“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng”

(Dân trí) - Trả lời một bạn đọc khi hỏi về ngành học, trường học, ông Carl Owen, GĐ phụ trách tuyển sinh khu vực cho ISC-UKEAS đã khẳng định như vậy. Những giải đáp cũng như gợi ý của khách mời trực tuyến hôm nay sẽ giúp ích phần nào cho các bạn muốn du học Anh.

 
 
 
 
“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 1

TBT báo Dân trí tặng hoa cho các khách mời tham gia buổi giao lưu “Du học Anh quốc - Kênh đầu tư hiệu quả”

 

>> Video phần trả lời của ông Carl Owen - đại diện văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam

>> Video phần
trả lời của ông Simon A. Booth - đại diện đến từ Trường ĐH Reading (Anh)
 
>> Video phần trả lời của bà Stephanie Niven - đại điện đến từ trường Stirling (Scotland)
 
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ giao lưu, chia sẻ cùng Dân trí, cô Stephanie Niven - đại điện đến từ trường Stirling (Scotland) cho biết: “Buổi giao lưu hôm nay thật sự rất thú vị. Các câu hỏi rất đa dạng, có nhiều câu hỏi rất cụ thể, chứng tỏ bạn đã tìm hiểu rất kỹ về chương trình đào tạo tại Anh. Qua đây, tôi hy vọng đã giúp các bạn hiểu thêm về chương trình đào tạo tại Anh và có thêm thông tin về các cơ hội học tập tại Anh”.
 

Còn bạn Chu Hoàng Thắng - cựu du học sinh cao học tại Anh tiết lộ: “Chi phí học tập tại Anh hoàn toàn không cao như người ta vẫn tưởng. Tổng chi phí học tập tại Anh so với tại các nước như Mỹ, Úc cũng không có nhiều khác biệt. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là thời gian học không dài. Bởi thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Hãy trang bị cho mình những hành trang tốt nhất trước khi lên đường. Chúc bạn có được lựa chọn phù hợp nhất và thành công trên con đường học tập cũng như trong sự nghiệp”.

 

“Thay mặt ISC-UKEAS, Simon A.Booth (Reading), Stephainie (Stirling) và Chu Hoàng Thắng (cựu sinh viên  của Porthsmouth), tôi muốn cảm ơn các bạn đã tham gia, gửi câu hỏi cho buổi phỏng vấn trực tuyến ngày hôm nay. Các câu hỏi chúng tôi trả lời ngày hôm nay rất thú vị, tôi chắc rằng sẽ giúp ích được cho các bạn muốn đi du học tại Anh.

 

Chúng tôi đánh giá cao cơ hội được tham gia buổi giao lưu trực tuyến ngày hôm nay và chúng tôi cảm ơn Tổng biên tập, các phóng viên, biên tập viên Dân trí đã thực hiện thành công buổi giao lưu trực tuyến này.

 

Chúng tôi liệt nhiệt chào đón sinh viên muốn du học tại Anh tới dự buổi triển lãm của chúng tôi tại KS Hilton - Hà Nội vào ngày mai 8/10 và tại KS Rex - TPCHM ngày 9/10”, ông Carl Owen - đại diện văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam nói.


 
***
 
Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra trước thềm triển lãm giáo dục Anh quốc của tập đoàn tư vấn giáo dục ISC-UKEAS, được tổ chức thường niên vào đầu tháng 10 tại thủ đô Hà Nội và TPHCM.

Khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến “Du học Anh quốc - Kênh đầu tư hiệu quả” gồm ông Simon A. Booth - đại diện đến từ Trường ĐH Reading (Anh); cô Stephanie Niven - đại điện đến từ trường Stirling (Scotland); ông Carl Owen - đại diện văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam và bạn Chu Hoàng Thắng - cựu du học sinh cao học tại Anh.
  
