Nên cho con học tiếng Anh từ độ tuổi nào?

Mấy ngày nay, vợ chồng anh Nguyễn Quốc Hùng và chị Trần Linh Lan (Quận 11, TPHCM) thường xuyên “tranh cãi” về việc có nên cho cậu con trai vừa tròn 6 tuổi đi học tiếng Anh hay không. Anh Quốc Hùng cho rằng nên cho con học ngoại ngữ từ sớm thì hiệu quả hơn, nhưng chị Linh Lan lại khăng khăng “con còn chưa biết tiếng Việt thì học ngoại ngữ sao được?”.

Đâu là thời điểm phát cảm ngôn ngữ của trẻ?

 
Theo tiến sĩ tâm lý Elaine Schneider, một chuyên gia ngôn ngữ của Hoa Kỳ, trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh càng sớm càng tốt. Bà ví não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút các thông tin xung quanh. Điều đó có nghĩa, nếu được tiếp xúc với ngoại ngữ càng sớm thì khả năng “hút” của miếng bọt biển này càng mạnh hơn. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Do đó, bà Elaine Schneider cho rằng, nên cho trẻ học ngoại ngữ từ trước 6 tuổi, đợi đến sau 6 tuổi là trễ.
 

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Thị Thu Mai - Phó trưởng Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm TP.HCM – chia sẻ thêm: “Từ 20 tháng cho đến 8 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được các chuyên gia gọi là thời kỳ “phát cảm về ngôn ngữ. Nếu trẻ được tạo điều kiện học ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng mẹ đẻ thì sẽ phát triển tốt khả năng ngôn ngữ và tư duy logic khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng độ tuổi 4, 5 là thời điểm lý tưởng để học Anh ngữ”.

 

Độ tuổi 4, 5 là thời điểm lý tưởng để cho con học Anh ngữ
Độ tuổi 4, 5 là thời điểm lý tưởng để cho con học Anh ngữ. 

 

Lựa chọn chương trình học phù hợp với lứa tuổi

 
Có thể thấy, việc cho trẻ học tiếng Anh từ tuổi 4, 5 tuổi được xác định là xu hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để quá trình học tiếng Anh của con em mình đạt hiệu quả cao nhất thì phụ huynh cần chọn lựa những trung tâm có chương trình giảng dạy sinh động, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ.
 
Theo PGS.TS Thu Mai, trẻ em trong lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 5 tuổi) vẫn còn ham chơi. Trẻ thích chơi trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch nhưng hấp dẫn hơn cả là trò chơi sắm vai vì trẻ được thỏa mãn nguyện vọng hoạt động như người lớn. Bên cạnh đó, các bé rất dễ xúc động, ngỡ ngàng trước những vẻ đẹp tưởng chừng như vô cùng đơn giản trong thiên nhiên, trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Đến tuổi tiểu học (từ 6 tuổi đến 11 tuổi), trẻ bắt đầu phát triển việc học tập trí tuệ có sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Bởi thế, tùy độ tuổi khác nhau mà có hình thức chuyển tải bài học khác nhau.

 

Độ tuổi 4, 5 là thời điểm lý tưởng để cho con học Anh ngữ
Phụ huynh nên chọn lựa trung tâm Anh ngữ có chương trình giảng dạy sinh động, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của trẻ.

 

Vui học và hiệu quả

 
Hiểu rõ đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) xây dựng hai chương trình Anh ngữ dành cho thiếu nhi là Smartkids (trẻ từ 4.5 - 6 tuổi) và Superkids (trẻ từ 6 - 11 tuổi). Việc phân chia này giúp các bé dễ dàng tiếp thu bài học phù hợp với khả năng, đồng thời độ khó của kiến thức được nâng cao dần một cách tuần tự, hợp lý. Cả hai chương trình đều được cố vấn thiết kế và xây dựng bởi đối tác chiến lược về chuyên môn của VUS là Trường Đại học New York (CUNY- The City University of New York) - trường đại học công lập lớn thứ ba Hoa Kỳ với 500.000 sinh viên, 1.400 chuyên ngành và 24 trường trực thuộc.
 
Cô Lauren Beckerle - giáo viên trưởng phụ trách chương trình Anh ngữ Thiếu nhi tại VUS chia sẻ thêm “bí quyết” để phụ huynh chọn được và chọn đúng môi trường học tiếng Anh đạt chuẩn cho con. Đó là cần quan sát xem khi lên lớp giáo viên có biết “kéo” trẻ vào quá trình học bằng cách kết hợp khéo léo, hài hòa giữa học và chơi để tạo bầu không khí học tập đa dạng tựa như một “sân chơi” thu hút trẻ hay không. Bởi lẽ: “một lớp học tiếng Anh cho trẻ phải mang nhiều màu sắc. Màu sắc đó phải phong phú, và đủ sức lôi cuốn các em. Từ đó, hướng dẫn các em chủ động trong sân chơi và tự làm chủ sân chơi cũng như bổ sung các hoạt động khác nhau. Dần dần, trẻ sẽ tham gia vào môi trường sử dụng tiếng Anh tự nhiên, không gượng ép”.
 
Cô Lauren cũng “khuyên” rằng muốn trẻ nắm vững từ vựng nhanh và lâu thì giáo viên nên để trẻ hiểu bằng khái niệm thông qua các giáo cụ trực quan, chứ không nên dạy theo lối mòn dịch nghĩa. “Ví dụ giáo viên nên cầm quả táo hay bức tranh có hình quả táo và nói với trẻ "apple", tuyệt đối không dịch từng từ theo kiểu apple là quả táo, banana là quả chuối, orange là quả cam, bus là xe buýt. Việc học bằng khái niệm cụ thể trong một môi trường tương tác tiếng Anh sẽ mang đến hiệu quả tối ưu và khơi gợi niềm yêu thích việc học Anh ngữ trong trẻ”.  
 

Một yếu tố cần tìm hiểu và không kém phần quan trọng là cơ sở vật chất, phòng học và các phần mềm chuyên dụng trong việc giảng dạy tiếng Anh cho trẻ. Bà Đinh Thị Thanh Nga - Giám đốc Tuyển sinh của VUS cho biết chương trình Anh văn Thiếu nhi tại VUS đã và đang áp dụng rất nhiều giáo cụ trực quan đa dạng như thẻ hình, tranh ảnh, con rối, phần mềm tương tác iTool. Hiện nay, VUS đã triển khai giảng dạy phần mềm Imagine Learning English từ Hoa Kỳ. Đây là phần mềm giảng dạy tiếng Anh tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới, đã được triển khai thành công tại 48 bang của Hoa Kỳ và một số nước. Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên sử dụng phần mềm thông minh này. Và VUS là đơn vị độc quyền giảng dạy Imagine Learning English tại Việt Nam. “Ưu điểm của Imagine Learning English là khơi gợi sự thích thú của các bé, là công cụ luyện phát âm chuẩn, khiến các bé cảm thấy việc ghi nhớ bài học như một niềm vui chứ không còn là sự ép buộc. Do vậy hiệu quả ghi nhớ bài học của bé được cải thiện rõ rệt” - bà Thanh Nga nhấn mạnh.

 

Từ tháng 08/2014, VUS mở thêm chương trình Plus dành cho tất cả các cấp học khác nhau. Với 100% giáo viên bản ngữ, chương trình Plus sẽ giúp học viên phát triển kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả.