Hơn 80% sinh viên FPT Polytechnic tìm được việc làm phù hợp sau 3 tháng tốt nghiệp

(Dân trí) - Các số liệu thống kê sinh viên tốt nghiệp tại trường đều cho kết quả tốt với hơn 80% sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau 3 tháng kế từ khi tốt nghiệp và con số này lên tới gần 100% trong vòng 6 tháng.

Đó là khẳng định của ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng trong buổi tư vấn với chủ đề "Thực học hay Bằng “ảo”? do FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức chiều nay.
 
ThS. Lê Văn Duẫn cho biết, nhà trường đóng hai vai trò trong việc tăng cơ hội sinh viên có việc làm. Thứ nhất là việc trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng để sinh viên có thể tự tin với công việc thực tế. Thứ hai là phòng quan hệ doanh nghiệp sẽ tạo kết nối tới các doanh nghiệp với các cơ hội thực tập, làm việc bán thời gian và toàn phần tới các sinh viên của trường Việc cuối cùng nhưng đóng vai trò quyết định phụ thuộc vào nỗ lực học tập và nắm bắt cơ hội việc làm của sinh viên.
 
ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng trả lời độc giả báo Dân trí
ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng trả lời độc giả báo Dân trí.

Trong khi đó, bạn Lưu Quang Tiến, cựu sinh viên FPT Polytechnic, chia sẻ: Là một sinh viên đã từng học và tốt nghiệp ngành CNTT của Cao đẳng thực hànhFPT Polytechnic, mình thấy học ở FPT Polytechnic có những lợi điểm sau:

- Dạy thật, học thật, làm thật. Ở môi trường FPT Polytechnic, việc dạy và học được thực hiện một cách nghiêm túc. Giảng viên tận tình truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, thắc mắc cần giải đáp trong quá trình học tập. FPT là mô hình điểm về việc dạy và học thực chất, nên kết quả học tập phản ánh đúng kiến thức bạn đang nắm được.

Ngoài ra, kiến thức được giảng dạy trong trường cũng được tổng hợp từ những nguồn sách có uy tín trên thế giới. Học liệu được lưu thành nhiều dạng (bản cứng, file trên máy tính) nên thuận lợi trong quá trình học tập, tra cứu. Sau mỗi buổi học lý thuyết, bạn được thực hành tại phòng LAB. Vì vậy bạn có cơ hội vận dụng kiến thức mình được học. Việc thực hành trong phòng LAB và làm bài assignment giống như được làm việc thực tế tại môi trường doanh nghiệp, nên khi đi làm bạn sẽ không bị bỡ ngỡ.

- FPT Polytechnic tập trung vào đào tạo toàn diện. Ngoài việc học kiến thức, bạn còn được học kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Đây cũng là 2 phần sinh viên Việt Nam thường xuyên bị đánh giá là yếu khi đi làm việc thực tế. Có những phần bài tập đòi hỏi bạn phải làm việc nhóm, từ đó nâng cao khả năng hòa đồng, cũng như kỹ năng team-work của bạn

- Thời gian đào tạo hợp lý, giúp cho bạn có khả năng ra trường sớm hơn, tăng cơ hội tìm việc làm cũng như tích lũy kinh nghiệm cho bạn.

- Học phí phù hợp, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ.

- Phòng Quan hệ doanh nghiệp hỗ trợ bạn tìm việc làm khi sắp tốt nghiệp và sau khi ra trường.

2h chiều nay, tư vấn: Thực học hay Bằng “ảo”?
Các đại diện đến từ Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic tham gia buổi tư vấn "Thực học hay Bằng “ảo”? do FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức.
 
Ba vị khách mời tham gia buổi tư vấn chiều nay là bà Đoàn Thị Vân Anh - Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Nhân sự Việt nam (HR GlOBAL VN), ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng và Lưu Quang Tiến - Cựu sinh viên FPT Polytechnic.

Tư vấn: Thực học hay Bằng “ảo”?
 

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY để được giải đáp
 
Khi nụ cười rạng rỡ của những tân cử nhân vừa được nhận tấm bằng đỏ trên tay chưa kịp khép thì nỗi lo âu thất nghiệp đã hiện lên trên đáy mắt. Một số người còn nói đùa “mùa tốt nghiệp” cũng đồng nghĩa với “mùa thất nghiệp”. Những con số báo cáo của Bộ LĐTB&XH về tỷ lệ thất nghiệp của nhóm lao động có trình độ Đại học trở lên càng dấy lên câu hỏi về giá trị thật sự của tấm bằng.  

Người Việt và những ảo tưởng về giá trị của bằng cấp

Theo số liệu mới công bố của Bộ LĐTB&XH, cả nước có hơn 162.000 lao động trình độ đại học, thạc sĩ thất nghiệp, tăng 90.000 người so với quý IV năm 2013, tăng hơn 130.000 người so với quý IV năm 2012.

