Làn sóng học tiếng Anh lan tràn Đông Âu

Đông Âu là nơi tập trung đông dân cư của châu Âu và sau 1 thập kỷ phát triển kinh tế thị trường, khu vực này đang ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư phương Tây.

Tiếng Anh được coi là vốn quan trọng để “Tây tiến” và sức mạnh kinh tế đang lên đủ để hấp dẫn nhiều người bản xứ Anh, Mỹ, Canada…- những nước tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, đến đây dạy tiếng Anh cho dù có bằng cấp hay không...

 

Nga và các quốc gia mới độc lập: Bùng nổ dạy tiếng Anh

 

Bởi những khó khăn về chính trị và kinh tế mà nước Nga đang trải qua những năm gần đây, một số trường tư đã đóng cửa hoặc chí ít là giảm số lượng giáo viên. Tuy nhiên những cơ sở đào tạo chính và hệ thống trung tâm đào tạo ngôn ngữ quốc tế vẫn tiếp tục tuyển giáo viên nước ngoài.

 

Bất cứ ai có nhu cầu làm việc tại Cộng đồng các quốc gia độc lập có thể tìm được một chỗ thích hợp, vấn đề ở chỗ nơi làm việc có phù hợp với cuộc sống cá nhân hay không, còn tiền lương không thành vấn đề.

 

Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ tại Biển Caspian đã châm ngòi cho cuộc bùng nổ kinh tế đáng kinh ngạc (và vì thế bùng nổ dạy tiếng Anh như ngoại ngữ thứ nhất) trong các nước cộng hoà Xôviết cũ Kazakhstan, Azerbaijan, Uzbekistan và Turkmenistan. Đầu tư của Mỹ và hạ tầng có thể dần dần sẽ chuyển từ ngoại ngữ thứ nhất là tiếng Nga sang tiếng Anh Mỹ- như là ngôn ngữ thương mại.

 

Vào giữa những năm 1990, Quĩ Soros thò bàn tay vào khu vực này, tuyển mộ một số giáo sư dạy tiếng Anh để giới thiệu phương pháp luận hiện đại dạy tiếng Anh tới các trường địa phương. Kể từ khi các nước cộng hoà Trung Á độc lập, hoạt động đào tạo tiếng Anh tại đây "bốc" lên, nhanh chóng đồng hành với sự thịnh vượng về kinh tế.

 

Ví dụ Almaty, thủ phủ của Kazakhstan, nước lớn thứ 9 trên thế giới, giờ đây là thành phố tầm cỡ thế giới với các khách sạn quốc tế và trường ngoại ngữ tư. Vào được đây dạy tiếng Anh không đơn giản, thậm chí không thể nhập cảnh vào mà không có thư mời bảo đảm chính thức.

 

Ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển cũng đòi hỏi những công nhân có khả năng tiếp nhận công nghệ phương Tây, các trường kĩ thuật hoá dầu đều đang tuyển nhiều giảng viên Anh ngữ quốc tế.

 

Các nước Baltic: Hướng về phương Tây

 

Các nước thuộc Liên bang Nga cũ là Lithunia, Latvia và Estonia đều hướng tới tương lai gia nhập Tây Âu. Estonia có nhiều cải thiện trong khuyến khích dạy tiếng Anh trong khi Latvia chỉ mới có những động thái dè dặt. Ít nhất thì Latvia hiện nay cũng đã dành một số định biên cho giáo viên dạy tiếng Anh, cơ hội học tiếng Anh của dân Latvia hầu như vẫn trông mong vào các giáo viên tình nguyện, thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế.

 

Lithuania mới thực sự mảnh đất chiêu hiền các giáo viên tiếng Anh, đặc biệt tại Kaunas, thành phố lớn thứ hai nước này. Bộ Giáo dục và Khoa học cố gắng xếp chỗ cho bất cứ ai có bằng cấp bằng cách yêu cầu các trường sắp xếp phỏng vấn tuyển dụng sớm. Lương thấp có thể bổ sung bằng dạy thêm. Chỗ ở được bố trí chung với các gia đình tình nguyện một cách dễ dàng và hồ hởi. Lithuania không có yêu cầu cao về thử việc, tại Vilnius có yêu cầu trải qua 1 khoá tập dượt trong vòng 1 tuần.

 

Czech và Slovakia: Cơ hội tại những thành phố nhỏ

 

Hơn một thập kỷ sau biến động chính trị năm 1989, các trường tiếng được phương Tây tài trợ, đã được sát nhập chung với những trường tư được điều hành bởi địa phương tại cả 2 nước cộng hoà này. Trong khi, có nhu cầu giáo viên tiếng Anh tương đối cân bằng ở cả 2 nước, nhưng đa số giáo viên tiếng Anh có khuynh hướng đổ về Czech, một phần bởi vì có các trường tiếng uy tín tại Prague hơn là Bratislava.

 

Trừ khi có một bằng cấp sư phạm tiếng Anh chính thức, rất khó để kiếm được việc làm tại thủ đô Czech bởi cạnh tranh từ giáo viên nước ngoài. Tại một số thành phố nhỏ của Czech như Moravian, giáo viên có nhiều cơ hội hơn.

 

Giáo viên tiếng Anh có bằng cấp được tuyển để dạy trong các trường tiểu học và THCS thường kí hợp đồng 1 năm với mức phí tổn thấp hoặc miễn phí chỗ ở và để dành được ít nhất 8000 – 11.000 crown (220 – 300 USD) một tháng.

 

Ba Lan: Nhiều việc hơn các nước Trung Âu khác

 

Viễn cảnh việc làm của giáo viên tiếng Anh vẫn hứa hẹn hơn cả so với phần còn lại ở trung Âu. Thậm chí các thành phố chính như Warsaw, Wroclaw, Kraków, Poznan, and Gdansk là những nơi có nhiều hy vọng cho giáo viên tìm việc mặc dầu dự đoán cuộc săn tìm việc dễ dàng hơn ở những thành phố và thị trấn nhỏ hơn.

 

Tại Ba Lan, các hiệu trưởng luôn sẵn sàng nghênh tiếp các giáo viên nói tiếng Anh là bản ngữ. Tuy nhiên tiêu chuẩn chọn lựa đang ngày càng khắt khe và những trường chất lượng cao sẽ chỉ tuyển dụng trừ khi giáo viên có bằng cấp và có kinh nghiệm giảng dạy.

 

Tìm việc tại các trường tư dễ dàng hơn. Lương trung bình hiện tại ở khu vực trường tư là khoảng 10 USD/giờ, trong đó giáo viên phải nộp 21% cho thuế và các khoảng đóng góp. Cùng với tiền nhà và chi tiêu khác, giáo viên phải làm việc ít nhất 20 giờ/tuần.

 

Hungary: Muốn xin việc thì về tỉnh

 

Một phần bởi tiếng Hungary quá khó để học và một phần bởi sự thành công của chương trình đào tạo chuyển đổi những giáo viên từng dạy Nga văn trước đây, nhiều trường thích chọn giáo viên nội dạy tiếng Anh hơn. Bất chấp điều này, vẫn có nhu cầu lớn những người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, đặc biệt trong thị trường dạy tiếng Anh thương mại.

 

Mặc dầu Budapest không náo nhiệt hoạt động dạy tiếng Anh như Prague, nhưng tại nhiều tỉnh vùng xa mở rộng cánh cửa tiếp nhận giáo viên nước ngoài, với các tỉnh lẻ bằng cấp không thành vấn đề.

 

 

Theo Giáo dục và Thời đại