Nhiều đối tượng học sinh được giảm 70% học phí

(Dân trí) - Đó là nhóm học sinh, sinh viên các chuyên ngành: nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành nặng nhọc, độc hại.

Đây là một trong những nội dung dự thảo Nghị định quy định cơ chế thu và sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 mà Bộ GD-ĐT vừa công bố.
 
Nhiều đối tượng học sinh được giảm 70% học phí - 1
Mừng khi được miễn giảm học phí

Trong dự thảo này, Bộ GD-ĐT đưa ra bốn nguyên tắc xác định mức học phí: Đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập, mức thu học phí phải phù hợp điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân. Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập, mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa nhà nước và người học.

Các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình chất lượng cao được thu học phí theo nguyên tắc “tương xứng để trang trải chi phí đào tạo”. Riêng các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT quy định.

Đối t­ượng được miễn học phí: Người có công và con của người có công với cách mạng theo quy định. Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thư­ờng trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi n­ương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nư­ớc;Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh phổ thông là con của hạ sỹ quan và chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân và học sinh, sinh viên ngành sư phạm.

Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành: nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành nặng nhọc, độc hại.

Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đư­ợc hư­ởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em ở cơ sở giáo dục mầm non và học sinh, sinh viên có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Nhà nư­ớc; Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề...

Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí. Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đối tượng được miễn, giảm học phí theo học theo số lượng người học thực tế.

Khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập đối với chương trình chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:
Đơn vị: Đồng/tháng

Nội dung

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Thành phố, thị xã

- Mẫu giáo

110.000

120.000

135.000

145.000

160.000

- Trung học cơ sở

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

- Trung học phổ thông

50.000

55.000

60.000

65.000

75.000

2. Nông thôn đồng bằng, trung du

- Mẫu giáo

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

- Trung học cơ sở

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

- Trung học phổ thông

35.000

40.000

45.000

50.000

55.000

3. Nông thôn miền núi thấp

- Mẫu giáo

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

- Trung học cơ sở

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

- Trung học phổ thông

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

Khung học phí đối với cơ sở giáo dục đại học theo các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như sau:
 
Đơn vị: Đồng/tháng

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật

290.000

350.000

410.000

480.000

550.000

2. Kỹ thuật, công nghệ

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

3. Khoa học tự nhiên

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

4. Nông - lâm - thuỷ sản

290.000

350.000

410.000

480.000

550.000

5. Y dược

340.000

450.000

560.000

680.000

800.000

6. Thể dục thể thao, nghệ thuật

310.000

390.000

480.000

560.000

650.000

Khung học phí đối với trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, cao đẳng nghề, đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 được xác định theo hệ số điều chỉnh như sau:

Trình độ đào tạo

Hệ số so với đại học

1. Trung cấp chuyên nghiệp

0,7

2. Cao đẳng, cao đẳng nghề

0,8

3. Đại học

1

4. Đào tạo thạc sỹ

1,5

5. Đào tạo tiến sỹ

2,5

Khung học phí của trung cấp nghề của các nhóm ngành đào tạo có chất lượng đại trà từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 như­ sau:
 
Đơn vị: Đồng/tháng

Nhóm ngành

Năm học 2010-2011

Năm học 2011-2012

Năm học 2012-2013

Năm học 2013-2014

Năm học 2014-2015

1. Khối thăm dò địa chất, thuỷ văn, khí tượng

270.000

370.000

470.000

580.000

700.000

2. Khối hàng hải

260.000

340.000

420.000

500.000

610.000

3. Khối y tế, dược

250.000

330.000

410.000

490.000

580.000

4. Khối cơ khí luyện kim, kỹ thuật nhiệt và điện, kỹ thuật xây dựng

240.000

320.000

400.000

480.000

560.000

5. Khối công nghệ lương thực và thực phẩm

230.000

310.000

380.000

460.000

540.000

6. Khối kỹ thuật bảo quản và vật tư hàng hoá

230.000

300.000

380.000

460.000

530.000

7. Khối văn hoá, thể thao - du lịch

230.000

300.000

380.000

460.000

520.000

8. Khối kỹ thuật điện tử, bưu chính viễn thông

230.000

300.000

370.000

430.000

500.000

Mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập chất lượng đại trà được nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên: Căn cứ vào khung học phí, đặc điểm và yêu cầu phát triển của ngành đào tạo, hình thức đào tạo, hoàn cảnh của học sinh, sinh viên để quy định mức thu học phí cụ thể đối với từng loại đối tượng, từng trình độ đào tạo.

Mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập không được nhà nước hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên: Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng mức thu học phí theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí thường xuyên trình cấp thẩm quyền cho phép và phải công khai mức học phí cho người học biết trước khi tuyển sinh.

Mức thu học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên: Không vượt quá 150% mức học phí chính qui cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
 
Xác định mức thu học phí đào tạo theo tín chỉ: Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức dưới đây:
Học phí  Tổng học phí toàn khóa   
Tín chỉ      Tổng số tín chỉ toàn khóa    
 
 Tổng học phí toàn khóa  = Mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập: được tự quyết định mức thu học phí, đồng thời phải thực hiện Quy chế công khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
 
Học phí được thu định kỳ hàng tháng, nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

Hồng Hạnh