Chuẩn bị nhân lực cho kỷ nguyên số

Phân tích của Tiến sĩ Henry O'Lawrence tại Hội thảo InSITE 2017 mới đây cũng như mô hình số hóa thành công đang được áp dụng tại RMIT Việt Nam, sẽ cho các nhà hoạch định chính sách cũng như những người làm công tác giáo dục cái nhìn mới trong chuẩn bị nguồn nhân lực tạo được lợi thế cạnh tranh cho quốc gia trong kỷ nguyên số hiện nay.

Giáo dục và phát triển lực lượng lao động

Trong bài thuyết trình với chủ đề “Lực lượng lao động thế kỷ 21”, Tiến sĩ Henry O’Lawrence, nguyên giáo sư và Chủ nhiệm nhóm ngành Thạc sĩ Nghiên cứu, và là nhà nghiên cứu và chuyên gia phân tích dữ liệu thuộc Khoa Hành chính văn phòng trong lĩnh vực y tế tại Đại học Bang California ở Long Beach, đã thảo luận năm mảng chính giúp tăng tính cạnh tranh toàn cầu.

Dựa trên chỉ số và tình hình lao động thực thế tại Mỹ, Tiến sĩ Henry đã phân tích các yếu tố tác động lên kinh tế quốc gia, cách kiểm soát tốt tỉ lệ thất nghiệp, lực lượng lao động, tăng lượng việc làm, và cam kết trong giáo dục lực lượng lao động.

“Trong ba yếu tố tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và nguồn lực con người, thì yếu tố cuối cùng đóng vai trò quan trọng nhất, tạo ưu thế trong chiến lược kinh tế của quốc gia”, Tiến sĩ nói.

Ông chỉ ra rằng công nghệ đã và đang là chất xúc tác đáng kể dẫn đến việc gia tăng nhu cầu về lực lượng lao động trình độ cao hơn. Hơn lúc nào hết, lực lượng lao động có thể tận dụng tối đa những phát triển vượt bậc của kỹ thuật hiện nay để tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao với giá cả thấp nhất.

Để làm được việc đó, theo Tiến sĩ Henry, những người làm công tác quản lý giáo dục khi điều chỉnh và xây dựng chương trình học cần chú trọng vào một số lĩnh vực sẽ tạo ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển kinh tế: “Những người làm công tác quản lý giáo dục bậc cao cần tập trung đào tạo kỹ năng biểu tượng như khái niệm, toán học và thị giác chứ không chỉ các nội dung liên quan đến môn học; kỹ năng nghiên cứu chung cũng như kỹ năng giao tiếp (cả nói và viết). Lực lượng lao động thế kỷ 21 và giáo dục bậc cao cần được đặt vào vị thế để giúp ứng phó với những thách thức toàn cầu lên nền kinh tế cũng như nguồn lực con người”.

Môi trường học số hóa tại RMIT Việt Nam

Không đứng ngoài xu hướng số hóa mạnh mẽ chịu ảnh hưởng từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Đại học RMIT Việt Nam cũng đã áp dụng nhiều sáng kiến và hoạt động giúp sinh viên “đắm mình” vào công nghệ càng nhiều càng tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.

Một giờ học của sinh viên tại Phòng Thực nghiệm Tài chính.
Một giờ học của sinh viên tại Phòng Thực nghiệm Tài chính.

Từ cuối năm ngoái, trường đã dần chuyển đổi gần 20 ngàn sách giáo khoa giấy sang định dạng trực tuyến, đồng thời khuyến khích sinh viên khai thác tối đa nguồn tư liệu trực tuyến với hơn 300 dữ liệu, 300 ngàn sách điện tử và 120 ngàn tài liệu nghiên cứu mà các em có thể truy cập bất kỳ lúc nào, từ bất cứ đâu.

Hiệu trưởng Đại học RMIT Việt Nam, Giáo sư Gael McDonald cho biết: “Ưu tiên của chúng tôi là quảng bá và hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật số cũng như nội dung học liên quan đến các ngành nghề, và trải nghiệm học tập gắn liền với công việc thực tế. Năm ngoái, chúng tôi đã chuyển 17 môn học trọng tâm thuộc các ngành học lớn sang hình thức học tích hợp, đảo ngược và truyền tải theo hình thức trực tuyến hoàn toàn. Trường còn đầu tư vào không gian học mới - phòng Thực hành thực tế ảo nhằm xây dựng khả năng ứng dụng và sử dụng tăng cường thực tế ảo (AR) cũng như thực tế ảo (VR) cho sinh viên”.

Giáo sư nhấn mạnh rằng ứng dụng kỹ thuật số là quy chuẩn của mọi môn học được giảng dạy tại RMIT: “Sinh viên truy cập vào hệ thống quản lý học tập trực tuyến để hoàn tất bài tập cũng như xem thông tin về tiến độ, quy trình học của mình. Giảng viên cũng ứng dụng nhiều công nghệ giúp sinh viên có được những trải nghiệm học vươn xa khỏi phạm vi giảng đường”.

Sinh viên trải nghiệm tại Phòng Thực hành Thực tế ảo.
Sinh viên trải nghiệm tại Phòng Thực hành Thực tế ảo.

Dự án lớp học “xuyên lục địa” là một trong những ví dụ điển hình cho hoạt động này. Tận dụng ứng dụng Skype và mạng xã hội, 27 sinh viên ngành Marketing tại RMIT Việt Nam đã cùng học, cùng làm dự án kéo dài bốn tuần với nhóm 20 sinh viên ngành tài chính và kinh tế từ Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam. Cô Jis Kuruvilla, giảng viên Khoa Thương mại và Quản trị và là người điều phối dự án, chia sẻ: “Thay vì nghe từ giảng viên hay đọc các ví dụ thực tiễn, dự án COIL - Hợp tác học tập trực tuyến quốc tế đã đưa trải nghiệm học toàn cầu đến với các em ngay trong lớp học”.

***

Với một quốc gia, để cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế toàn cầu, lực lượng lao động của quốc gia đó phải được đào tạo và giáo dục để phát triển tài nguyên thiên nhiên hiện có, cũng như có khả năng tăng sức sản xuất và phát triển công nghệ.

Hội thảo Khoa học cung cấp thông tin và ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục (InSITE) 2017 do Viện Khoa học về cung cấp thông tin (ISI) và Đại học RMIT Việt Nam phối hợp tổ chức tại cơ sở Nam Sài Gòn từ 31/7 đến 5/8/2017. Hội thảo kéo dài một tuần là dịp để các học giả trên khắpthế giới chia sẻ nghiên cứu, đồng thời và hợp tác trên những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu và thực hiện công nghệ kỹ thuật số trong giáo dục.