Khám phá bộ trò chơi bằng tre lồng ghép giáo dục giới tính

(Dân trí) - Vừa qua, tại chợ phiên làng nghề Vietnam House, sản phẩm trò chơi bằng tre cho trẻ em lồng ghép giáo dục giới tính thu hút khá đông khách tham quan, đặc biệt là khách hàng “nhí". Đến với gian hàng, các em được tự tay lắp ráp, tô vẻ món đồ chơi của mình.

Bộ trò chơi bằng tre lồng ghép giáo dục giới tính

Chủ nhân của bộ sản phẩm độc đáo này chính là chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh (35 tuổi), thạc sĩ ngành nghiên cứu mô hình toán học bệnh truyền nhiễm trở về từ Hoa Kỳ. Nghe có vẻ lạ, chuyên ngành học và bộ sản phẩm chẳng liên quan gì nhau. Nhưng đó chính là quá trình chị quan sát và nghiên cứu dựa trên nền tảng giáo dục phương Tây cũng như khi con trẻ giao tiếp “phi ngôn ngữ” với nhau.

Chị Hạnh bên một bảng hướng dẫn về cách để con trẻ tự khám phá khả năng của mình.
Chị Hạnh bên một bảng hướng dẫn về cách để con trẻ tự khám phá khả năng của mình.

Theo triết lý giáo dục tiến bộ, hãy để cuộc sống là một quá trình, đừng biến cuộc sống thành một đích đến. Trong thực tế, cha mẹ thường làm thay con mỗi khi con gặp khó khăn, nhưng điều đó là không đúng, hãy để trẻ tự khắc phục, tự tìm cách giải quyết vấn đề.

Từ trải nghiệm cuộc sống, trẻ sẽ bộc lộ dần năng lực của bản thân, phụ huynh tinh tế sẽ dễ dàng nhận ra khả năng thực sự của con thông qua sở thích và cách thể hiện.

Chính vì điều đó, bộ trò chơi này không được lắp ghép sẵn. Việc lắp ráp sẽ tạo thử thách, trẻ phải tự khám phá. Không phải là một ý tưởng quá táo bạo, trò chơi đơn giản chỉ là yếu tố vật lý áp dụng vào các thanh tre, thanh gỗ, làm cho chúng hoạt động như một con rối.

Bạn Phương Thùy Lam (sinh viên) cầm trên tay trò chơi nhào lộn cho biết: “Em thật sự thích trò chơi này. Khi còn học tiểu học ở quê, bọn em hay tự tay làm những món này. Giờ lên thành phố học nên không có nhiều thời gian, thấy những món này mình thích lắm. Quan trọng hơn cả là trong bộ lắp ráp em thấy có cả màu và cọ, giúp người chơi có thể tự trang trí một “diễn viên xiếc” theo phong cách cá nhân của mình…”.

Chị Tống Quỳnh Trang (quận Bình Thạnh) thì lại có một quan điểm khác khi vừa mua bộ sản phẩm, chị nhìn nhận: “Thật sự tôi ấn tượng với ý tưởng lồng ghép giáo dục giới tính vào bảng hướng dẫn lắp ghép. Câu chuyện sinh lý, giới tính, lạm dụng tình dục…đối với trẻ là chủ đề không mới, nhưng bậc cha mẹ ở Việt Nam lại hay né tránh. Nhiều khi giữa người lớn với nhau chúng ta vẫn còn ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề này….”.

 Nửa phần bên phải là hướng dẫn lắp ráp, nửa phần còn lại của bảng là những kiến thức về giới tính.
Nửa phần bên phải là hướng dẫn lắp ráp, nửa phần còn lại của bảng là những kiến thức về giới tính.