“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 2

Cuộc giao lưu trực tuyến nhằm mục đích làm rõ hơn thông tin về chi phí du học Anh,  liệu nó có quá cao như người ta vẫn tưởng. Đại diện hai trường và đại diện văn phòng ISC-UKEAS tại Việt Nam sẽ có giải đáp rõ ràng, đồng thời những chia sẻ của du học sinh đã từng học tại Anh giúp độc giả có cái nhìn thực tế hơn về khóa học, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp, chi phí học tập và sinh sống tại Anh.

Reading là một trường đại học nằm trong nhóm 200 trường ĐH nổi tiếng trên thế giới, thành lập ban đầu năm 1892, là một trường cao đẳng nằm trong hệ thống các trường college thuộc Trường ĐH Oxford, sau đó trở thành Trường ĐH Reading năm 1914. Tại Anh, Reading được xem như top 20 trường nghiên cứu hàng đầu. Với những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, trường 3 lần nhận giải thưởng danh giá của nữ hoàng Anh. Với việc trở thành 1 trong 25 trường tại Anh được bầu chọn đáp ứng được tối đa sự hài lòng của sinh viên, Reading là một trong những trường được yêu thích tại Việt Nam.

Stirling là một trường ĐH đến từ Scotland, thành lập năm 1967, là một trong những trường đi đầu nghiên cứu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, môi trường và con người, văn hóa và xã hội, doanh nghiệp và kinh tế cũng như thể thao. Nằm tại thành phố Stirling, nơi có tuyến tàu điện và đường bộ thẳng đến các địa điểm khác của Scotland và Anh. Tại Stirling bạn có thể bay thẳng đến các thành phố Châu Âu qua sân bay Endinburgh hoặc Glasgow. Trường ĐH Stirling có thế mạnh nghiên cứu trong một số lĩnh vực như Y tá, thể thao, giáo dục, Phim ảnh và truyền thông.

Dưới đây là thông tin về các khách mời sẽ tham gia buổi giao lưu trực tuyến.

Ông Simon A. Booth: Giám đốc phòng quan hệ quốc tế, khoa Kinh doanh Henley, Trường ĐH Reading, vương quốc Anh. 

“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 3
Simon Booth hoàn thành chương trình tiến sỹ năm 1975. Ông hiện làm việc cho khoa Kinh doanh của Trường ĐH Strathclyde và khoa Kinh doanh của Trường ĐH Reading. Ông đã từng là giáo sư, tham gia công tác giảng dạy tại Trường ĐH Nông nghiệp Voronesh State (tại Nga) năm 1966 và được cử làm giáo sư tại Trường ĐH Zhejiang (Trung Quốc) năm 2007. Ông là chủ tịch kiêm người ủy nhiệm của quỹ từ thiện John Lloyd Huck (Anh). Ông là giám đốc cấp cao của trung tâm phát triển quản lý và doanh nghiệp quốc tế.

Ông cũng tham gia với tư cách là một chuyên viên tư vấn cho rất nhiều công ty khác nhau như Toshiba, CTMS, TV Energy và Thames Water. Ông hiện đang là cố vấn cho tập đoàn ESRC.   

Ông trực tiếp làm người định hướng vai trò chủ chốt của cộng đồng chung châu Âu, tập đoàn ESRC và DTI trong một dự án nghiên cứu và ông  đã hoàn thành hợp đồng nghiên cứu trị giá 2 triệu bảng trong vòng 10 năm. Hiện tại ông đang là một trong những thành viên của 1 dự án quốc tế, đóng vai trò nghiên cứu và thu được 1,3 triệu euro từ việc nghiên cứu làm mới nguồn năng lượng tương lai (dự án chung của IEE và cộng đồng chung Châu Âu). Ông là điều phối viên UK cho các dự án nghiên cứu toàn cầu.

