Đừng nản lòng vì môn Sử!

(Dân trí) - Em có nghe nói, đề thi Sử khối C có thể ở bất cứ trang nào trong sách giáo khoa. Em không biết làm thế nào để nhớ được tất cả những kiến thức trong đó. Đã gần đến ngày thi, em thấy nản lòng lắm...

(Thuý Hiên, trường THPT Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Hà Tây).

 

* Trả lời:


- Tâm trạng của em cũng là tâm trạng của không ít thí sinh dự thi khối C. Tuy nhiên, em không nên nản lòng vì để học môn Sử đạt kết quả cao là điều không quá khó như em nghĩ đâu. Theo các thầy, cô nhiều năm giảng dạy môn Sử của trường Hà Nội- Amxtecdam thì môn Sử là môn khoa học xã hội với đặc điểm rất dễ làm cho thí sinh rơi vào tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà” kia, vì hàng chuỗi các sự kiện và rất nhiều thông tin.

 

Để khắc phục điểm này, các em cần phải chú ý những bước sau trong việc ôn luyện môn Sử :

 

- Phải thuộc tên đề bài, tên tiểu mục.Trước khi học tiểu mục nào, nên nắm chắc tên tiểu mục ấy. Chuyển tiểu mục ấy thành câu hỏi là một cách hữu hiệu để nhớ được lâu. Tự đặt ra câu hỏi để  kích thích hứng thú học tập, hiểu sâu,

 

- Phải dựng khung cho mỗi bài, mỗi tiểu mục để dễ dàng xâu chuỗi nội dung lại thành một hệ thống.

- Phải xác định chốt của mỗi sự kiện quan trọng bao gồm tháng và năm.

- Phải nhớ đúng những thuật ngữ lịch sử. Ví dụ không được nhớ nhầm "Mặt trận dân tộc thống nhất" thành "Mặt trận thống nhất dân tộc". Không được nhớ lẫn lộn giữa những chữ "đấu tranh", "chiến đấu", "khởi nghĩa"… vì mỗi chữ có một nghĩa khác nhau.

 

Mong em đừng nản lòng vì môn Sử để đạt được kết quả như ý trong kỳ thi sắp tới!

 

Nhóm PV GD