Nguyễn Huyền Châu - “nữ lãnh đạo trẻ” với đam mê “lội ngược dòng”

Nguyễn Huyền Châu thường được nhắc đến với thành tích là cô gái Việt dưới 30 tuổi đầu tiên được mời tham dự cuộc họp của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sỹ. Ẩn sau thành tích đáng nể của “nhà lãnh đạo” trẻ này là câu chuyện truyền cảm hứng về những nỗ lực không mệt mỏi để “rẽ sóng” mở lối đi riêng.

Nguyễn Huyền Châu (
Nguyễn Huyền Châu (thứ 3 từ phải sang) chụp ảnh cùng Tổng thống Liberia tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới. (Ảnh: Lục Trang)

 

Bài học đầu tiên

 

Gần 10 năm trước, có một cô sinh viên bỡ ngỡ bắt đầu khóa học tiếng Anh tại ĐH RMIT Việt Nam. Cô gái trẻ không khỏi ngạc nhiên trước phương pháp học cởi mở và khuyến khích sinh viên tự do phát biểu ý kiến. Đúng lúc đó, một giáo viên tiếng Anh người Úc đã khích lệ cô: “Trường học là nơi duy nhất em được phạm sai lầm mà không phải lo lắng nhiều, vì vậy hãy mắc lỗi càng nhiều càng tốt để có thể học được nhiều hơn”.

 

Cô sinh viên đó chính là Nguyễn Huyền Châu (sinh năm 1986) và lời khích lệ của cô giáo tiếng Anh không chỉ thay đổi hoàn toàn cách nhìn của Huyền Châu về việc học mà còn tiếp thêm sức mạnh cho cô sinh viên ngành Thương mại ĐH RMIT trong những trải nghiệm “lội ngược dòng” đầy táo bạo sau này.

 

Đưa nghệ thuật vào đời sống với xưởng nghệ thuật Pallet

 

Ra trường, Huyền Châu đầu quân cho một công ty đa quốc gia. Từng có trải nghiệm tham gia và tổ chức nhiều hoạt động xã hội ở ĐH RMIT, cô bạn trẻ dần nung nấu ước mơ sử dụng vốn kiến thức và kỹ năng của mình để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người xung quanh. Cô cựu sinh viên ngành Thương mại tự tin rằng mình có đủ đam mê, quyết tâm và khả năng học hỏi để lèo lái con thuyền tương lai “lội ngược dòng” tìm hướng đi riêng.

 

Qua nhiều hoạt động tình nguyện và dự án xã hội, Huyền Châu đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghệ thuật – lĩnh vực chưa nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội.

 

Với Huyền Châu, nghệ thuật không chỉ khai mở óc sáng tạo mà còn phát triển những kỹ năng tối quan trọng trong cuộc sống như khả năng quan sát và phân tích vấn đề từ nhiều mặt, kỹ năng giải quyết vấn đề, tính kiên trì, sự tập trung... Trên hết, nghệ thuật giúp con người tìm hiểu, khám phá về bản thân, từ đó mở ra vô số cơ hội trong cuộc sống.

 

Trải nghiệm quý báu ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã khơi dậy trong Huyền Châu quyết tâm xây dựng một trung tâm giáo dục nghệ thuật độc đáo tại Việt Nam. Nghĩ là làm, về Việt Nam, Huyền Châu liền tìm kiếm cơ hội hợp tác và may mắn gặp được gia đình họa sĩ Thẩm Cẩm Phương, những nghệ sĩ có nhiều năm nghiên cứu về việc phát triển năng lực cá nhân qua hội họa.

 

Năm 2014, sau thời gian nghiên cứu và lên kế hoạch, Xưởng nghệ thuật Pallet đã ra đời trong “một khuôn viên yên tĩnh, rợp bóng cây xanh” tại Hà Nội. Xưởng nghệ thuật Pallet là không gian giáo dục sáng tạo nghệ thuật hướng đến lứa tuổi từ 4 - 14. Ứng dụng lý thuyết tâm lý năng lực thị giác của nhà tâm lý học Thụy Sĩ Jean Piaglet, Xưởng mang đến phương pháp dạy vẽ độc đáo, giúp giáo viên kịp thời phát hiện và khơi gợi tiềm năng của trẻ qua thời gian. Tại đây, tranh vẽ được xem là công cụ thể hiện cảm xúc, tâm lý và cách tư duy của học viên.

