu của các chương trình phổ thông quốc tế triển khai tại Việt Nam, có phần chia sẻ rằng: "Chúng tôi không ở vị trí đưa ra nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của các chương trình mà muốn nói nhiều hơn về tính phù hợp và khả năng áp dụng của từng chương trình quốc tế đối với học sinh Việt Nam và cụ thể hơn nữa là từng cá nhân học sinh, từng điều kiện gia đình.

Tùy thuộc theo khả năng của học sinh hiện tại (cả về tiếng Anh và các môn học thuật), mục tiêu cuối cùng (các trường đại học, ngành học hướng tới) và điều kiện kinh tế gia đình, môi trường sinh sống và học tập v.v… để chúng ta có thể chọn trường cho con".


Toàn cảnh buổi giao lưu

Toàn cảnh buổi giao lưu. (Ảnh: Mai Châm)

 
Cùng với Andrew Robert Jackson, bà Lê Tuệ Minh, hai khách mời khác là bà Nguyễn Minh Phương - TGĐ CIEM-Edu, Đại diện Chương trình MUHigh tại Việt Nam và ông John March - Giám đốc Chương trình Trung học phổ thông Đại học Missouri (Missouri University High School - MUHigh) đã nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của quý độc giả trong buổi giao lưu chiều 18/3. Mời độc giả xem lại buổi giao lưu tại đây.
 
* * *
 
Từ trước tới nay, các vấn đề, các thay đổi trong giáo dục luôn thu hút sự quan tâm cao nhất của toàn xã hội vì giáo dục có liên quan đến hầu hết tất cả các gia đình chúng ta. Vấn đề nổi cộm gần đây có lẽ là việc phụ huynh đang bị giằng xé giữa các nhu cầu, mong mỏi và kỳ vọng, nhiều khi là mâu thuẫn với nhau: vừa mong muốn con em mình được có một tuổi thơ đúng nghĩa, được hạnh phúc khi đến trường nhưng mặt khác, lại luôn “sợ” con mình sẽ không được “giỏi” bằng bạn bè, đạt được những “thành tích trong học tập và thi cử” đang được lấy làm “thước đo chuẩn mực” của toàn xã hội. Sự mâu thuẫn đó tạo ra sức ép rất lớn cho các phụ huynh. Trẻ em sẽ là những người phải hứng chịu nhiều nhất vì xét cho cùng, các em là những người ở “đầu cuối” - phải “thực hiện” tất cả các kế hoạch hành động của các bậc phụ huynh và nhà trường.

Để thỏa mãn đồng thời những nhu cầu và mong đợi, đại đa số phụ huynh cố gắng cho con vào được một trường công lập có tiếng, lớp “điểm” và phải đưa con đi học thêm mỗi tối ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ để “bổ sung” cho đủ các kỳ vọng về thể thao, nghệ thuật, kỹ năng sống, tiếng Anh… Kết quả là, ngày càng có nhiều các cô cậu học sinh béo phì, cận thị, thiếu kỹ năng sống và thụ động thực hiện theo những kì vọng của nhà trường, bố mẹ và nhất là không biết đến “hạnh phúc tuổi thơ”.

(Nguồn:

Có lẽ những bậc phụ huynh chúng ta nên tìm hiểu sâu hơn bản chất của các mô hình giáo dục khác để có thêm sự lựa chọn phù hợp, tối ưu nhất tại từng giai đoạn phát triển của con trẻ, hơn là chỉ lựa chọn theo số đông? Nhìn qua các nước có nền giáo dục phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, các trường nổi tiếng và chất lượng hàng đầu thường là trường tư thục. Để vào được các trường tư thục này, thậm chí phụ huynh phải nộp hồ xin học từ vài năm trước khi nhập học.Vậy giáo dục tư thục của Việt Nam đang làm gì để đạt được vị thế này?

Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Trường phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring Hà Nội chia sẻ: “Giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ thời kỳ nào cũng luôn cần cải tiến, cập nhật để phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội. Giáo dục ngoài công lập chúng tôi có động lực mạnh mẽ buộc phải đổi mới, cập nhật bằng những hành động cụ thể. Nếu không, chúng tôi sẽ bị đào thải. Việt Nam đã hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam không thể chỉ mãi tạo ra những “sản phẩm” theo chuẩn nội địa.”

(Nguồn: www.wellspring.edu.vn)
 
Để có cái nhìn sâu hơn về những gì các trường ngoài công lập đang thực tế góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước cũng như tạo điều kiện trao đổi cởi mở giữa phụ huynh và những người làm giáo dục, báo Dân trí phối hợp với Trường phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring Hà Nội tổ chức buổi giao lưu trực tuyến về Kinh nghiệm đổi mới giáo dục tại trường song ngữ quốc tế với các khách mời: Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring; Ông Andrew Robert Jackson - Giám đốc Chương trình Quốc tế trường Wellspring; Ông John March - Giám đốc Chương trình Trung học phổ thông Đại học Missouri (Missouri University High School - MUHigh); Bà Nguyễn Minh Phương - TGĐ CIEM-Edu, Đại diện Chương trình MUHigh tại Việt Nam.
 
Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring.
Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch trường Phổ thông Song ngữ Liên cấp Wellspring.
 
Ông Andrew Robert Jackson - Giám đốc Chương trình Quốc tế trường Wellspring.
Ông Andrew Robert Jackson - Giám đốc Chương trình Quốc tế trường Wellspring.
 
Giao lưu trực tuyến: Chuẩn giáo dục quốc tế bắt đầu từ đâu?
Ông John March - Giám đốc Chương trình Trung học phổ thông Đại học Missouri (Missouri University High School - MUHigh).

Bà Nguyễn Minh Phương - TGĐ CIEM-Edu, đại diện Chương trình MUHigh tại Việt Nam
Bà Nguyễn Minh Phương - TGĐ CIEM-Edu, đại diện Chương trình MUHigh tại Việt Nam.
 
 
Độc giả có thể xem lại toàn bộ buổi giao lưu tại đây
 
Dantri.com.vn