Giáo dục kỹ năng sống từ bậc mầm non

(Dân trí) - Ngày 28/1, Bộ GD-ĐT đã ban hành văn bản gửi các Sở GD-ĐT địa phương hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Theo hướng dẫn, các cơ sở giáo dục được phép chủ động tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống.

Theo hướng dẫn này, các cơ sở giáo dục có thể liên kết với các đơn vị để tổ chức các hoạt dộng giáo dục kỹ năng sống (KNS). Khuyến khích các cơ sở giáo dục liên kết với các đơn vị vừa có chương trình giáo dục KNS cho người học vừa có chương trình bồi dưỡng, tập huấn giáo viên về giáo dục KNS.

Giáo dục KNS thông qua việc tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục; đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy - học theo huớng tăng cuờng hoạt dộng học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong và ngoài nhà trường, tập trung vào việc giáo dục những KNS cơ bản, qua đó hình thành cho HS các giá trị sống, KNS tích cực. Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục KNS.

Giáo dục kỹ năng sống từ bậc mầm non
Một tiết học trải nghiệm của học sinh Trường THCS Tô Hoàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) trong việc phân biệt trứng gà thật và giả.

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, việc tổ chức giáo dục KNS cho HS phải đảm bảo an toàn, nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ dộng, sáng tạo của HS; Căn cứ điều kiện của nhà truờng, thực tế của địa phương và đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, khả năng, nhu cầu của HS để tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS, tránh việc tổ chức hình thức, quá tải, khiên cuỡng; không gây áp lực, không ép buộc HS tham gia.

Công tác quản lý giáo dục KNS phải chặt chẽ, theo đúng quy dịnh tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDÐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GD-ÐT quy định về quản lý hoạt động giáo dục KNS và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; Thực hiện xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Ðảng, chính quyền, sự hỗ trợ của phụ huynh HS, các đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, nội dung giáo dục KNS hướng tới giáo dục cho nguời học những kỹ năng cơ bản, cần thiết, hướng tới hình thành những thói quen tốt giúp cho người học thành công, đảm bảo vừa vừa phù hợp với thực tiễn và thuần phong mỹ tục Việt Nam vừa hội nhập quốc tế trong giai đoạn công nghiệp hóa đất nước. Nội dung giáo dục KNS phải phù hợp với từng lứa tuổi và tiếp tục được rèn luyện theo mức độ tăng dần.

Về việc giáo dục KNS cho từng nhóm đối tượng Bộ GD-ĐT đưa ra những mục tiêu rõ ràng. Cụ thể, đối với bậc mầm non thì giúp trẻ nhận thức về bản thân: sự tự tin, tự lực, thực hiện những quy tắc an toàn thông thuờng, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác, kiên trì, vượt khó; hình thành một số kỹ năng ứng xử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường.

Ðối với học sinh tiểu học thì tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho HS kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS.

Ðối với học sinh trung học và học viên GDTX cấp THCS và cấp THPT thì tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở tiểu học, tập trung giáo dục những KNS cốt lõi, có ý nghĩa thiết thực cho người học như: kỹ năng ra quyết dịnh và giải quyết vấn dề, kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng tự nhận thức và cảm thông, kỹ năng quản lý cảm xúc và đương đầu với áp lực, kỹ năng tự học.

Ðối với nguời học tại các trung tâm học tập cộng dồng thì tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết của việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hình thành và phát triển một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng học và tự học suốt dời; kỹ năng phát triển cá nhân và nghề nghiệp; kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả; kỹ năng giao tiếp và tạo lập quan hệ xã hội; kỹ năng lắng nghe; kỹ năng chấp nhận sự khác biệt; kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh; kỹ năng làm việc thiện nguyện và phục vụ cộng đồng.

Để thực hiện tốt công việc này, Bộ GD-ĐT đề nghị Sở GD-ÐT hướng dẫn việc triển khai tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho các cơ sở giáo dục trên dịa bàn; tổ chức tập huấn giáo viên tích hợp giáo dục KNS vào các môn học; xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy KNS tại các cơ sở giáo dục.

Các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục KNS phù hợp với tình hình thực tế của nhà truờng, đặc diểm của địa phương, nhu cầu và khả năng của HS; Các trung tâm GDTX cử giáo viên tham gia các khóa đào tạo về giáo dục KNS; phối hợp với các truờng mầm non, phổ thông tổ chức các hoạt động giáo dục KNS ngoài giờ chính khóa, các lớp giáo dục KNS vào dịp hè cho HS.

S.H

Mọi thông tin, ý kiến đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!