Ông cũng giành giải thưởng M. Scott Myers - giải thưởng chung trong lĩnh vực xã hội, đi sâu nghiên cứu tâm lý. Năm 2009 ông tiếp tục dành giải thưởng chung của Hiệp hội Tâm lý Mỹ Ursula Geislen cho những đóng góp của lĩnh vực tâm lý toàn cầu. Ông nhân được học bổng của Hội đồng nghiên cứu khoa học Anh quốc, cơ quan truyền thông quốc tế (Mỹ) và Văn phòng nước ngoài (Anh). Ông là một trong những thành viên sáng lập của ban biên tập các tạp chí như Tạp chí Trung Quốc về Quản lý nguồn nhân lực…

Ngoài ra ông còn tham gia viết sách, trong số các ấn phẩm của ông bao gồm các đầu sách như: Chiến lược quản lý khủng hoảng (Routledge, 1993) (Routledge, 1993); Quản lý cạnh tranh (đồng tác giả với, OUP, 1989); cùng tham gia viết cuốn Văn hóa và Lãnh đạo (Erlbaum, 2007); Thế giới Âu - Á (Macmillan, 2000); các tham luận về toàn cầu hóa Kinh tế như: Đô thị hóa (OUP, 1986); Cuộc cách mạng Công nghệ thông tin trong quản lý hành chính công (Wheatsheaf, 1984)… Ông tham gia viết hơn 30 bài tham luận trên các tạp chí xuất bản bằng tiếng Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha như Quản lý bán lẻ và phân phối, Đổi mới chiến lược nhân sự, quản lý hành chính công, Xã hội mới, phát triển thị trấn và các đô thị lớn…

Theo ông Simon Booth, Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh và điều đó làm tăng lên nhu cầu cần có các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý, tài chính, kế toán, marketing và công nghệ thông tin. Ông đến Việt Nam để có thể gặp trực tiếp và tư vấn cho những học sinh, sinh viên có kế hoạch du học Anh quốc trong tương lai.

Ông cho rằng học sinh Việt Nam có một tiềm năng rất lớn. Những sinh viên ông đã gặp là những em tốt nghiệp từ những trường đại học xếp hạng tốt tại Việt Nam. Các em rất thông minh.

Vấn đề khó khăn chủ yếu của những em sinh viên Việt Nam tới khoa Kinh doanh của trường là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, ông Simon Booth cho biết khoa kinh doanh của Trường ĐH Reading cung cấp các khóa học Master chỉ trong vòng 1 năm chứ không phải 2 năm như ở Mỹ. Bởi vậy mà tổng chi phí cho việc đi học chương trình Thạc sỹ thấp hơn nhiều so với các trường đại học tại Mỹ hay Úc.

Trong chuyến thăm lần trước sang Việt Nam, Simon Booth chia sẻ ông đã gặp lại học sinh cũ của mình. Các bạn hiện nay đang làm việc tại các vị trí quan trọng trong ngân hàng hoặc các công ty đa quốc gia. Ông đã nhìn thấy các em tiến bộ rất nhanh.

“Chúng tôi mong muốn hỗ trợ và đóng góp công sức trong việc phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và chúng tôi dự định sẽ cử một đoàn tới Việt Nam năm 2012 để ký kết hợp tác trong việc xây dựng mối quan hệ có lợi cho sinh viên Việt Nam và các giảng viên” - ông nói.

Cô Stephanie Niven, trưởng phòng Quan hệ quốc tế Trường ĐH Stirling, Anh

“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 4
Cô Stephanie đã làm việc trong lĩnh vực giáo dục quốc tế được 11 năm. Hiện nay cô là trưởng phòng Quan hệ quốc tế của Trường ĐH Stirling. Trước đây cô làm việc ở phòng tuyển sinh và chịu trách nhiệm trong việc quản lý một số thị trường như Bắc Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ngoài ra cô cũng phụ trách các chương trình trao đổi sinh viên và các khóa học hè. 

