Tuyển sinh ĐH, CĐ 2005:

Điểm sàn có thể cao hơn 15

Điểm sàn xét tuyển ĐH năm nay có thay đổi khi có nhiều nhận xét rằng đề ra quá dễ. Nhiều thắng mắc cũng vây quang vấn đề sẽ chấm điểm thế nào với những bài thi đúng kết quả nhưng khác cách làm so với đáp án?...

Đó là những vấn đề chính được đặt ra tại buổi họp báo do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều qua 10/7. Tiến sĩ Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết:

 

“Tôi cũng có nghe những nhận xét về môn này, môn kia đề dễ. Nhưng phải hiểu thế này: đề có dễ cũng chỉ để cho học sinh giỏi làm được một cách trọn vẹn, đạt mức điểm tuyệt đối. Tuy nhiên, đề dễ không có nghĩa là giảm điểm 0. Mà dễ thì chắc chắn có nhiều điểm 10 hơn. Như vậy, đề dễ để có nhiều điểm 10 chỉ là một hướng.

 

Đề thi năm nay một mặt phải bám sát chương trình, không có câu hỏi quá khó hay đánh đố học sinh. Tuy nhiên, những thí sinh làm được thì rất xứng đáng để vào ĐH. Mặc dù, nội dung đề không mới nhưng đã đảm bảo yêu cầu phân hóa học sinh”.

 

Có ý kiến cho rằng, đề thi không khác nhiều so với đề thi tốt nghiệp THPT. Như vậy, độ phân hóa của đề phụ thuộc vào chất lượng đầu vào ĐH hay chỉ là một cách hợp thức hóa tỷ lệ tốt nghiệp THPT? 

 

Trong quá trình ra đề, chúng tôi luôn tính đến yếu tố là làm sao  có thể phân hóa được 20% số thí sinh dự thi mỗi năm. Chính vì thế, đề thi năm nay được ra trên cái nền rất phổ thông. Thực tế, cũng có nhiều người cho rằng đề giống với đề tốt nghiệp. Đúng là đề thi ĐH có đến 70 - 80% giống thi tốt nghiệp phổ thông.

 

Nghĩa là, những thí sinh thi tốt nghiệp nghiêm túc mà cố gắng ôn luyện tiếp để thi ĐH thì vẫn có thể đạt điểm 7/10. Như vậy, nó đã phản ánh đúng thực tế ở chỗ là kỳ thi tốt nghiệp của ta đã cho phép những thí sinh như thế đạt yêu cầu. Chỉ có điều, họ có vươn cao nữa không, tức là có đạt đến điểm 8, 9, 10 hay không. Đó là cái phân loại.

 

Trong đó, chúng ta thấy là, đề thi nào cũng thế. Có hai cách: có những câu rất phổ thông; nhưng cũng có những câu rất khó, đòi hỏi phải trả lời ở mức cao hơn. Giả sử thí sinh làm bài thi năm nay không có phân tích, không có suy luận...thì cũng có thể đạt 3/4 số điểm của một câu cụ thể. Dĩ nhiên, không phải dàn đều tất cả mà tùy từng câu...

 

Ông cũng khẳng định đề thi năm nay dễ và số thí sinh đạt 7 điểm không khó. Điều này có đồng nghĩa với việc định điểm "sàn" xét tuyển năm nay sẽ cao?

 

Đề thi ĐH sát với chương trình thì nó cũng hợp lý với thí sinh hơn và điểm đạt của họ sẽ cao hơn. Trong trường hợp như vậy thì điểm "sàn" sẽ không phải cố định là 15 điểm. Ở đây nên hiểu điểm "sàn" không có nghĩa là lấy điểm trung bình. Điểm sàn chỉ có tác dụng đánh giá thí sinh dự thi từ trên xuống.

 

Có thể năm nay mức điểm sàn cũng chỉ lấy 15 điểm. Nhưng cũng có khả năng sẽ cao hơn vì hai lý do. Cụ thể là, đề thi sát với chương trình phổ thông hơn và sự chuẩn bị của thí sinh trong hai năm dự thi gần đây cũng tốt hơn. Bằng chứng là tình trạng thí sinh sử dụng phao giảm rất nhiều.

 

Mặc dù, Bộ trưởng đã có chỉ thị "không được sai sót kể từ dấu chấm, dấu phẩy..." nhưng thực tế thì phần đáp án môn Hóa vẫn không tránh được. Nguyên nhân do đâu thưa ông?

 

Chúng tôi có đưa đáp án các khối lên mạng ngay sau mỗi đợt thi. Sau hai ngày có nghe thông tin đáp án sai và đã có điều chỉnh đảm bảo công bằng, không để xảy ra thắc mắc. Tuy nhiên, đáp án được đưa lên nhanh nhưng không có nghĩa là các trường căn cứ vào đó mà vài hôm nữa sẽ có điều chỉnh, nếu có phản hồi.

 

Trở lại vấn đề là phải ra đúng thi Luật là quy định phải như vậy. Thế nhưng, liệu có chuẩn được 100% hay không thì rất khó. Mà càng ở mức độ cao càng khó. Ở kỳ thi phổ thông có thể dễ hơn, nhưng vào ĐH và thi học sinh giỏi sẽ càng khó...Cái sai sót ở đáp án vừa rồi là ngoài ý thức của người làm đề.

 

Như vậy, có những lời giải đúng nhưng không theo trình tự đáp án sẽ được chấm như thế nào?

 

Tất cả những môn thi chúng tôi đều chuẩn bị tinh thần đó. Tức, đáp án chỉ là một trường hợp cơ bản nhất, thông thường giống như sách giáo khoa vậy thôi để người chấm đối chiếu. Thế nhưng, đối với những môn Toán, Lý, Hóa, Sinh có thể thí sinh có những cách giải khác theo trình tự khác thì vẫn được điểm như thang điểm quy định. Đương nhiên bài làm của thí sinh phải hiểu, diễn đạt có lý và phải có logic.

 

Nếu trong trường hợp giáo viên cứ máy móc theo đứng các bước trong đáp án để chấm điểm theo đúng quy chế thì những thí sinh không theo các bước đó có được tính điểm?

 

Không thể chấm máy móc được đâu. Quy chế quy định chấm theo đúng trình tự của barem, nhưng phải phát hiện ra trường hợp thí sinh tự làm hay quay cóp. Nói một cách là người chấm không được máy móc, chấm theo kiểu cơ học. Tức là cứ soi vào đáp án rồi tính ra thì hoàn toàn không phải như vậy. Quá trình chấm phải đọc bài của và đánh giá. Còn đáp án kể cả môn văn có chi tiết thì cũng chỉ cho một thang, bậc để chấm cho chính xác.

 

Nhiều người cũng có ý kiến đáp án môn Văn mà chi tiết như vậy thì máy móc quá. Nhưng thực ra không phải như vậy, vì vẫn phải tôn trọng người làm bài văn của thí sinh và so với đáp án thì người ta đạt được bao nhiêu phần kiến thức và đưa ra được bao nhiêu ý tưởng. Nguyên tắc chấm như thế này đã được thực hiện nhiều năm nay.

 

Theo VietNamNet