Hàng triệu thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng hàng năm mang trong mình khát vọng “vượt vũ môn” với hy vọng ra trường sẽ có “tấm vé thông hành” trong tay khi đi xin việc. Tuy nhiên, bằng cấp chỉ đóng vai trò để “gõ cửa” nhà tuyển dụng, còn thành công của mỗi người lại nằm ở kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Ông Nguyễn Lâm Viên – Chủ tịch tập đoàn Vinamit từng chia sẻ: “Sinh viên Việt Nam nhiều khi quá ảo tưởng về bằng cấp, khi chúng tôi tuyển dụng thấy rằng hầu như các bạn đều chỉ có bằng mà chả có tí kiến thức nào có thể áp dụng cả và chúng tôi phải đào tạo lại”.

Ở một báo cáo điều tra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công bố năm 2012, trong 100% sinh viên mới ra trường, có đến 63% sinh viên không tìm được việc làm và trong 37% có việc làm, nhiều sinh viên phải làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại. Thực tế này cho thấy “tấm bằng” không còn là tấm vé thông hành hữu hiệu để xin việc và giới trẻ cần có nhận định đúng đắn về giá trị của bằng cấp.

Xu hướng học thực, chắc kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp rộng mở

Tại chương trình đối thoại về cải cách giáo dục đại học, GS. Ngô Bảo Châu đã thẳng thắn nhận định trình độ của học sinh tốt nghiệp THPT nước ta không thua kém so với trình độ học sinh các nước khác, nhưng người tốt nghiệp Đại học của ta tương đối “đuối” so với người tốt nghiệp Đại học nước ngoài. Đuối cả về kiến thức lẫn tác phong làm việc. Điều này cho thấy chất lượng “đầu vào” chưa chắc đã khẳng định chất lượng của “đầu ra” và đặt ra bài toán nâng cao chất lượng “học thực” ở hệ đào tạo Cao đẳng – Đại học.

Là đơn vị tiên phong trong việc triển khai mô hình “Polytechnic” tại Việt Nam, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic xác định triết lý đào tạo “Thực học – Thực nghiệp”, khẳng định chất lượng “đầu ra” quan trọng hơn chất lượng “đầu vào”. FPT Polytechnic đã dần tạo dựng niềm tin cho các bậc phụ huynh và học sinh nhờ phương pháp đào tạo qua dự án (project-based-training), lấy thực tiễn làm tiền đề cho mỗi bài giảng.

Cụ thể, các chương trình đào tạo của trường được thiết kế theo hướng dự án tương tự công việc thực tế trong doanh nghiệp. Sinh viên được giao các nhiệm vụ, dự án ngay đầu giai đoạn để từng bước học hỏi và hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Đây cũng là cách để sinh viên làm quen với những yêu cầu của công việc sau này.

Hơn 50% sinh viên khóa đầu của FPT Polytechnic đã có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp, 100% sinh viên khóa đầu tiên lần lượt tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường. Trong đó, nhiều cựu sinh viên làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn như FSoft, FIS, Samsung, CMC… với mức lương khởi điểm từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng. Đây chính là minh chứng thành công rõ nét nhất của mô hình đào tạo “Thực học - Thực nghiệp” tại FPT Polytechnic.

Để giúp các bạn trẻ có cái nhìn toàn diện hơn về “tấm bằng” cũng như lựa chọn đúng đắn con đường khởi nghiệp, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn: Thực học hay Bằng “ảo”? vào 14h ngày 13/8.

Thông tin về các vị khách mời:

Bà Đoàn Thị Vân Anh - Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Nhân sự Việt Nam - HR GLOBAL VN
Bà Đoàn Thị Vân Anh - Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Nhân sự Việt Nam - HR GLOBAL VN.

Tốt nghiệp ngành Quản trị Nhân sự tại ĐH Kinh tế Quốc dân và ĐH Lao động thương - Xã hội năm 2000, bà Đoàn Thị Vân Anh là chuyên gia với hơn 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tuyển dụng và nhân sự. Bà từng đảm nhiệm các công việc như: Trưởng phòng Nhân sự Cty CP Khoáng Sản và Luyện kim VN, Giám đốc nhân sự Công Ty CP Hướng Nghiệp và Phát Triển Giáo Dục .…

Hiện nay, bà giữ chức Trợ lý TGĐ về Quản trị Nhân Sự Cty CP Dược TW- Mediplantex và là Trưởng Ban cố vấn Hiệp hội Nhân sự Việt Nam (HR GLOBAL VN).

ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng
ThS. Lê Văn Duẫn - Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế và bằng 2 Công nghệ Thông tin tại ĐH Quốc gia Hà Nội năm 1996, ông Lê Văn Duẫn đã hoàn tất chương trình Thạc sĩ CNTT tại Đại học Đà Nẵng vào năm 2002.

Ông đã có 13 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục và hiện đương nhiệm chức Giám đốc FPT Polytechnic Đà Nẵng.

Lưu Quang Tiến - Cựu sinh viên FPT Polytechnic
Lưu Quang Tiến - Cựu sinh viên FPT Polytechnic.
 
Lưu Quang Tiến từng đỗ ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Tiến nghỉ học giữa chừng. Tháng 7/2011, Tiến quyết định theo học chuyên ngành Ứng dụng phần mềm của FPT Polytechnic, sau đó vào làm việc tại Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS). Tiến đang đảm nhiệm vị trí Cán bộ đảm bảo chất lượng dự án phần mềm (QR) của FPT IS với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.
 
 Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂYđể được giải đáp