 

Một góc Xưởng nghệ thuật Pallet.
Một góc Xưởng nghệ thuật Pallet.

 

Vừa là đồng sáng lập và phụ trách mảng quan hệ khách hàng, Huyền Châu vừa tất bật với công việc sắp xếp, tổ chức các hoạt động và khóa học ngắn hạn. Cô chia sẻ, vốn kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm tích lũy được ở môi trường ĐH quốc tế đã giúp cô rất nhiều trong công việc.

 

“Khi còn học tại ĐH RMIT, mình đã cùng nhóm bạn thành lập câu lạc bộ và thường xuyên tham gia tình nguyện cho các tổ chức quốc tế. Những hoạt động trên đã cho mình nhiều bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức cũng như phát triển các mối quan hệ”, Huyền Châu bộc bạch.

 

Tình yêu lớn với công tác xã hội

 

Huyền Châu trong chuyến từ thiện ở Mộc Châu.
Huyền Châu trong chuyến từ thiện ở Mộc Châu.

 

Dù bận rộn với dự án của riêng mình nhưng cô gái trẻ đa tài này vẫn không gác lại tình yêu với công tác xã hội và tình nguyện. Hiện tại, Huyền Châu là thành viên của cộng đồng những “nhà lãnh đạo” trẻ mang tên Global Shapers tại Hà Nội. Cô còn chịu trách nhiệm gây quỹ cho dự án cổng thông tin y tế cộng đồng của một nhóm các bác sĩ Việt Nam đang công tác tại Nhật.

 

Những lúc rảnh rỗi hiếm hoi, cô gái sinh năm 1986 lại lên đường khám phá những nền văn hóa độc đáo, gặp gỡ mọi người và tiếp tục tìm kiếm những cơ hội đóng góp cho xã hội - công việc mà với cô đã trở thành một thói quen.

 

Nguyễn Huyền Châu

 

- Tốt nghiệp Cử nhân Thương mại, trường ĐH RMIT Việt Nam năm 2008

 

- Đồng sáng lập Xưởng Nghệ thuật Pallet, Thành viên của cộng đồng những “nhà lãnh đạo” trẻ Global Shapers Hà Nội, chịu trách nhiệm gây quỹ cho trang web Y Học Cộng Đồng (http://yhoccongdong.com)

 

- Thành tích:

 

+ 2007: Giải thưởng Kỹ năng Lãnh đạo dành cho sinh viên trường ĐH RMIT.

 

+ 7/2011: Thành lập Trung tâm Vũ đạo 808 và Cộng đồng Vũ đạo 808 để tạo sân chơi và thu nhập cho các vũ công trẻ tại Việt Nam.

 

+ 10/2011: Giành Giải thưởng Xuất sắc trong cuộc thi Kế hoạch Kinh doanh của ĐH RMIT toàn cầu với dự án Trung tâm Vũ đạo 808.

 

+ 9/2013: Một trong 50 người trẻ được chọn tham dự cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ

 

 

Để tạo điều kiện cho quý phụ huynh và sinh viên tương lai tìm hiểu về các ngành học với sự tư vấn của các giảng viên, trò chuyện cùng cựu sinh viên và định hướng nghề nghiệp, ĐH RMIT Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện “Con đường đến RMIT và tương lai của tôi”.

 

Thứ Sáu, 25/07/2014, 18:00-21:00 tại Hà Nội

 

Chủ nhật, 27/07/2014, 8:30-11:45 tại TPHCM

 

Vui lòng đăng ký tham dự tại đây hoặc gọi số (84-8) 3776 1369 (TPHCM) hoặc (84-4) 3726 1460 (Hà Nội) để biết thêm chi tiết.