Bình Định:

Mùa mưa lũ, thầy trò thấp thỏm lo... trường sập

(Dân trí) - Nhiều mét tường rào đổ ngã, đất sạt lở trong trận lũ hồi cuối năm ngoái khi nước ngập vào trường cả hơn 1m, hiện giờ thầy trò Trường Tiểu học số 1 Tây Phú ở xã Tây Phú (huyện Tây Sơn, Bình Định) lại thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ sắp tới.<br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/san-truong-la-duong-lo-nong-thon-vua-choi-vua-tranh-xe-947263.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Sân trường là đường lộ nông thôn: Vừa chơi vừa tránh xe</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhieu-cong-trinh-truong-hoc-tien-ty-bo-hoang-949124.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Nhiều công trình trường học tiền tỷ bỏ hoang</b></a>

Trường học bên sông và nỗi lo trường sập
Trường Tiểu học số 1 Tây Phú (huyện Tây Sơn, Bình Định) đứng trước nỗi lo trường bị nước sông xâm lấn mỗi mùa mưa lũ tới.

Trường Tiểu học số 1 Tây Phú, nguyên tách ra từ Trường tiểu Tây Phú (thôn Phú Thọ, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn) được xây dựng cách đây hơn 15 năm, nằm cách xa bờ sông Đá Hàn (một nhánh của sông Côn). Hiện toàn trường có hơn 300 học sinh học từ lớp 1 đến lớp 5 với dãy trường học 2 tầng, 10 phòng học và một dãy phòng học cấp 4.

Thế nhưng, hơn 5 năm trở lại đây sau mỗi mùa mưa lũ nước sông chảy xiết gây sạt lở nghiêm trọng khiến giáo viên và học sinh rất lo lắng vì nước sông “ngoạm” trường. Nghiêm trọng nhất là trận lũ năm 2009, nước lũ tràn về ngập vào trường sâu cả hơn 1m, toàn bộ hàng rào phía bờ sông bị nước lũ cuốn làm đổ ngã. Hàng năm mỗi mùa mưa lũ về nước chảy xiết bờ sông bị xói mòn "ngoạm" sâu vào ngôi trường.

Trường học bên sông và nỗi lo trường sập
Mỗi mùa mưa lũ tới, nước sông 3 nguồn đổ về chảy đâm thẳng vào trường khiến giáo viên, học sinh vừa học vừa lo.
 
Thầy Bình, Hiệu trường trường chỉ tay vào mực nước ngập vào trường trong đợt lũ năm 2013 vừa qua.
Thầy hiệu trưởng Đoàn Thiên Bình chỉ tay vào mực nước ngập vào trường trong đợt lũ năm 2013 vừa qua.

Theo thầy Đoàn Thiên Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Tây Phú, cho biết: “Sau trận lũ lớn năm 2009, trường bị ảnh hưởng nặng, sau đó lãnh đạo huyện về trường kiểm tra chỉ đạo các ngành chức năng có kế hoạch tu sửa nhưng sau đó chỉ xây lại được tường rào. Năm nào nhà trường cũng báo cáo lên chính quyền địa phương, Phòng GD-ĐT huyện. Cách đây 2 năm, Ban quản lý dự án huyện có về trường khảo sát, tính toán nhưng do kinh phí lớn nên đến nay vẫn chưa thực hiện được”.

“Mỗi mùa mưa lũ về nước mấp mé trường học, kéo theo hàng khối đất chảy xuống sông. Trước dòng chảy của ông ở tận phía bên kia bờ sông nhưng bây giờ dòng chảy đâm thẳng vào trường học gây sạt lở nghiêm trọng. Cứ theo đà này, trong một vài năm nữa nếu không khắc phục được tình trạng này thì cũng có phần nguy hiểm đến ngôi trường”, thầy Bình lo lắng.

Qua tìm hiểu, sở dĩ xảy ra tình trạng trên là do tình trạng khai thác cát trái phép làm thay đổi dòng chảy. Trong khi đó, đoạn sông này ngắn, xung quanh bao phủ là núi nhưng tập trung 3 nguồn nước lớn từ Vĩnh Thạnh chảy về, một nguồn từ Hầm Hô và cánh Đồng Xiêm chảy ra nên sức tàn phá rất mạnh ảnh hưởng đe dọa đến trường học và hàng trăm hộ dân sống dọc đoạn sông này.

Mưa lũ không chỉ đe dọa đến trường học mà hàng trăm hộ dân sống dọc đoạn sông này cũng sống trong lo lắng, trong đó có khoảng chục hộ bị xâm thực sâu. Về mùa mưa lũ những hộ dân này luôn trong tình trạng lo lắng sẵn sàng di dời nếu lũ lớn đổ về.

Nhiều đoạn tường rào bị đổ ngã do lũ về.
 
Nhiều đoạn tường rào bị đổ ngã do lũ về.
Nhiều đoạn tường rào bị đổ ngã do lũ về.

Theo ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch xã Tây Phú cho biết: “Qua trận lụt lớn năm 2009 đã ảnh hưởng xâm thực đến Trường tiểu học Tây Phú và một số hộ dân sống gần khu vực này bị xâm thực rất nghiêm trọng. Từ đó, đến nay chính quyền địa phương đều đề nghị huyện, tỉnh hỗ trợ kinh phí để khắc phục tình trạng trên, còn địa phương thì lực bất tòng tâm vì không có kinh phí. Hàng năm, trước mùa mưa lụt, địa phương đã thông báo các hộ gia đình cho người dân sẵn sàng di dời đến nơi an toàn khi có lũ lớn. Riêng về nạn xâm thực ở Trường tiểu học số 1 Tây Phú là nặng nhất, nhiều lần chính quyền địa phương kiến nghị lên cấp trên và đã có kế hoạch gia cố, xây dựng bờ kè nhưng do kinh phí cao nên đến nay vẫn chưa thực hiện”.

Trao đổi về vấn đề này, ông Đỗ Văn Sĩ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết: UBND huyện Tây Sơn đã lập đề án gia cố, xây dựng bờ kè dọc sông Đá Hàn nhằm đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh Trường tiểu học Tây Phú nói riêng, cũng như người dân sống dọc bờ sông nói chung. Tuy nhiên, do kinh phí lớn ngoài khả năng của huyện nên đến nay dự án vẫn chưa triển khai được. Trước tình trạng này, UBND huyện đã trình báo với UBND tỉnh và đang chờ nguồn vốn hỗ trợ khắc phục thiên tai, lũ lụt từ Trung ương hoặc UBND tỉnh rót về".

Doãn Công