Cô đã hoàn thành bằng thạc sỹ tại trường Endinburgh, cô còn có chứng chỉ Marketing quốc tế và giáo dục, cô dành khá nhiều thời gian sống và dạy học tại Nhật Bản, Mỹ và New Zealand trước khi làm việc tại Scotland. Thời gian trước cô là Thư ký cho Nhóm tuyển dụng Bắc Mỹ và hiện tại là một trong những thành viên được lựa chọn cho mục tiêu phát triển chiến lược quốc tế hóa của Trường ĐH Stirling. 

Ông Carl Owen, giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực cho ISC-UKEAS 

Trình độ học vấn

1987-91                    Đại học London Southbank                        Cử nhân

                                 Luân Đôn, Anh                                           Chuyên ngành Quản lý xây dựng

02/1999                    Viện giảng dạy TESOL và giáo dục             Cambride CELTA

                                 Đại học Queensland, Brisbane, Úc              (Đỗ với điểm B)

12/2005                    Khoa đào tạo giáo viên quốc tế                   Cambridge DELTA

                                 Bournemouth, Anh                                      (Đỗ với bằng xuất sắc)

Vị trí công tác: Giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực cho ISC-UKEAS từ 05/2008 đến nay. 

Chuyên môn của Carl chủ yếu là về giảng dạy Tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh học thuật chuẩn bị cho việc học tập tại trường đại học cũng như luyện thi IELTS và các kỹ năng học tập. Ông sống tại khu vực châu Á từ năm 1991, từng làm việc tại Nhật Bản, Úc (Trường ĐH Queensland) và Đài Loan, nơi ông đã sinh sống trong 14 năm và rất thông thạo tiếng Trung Quốc phổ thông. Carl làm việc cho tập đoàn UKEAS tại Đài Loan từ năm 2005 - 2008 và sau đó là ISC-UKEAS tại Việt Nam với vị trí giám đốc tuyển sinh khu vực.

Với vai trò là giám đốc phụ trách tuyển sinh khu vực tại ISC-UKEAS, Carl mong muốn được thử sức mình trong việc cung cấp dịch vụ hoàn thiện, khách quan, phù hợp với nhu cầu và khuynh hướng của mỗi sinh viên. Ông Carl nói: “Việc lựa chọn đầu tư một khoản tiền lớn để học tập tại nước ngoài là một quyết định quan trọng và chúng tôi cung cấp cho sinh viên những thông tin chính xác, giúp bạn lựa chọn các tổ chức giáo dục và các khóa học để có thể tìm được con đường học tập phù hợp nhất, có thể mang tới cho bạn những cơ hội nghề nghiệp triển vọng ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài”.
 
“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 5
Ông Carl Owen.

Được biết, Carl là một vận động viên bơi lội thường xuyên. Ngoài ra ông còn thích đọc sách, xem phim, đi du lịch, tìm hiểu về các nền văn hóa khác và nấu ăn. Ông có thể nói thành thạo tiếng Trung Quốc phổ thông và đang nỗ lực học tiếng Việt. Bên cạnh đó, ông cũng rất thích nghe nhạc, chơi guitar bas, guitar gỗ và đàn mandolin. Ông đã từng biểu diễn trong một vài ban nhạc trên khắp Đài Loan, chơi nhạc jazz, blues, nhạc dân gian, rock, celtic, “Americana” và đã thu âm CD với một vài ban nhạc.

Chu Hoàng Thắng, cựu du học sinh Anh

Sinh viên tốt nghiệp khóa Cao học Tài chính Trường ĐH Portsmouth, Anh năm 2010.
 
“Du học Anh nên chọn trường phù hợp, không quá chú trọng xếp hạng” - 6
Bạn Chu Hoàng Thắng.
  
 
 
*Độc giả có thể theo dõi buổi giao lưu bằng tiếng Việt tại đây.
 
*Độc giả theo dõi buổi giao lưu bằng Tiếng Anh tại đây.
 
Dantri.com.vn