Đổi mới chương trình sách giáo khoa và thi THPT là vấn đề mang tính đột phá

(Dân trí) - Đổi mới chương trình sách giáo khoa và đổi mới phương thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT là những vấn đề lớn, trọng tâm của ngành giáo dục, đào tạo. Để triển khai được thì cần Bộ GD-ĐT xem xét, đánh giá và thực hiện theo lộ trình cụ thể.

Đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hai vấn đề được các cán bộ, giáo viên tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Kế hoạch hành động của ngành GD-ĐT, thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW do Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức tuần qua.
 
 Theo đó, gần 200 cán bộ quản lý, hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở giáo dục trên địa bàn đã thẳng thắn trao đổi và nêu ra những giải pháp, ý kiến trong việc thực hiện.

Ông Đoàn Đức Liêm, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình, đã thông báo nội dung kế hoạch hành động của ngành GD-ĐT triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đến với lãnh đạo các phòng GD-ĐT, trường THPT và trung tâm GDTX, Dạy nghề.

Ông Đoàn Đức Liêm - Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cho rằng, 
Ông Đoàn Đức Liêm - Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cho rằng, đổi mới chương trình SGK và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là vấn đề mang tính đột phá của ngành.

Trên cơ sở tình hình, điều kiện đặc thù của ngành giáo dục địa phương, ông Liêm nhấn mạnh nhiều vấn đề mà lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần lưu ý khi triển khai thực hiện nội dung hành động chung của ngành. Trong đó, tập trung một số nội dung như: Tiếp tục quán triệt tinh thần nôi dung Nghị quyết số 29 - NQ/TW đến từng giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động dạy - học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; Đổi mới công tác kiểm tra và đánh giá năng lực học sinh tại các cơ sở giáo dục; Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo, giáo viên…

Về nội dung Đề án đổi mới chương trình SGK và phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, ông Liêm khẳng định đây là 2 vấn đề lớn, quan trọng và có tính đột phá của ngành GD-ĐT. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn có nhiều luồng ý kiến khác nhau, chưa đi đến sự thống nhất. Hội nghị lần này không chỉ cung cấp thông tin chính thống và thống nhất mang tính chỉ đạo, vừa tổ chức lấy ý kiến góp ý từ đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo trên toàn tỉnh.

Hội nghị cũng tìm được sự đồng thuận cao khi góp ý về phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT đây là một bước ngoặt thay đổi ngành giáo dục nước nhà nên cần triển khai ngay trong năm học tới.

Ông Đoàn Đức Liêm - Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Bình cho rằng, 
Tại hội nghị, 2 vấn đề về đổi mới chương trình sách giáo khoa và Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia được các cán bộ, giáo viên tập trung thảo luận.

Hầu hết ý kiến của cán bộ quản lý và các cơ sở giáo dục đều nghiêng về chọn phương án 1 để tiến hành triển khai một kỳ thi THPT quốc ngay năm học 2015-2016. Còn việc chọn phương án “học môn nào thi môn đó” phải có lộ trình thực hiện và trước khi thực hiện Bộ GD-T cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn công tác ra đề, chấm thi cho từng địa phương, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục có sự chuẩn bị chu đáo về cách dạy và học, làm quen với nội dung đề thi.

Đặng Tài