Quy trình xét tuyển nguyện vọng thực hiện thế nào?

(Dân trí) - Hiện em rất lơ mơ khi phân biệt sự khác nhau giữa nguyện vọng 1 và 2. Không biết quy trình xét tuyển hai nguyện vọng này khác nhau như thế nào? Nếu điểm thi chỉ ở dưới mức điểm sàn, em có cơ hội nào không?

Nguyễn Thị Hoa Linh, B13, Khu tập thể Thanh Xuân Bắc, Hà Nội.

Nếu đỗ tại NV1, thí sinh sẽ biết kết quả ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh khoảng 14 ngày. Nếu không đỗ NV1, thí sinh muốn đỗ theo NV2 thì phải qua một quy trình xét tuyển. Quy trình xét tuyển là một quy trình lặp để tiệm cận đến chỉ tiêu.

Muốn biết cụ thể về việc thí sinh đỗ ở hai nguyện vọng này khác nhau thế nào thì cần phải hiểu về từng bước trong việc xác định thí sinh trúng tuyển. Chấm thi xong, các trường truyền dữ liệu về Bộ để Bộ làm thống kê và tính toán điểm sàn.

TS. Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung Tin học Bộ GD-ĐT cho biết, quy trình xét tuyển của các trường sẽ diễn ra làm 2 đợt:

- Đợt 1: Xét tuyển NV1 là những thí sinh đã dự thi vào trường mình. Kết thúc đợt 1 mỗi trường có thể tuyển được từ 60-70% chỉ tiêu với điểm tuyển rất cao với mức từ 20 điểm trở lên. Toàn bộ dữ liệu về thí sinh đã trúng tuyển của các trường được truyền về Bộ làm thống kê, đánh giá tình hình (đã tuyển được bao nhiêu %, vùng miền nào còn thiếu và thiếu nhiều hay ít…) để định hướng cho việc đăng ký xét tuyển NV2 cho thí sinh.

- Đợt 2: Xét tuyển NV2 sau khi NV1 tuyển chưa đủ chỉ tiêu.

Đối với những trường tổ chức thi có điểm quá kém thì thận trọng chờ nguồn tuyển từ các trường tốp trên về trong các đợt tiếp theo. Các trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển tranh thủ quảng cáo thu hút thí sinh. Đó chính là cơ hội cho NV3.

Những thí sinh có điểm dưới mức điểm sàn quy định khi nhận được giấy báo điểm có thể đem giấy báo điểm này đi đăng ký học các trường THCN, Dạy nghề.

Nhóm PV GD