Trong phần này, phụ huynh có thể hướng dẫn con những thông tin như: làm chủ cơ thể, xác định những người thân xung quanh mình, khi có dấu hiệu không tốt hãy nói với người thân, những phần cơ thể không được để người khác chạm vào…

Trong phần này, phụ huynh có thể hướng dẫn con những thông tin như: làm chủ cơ thể, xác định những người thân xung quanh mình, khi có dấu hiệu không tốt hãy nói với người thân, những phần cơ thể không được để người khác chạm vào…

Gấu bông của chị Hạnh không được dồn bông sẵn, khi mua về, con trẻ có thể tự dồn bông và may lại. Giải thích về sản phẩm này, tác giải cho rằng nên để con trẻ tự trải nghiệm làm ra một thú nhồi bông rồi tự may lại con gấu của mình. Trên thực tế, trẻ rất thích tự làm chủ và các phụ huynh cũng có thể kiểm soát được chất lượng bông bên trong gấu, tránh việc nhiễm khuẩn từ những sản phẩm nhồi nhét nguyên liệu không an toàn.
Gấu bông của chị Hạnh không được dồn bông sẵn, khi mua về, con trẻ có thể tự dồn bông và may lại. Giải thích về sản phẩm này, tác giải cho rằng nên để con trẻ tự trải nghiệm làm ra một thú nhồi bông rồi tự may lại con gấu của mình. Trên thực tế, trẻ rất thích tự làm chủ và các phụ huynh cũng có thể kiểm soát được chất lượng bông bên trong gấu, tránh việc nhiễm khuẩn từ những sản phẩm nhồi nhét nguyên liệu không an toàn.

Bạn nhỏ này sử dụng lớp áo nhồi bông để làm con rối rồi tự “biểu diễn” một kịch bản ngẫu hứng.
Bạn nhỏ này sử dụng lớp áo nhồi bông để làm con rối rồi tự “biểu diễn” một kịch bản ngẫu hứng.

Các bạn trẻ khá thích thú bộ trò chơi võ sĩ đạo bằng tre.
Các bạn trẻ khá thích thú bộ trò chơi võ sĩ đạo bằng tre.


Trò chơi người nhào lộn.

Trò chơi người nhào lộn.

Chàng võ sĩ đạo bằng tre trong khá lạ mắt.
Chàng võ sĩ đạo bằng tre trong khá lạ mắt.

Thích thú trải nghiệm ngay con quay.
Thích thú trải nghiệm ngay con quay.

“Dựa vào bản hướng dẫn, khi lắp ghép các bộ phận của trò chơi, tôi có thể nhẹ nhàng hướng dẫn cho con các thông tin như: con không được để người ta chạm vào những chỗ con mặc đồ bơi, nếu con thấy khó khi lắp trò chơi con sẽ nhờ những người con tin tưởng, thương yêu nhất, con không được nhờ người lạ vì họ có thể phá hỏng đồ chơi của con…là những điều mình có thể giáo dục con trẻ một cách nhẹ nhàng khi cùng con lắp ráp trò chơi…” chị Trang nhìn nhận.

Đồ chơi là một loại “ngôn ngữ” khá đặc biệt, trẻ nhỏ khác vùng miền hay bất đồng ngôn ngữ có thể cùng chơi, cùng khám phá. Mặt khác, trò chơi lắp ráp là một bài học khá hay và đơn giản, giúp bản thân các bé phát huy khả năng, giúp các bậc phụ huynh có thể chơi cùng con, phát hiện những khả năng của con.

Khi thấy con trẻ gặp khó khăn, các bậc phụ huynh đừng vội “làm thay”, mà hãy giúp đỡ, gợi ý cho con. Hãy xem việc chơi cùng con trẻ như một hoạt động giáo dục “chính quy”.

Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, con người trải qua quá trình dài, chính vì thế, đừng biến cuộc sống của trẻ thành một “đích đến”, hãy để cuộc sống là một quá trình. Và đây cũng chính là mong muốn của người sáng chế ra bộ trò chơi này.

“ Trẻ sẽ tự khám phá bằng cách tự lắp ráp, trang trí màu sắc cho món đồ chơi của mình, phụ huynh có thể chơi cùng con, hướng dẫn cho con cách chơi, giải thích cho con về những kiến thức giới tính trong bảng hướng dẫn…là những điều quan trọng tôi muốn gửi vào sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, thông qua bộ trò chơi, mình có thể giáo dục trẻ ý thức về môi trường, vật liệu tái chế. Việc chọn chất liệu tre nứa cũng là một chủ ý, bộ sản phẩm này sẽ nguồn tiêu thụ một phần tre nứa Việt Nam…", chị Hạnh nói về trò chơi bằng tre của mình.

Phạm Nguyễn
phamnguyen.dtr@gmail.com