Nghi vấn ngay những người tự tuyên bố là tiến sĩ

Nhiều biện pháp đã được đưa ra ở các cấp độ từ phòng ngừa, răn đe đến trừng phạt ở không ít quốc gia. Tại các nước như Hà Lan, Bosnia và Herzegovina đã sử dụng công cụ pháp luật để hạn chế việc lạm dụng tên các trường đại học có uy tín.

Để bảo vệ sinh viên khỏi bị mắc lừa các chương trình học khuyến mãi, Singapore còn ra quy định mỗi sinh viên phải có một mã số riêng nếu không thực hiện truy cập theo mã số này sẽ bị phạt tội từ phạt tiền đến phạt tù 6 tháng.

Trong khi đó tại Ấn Độ, cơ quan chức trách đã thiết lập một cơ sở dữ liệu điện tử quốc gia, thống kê những tổ chức giáo dục nào đủ điều kiện hợp pháp để cấp bằng. Đồng thời nước này còn công bố công khai một danh sách gồm 21 các trường đại học giả mạo.

Ở Trung Quốc, Bộ Giáo dục nước này cũng bắt đầu phổ biến rộng rãi trên Internet danh sách những sinh viên tốt nghiệp thực sự của các trường hợp pháp để dễ kiểm tra. Trong nỗ lực chống lại nạn bằng giả, nhiều trung tâm dịch vụ xác thực văn bằng đã được thiết lập trên toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết người sử dụng lao động vẫn không quen với việc xác minh trình độ chuyên môn.

Một vụ triệt phá bằng giả ở Ấn Độ năm 2013.
Một vụ triệt phá bằng giả ở Ấn Độ năm 2013.
Riêng ở Mỹ-nước điều hành luật giáo dục theo từng bang và cũng được xem là nước có số ‘lò’ sản xuất văn bằng giả nhiều nhất trên thế giới, đã tiến hành điều tra toàn liên bang vào năm 2002 để xác định văn bằng học vị của các nhân viên lao động. Một số tiểu bang tại đây đã thông qua luật xử tội đối với những ai sử dụng văn bằng giả.

Cách làm tương tự, mới đây ngày 1/1/2013, Bộ Giáo dục Ả-Rập tuyên bố sẽ kiểm tra văn bằng của các quan chức chính phủ. Động thái này của Ả-Rập nhằm mục đích ngăn chặn quan chức sử dụng văn bằng giả để có được công việc và sự thăng tiến trong sự nghiệp. Cụ thể Ả-rập sẽ tiến hành xác minh bằng gốc thạc sĩ và tiến sĩ của các nhân viên chính phủ. Sau đó sẽ xác minh các trường và các tổ chức công nhận.

Tại Pakistan, Ủy ban Bầu cử (ECP) nước này còn thông báo sẽ thông qua phạt hình sự đối với người sử dụng bằng giả sau khi các đại biểu quốc hội nước này phản đối cuộc bầu cử 2013 có cả đại biểu sử dụng bằng giả.

Một quan điểm khác với các biện pháp xử lí trực tiếp như phạt tội, đóng cửa các cơ sở sản xuất bằng giả, người sử dụng học vị rởm, nhiều người cho rằng, việc sử dụng bằng giả hay không, tất cả phụ thuộc vào suy nghĩ của người dân. Nếu mỗi người biết nghĩ về những hậu quả lâu dài thì sẽ không nói dối về trình độ bằng cấp của mình. Ngược lại, nếu người đó chỉ nghĩ theo mục tiêu ngắn hạn, lấy bằng để có một công việc thì sẵn sàng chi tiền để mua bằng cấp giả.

Theo các chuyên gia chuyên phân tích về vấn đề này, để ngăn chặn triệt để nạn bằng giả thì vai trò của chính nhà tuyển dụng lao động lại quan trọng hơn bao giờ hết. Sử dụng kỹ thuật xác minh, phỏng vấn tuyển dụng cần lưu ý tới việc phỏng vấn về văn bằng của người lao động gắn với yếu tố thực hành công việc và nguồn gốc đào tạo từ đâu. Rộng hơn, nếu một ai đó tự tin tuyên bố là ‘tiến sĩ’ thì bạn nên nghĩ ngay tới câu hỏi ‘từ đâu?’ để tránh bị mắc lừa.

Theo Quảng Văn
Đất Việt