Sân chơi tiêu chuẩn quốc tế cho trẻ - gần lắm những ước mơ

Mùa hè sắp qua mà nhiều bà mẹ còn thảng thốt: “Chưa kịp cho con đi chơi đâu cả! Ngoài một hai chuyến du lịch ngắn ngày đi biển, lên rừng, ở nhà thì chở con đi công viên nước giỏi lắm được vài ba lần. Còn lại, hàng ngày cho con đi đâu chơi?”.

Vẫn biết con chơi là để học, để phát triển trí não và thể chất, song “làm điều đó như thế nào?” Khi khoảng không gian sinh hoạt chung ngày càng thu hẹp, từng mét vuông quý giá được tận dụng làm nơi buôn bán. Làm bà mẹ thời hiện đại thật khổ, bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền, là gánh nặng lương tâm vì chưa thể lo cho con được vui chơi đầy đủ.

 

Chơi cũng phải lo!

 

Chị Lê Hải Hà (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Vợ chồng tôi ít có thời gian cho con. Con ít ra ngoài, ít giao tiếp với bạn bè, sinh ra rụt rè. Tôi tranh thủ sáng sớm và chiều tối dẫn cháu ra ngoài. Song lề đường cũng thành hàng quán, đi dạo còn khó, nói gì chơi đùa. Phải chi mỗi khu dân cư có một khuôn viên công cộng nhỏ thì tốt biết bao!”

 

Để trẻ em vừa được phát triển thể chất lẫn kỹ năng mềm là mong muốn của toàn xã hội.
Để trẻ em vừa được phát triển thể chất lẫn kỹ năng mềm là mong muốn của toàn xã hội.

 

Tâm trạng khác như chị Nguyễn Hồng Phượng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ trên Facebook: “Kỷ niệm mùa hè là dẫn Poo đi xem phim rạp, công viên nước “giải ngố”. Chỉ vui được lúc đấy, và sang lắm thì mỗi tuần một lần thôi. Tốn kém nhiều không phải gặp được nhiều bạn bè, vận động cũng không bao nhiêu.”

 

Chỗ chơi không có, thời gian chơi hạn hẹp. Rồi các con sẽ chơi ở đâu?

 

Sân chơi xã hội hóa

 

Trong bối cảnh đó, khu chơi vận động như sân chơi chuẩn quốc tế ở Công viên Thống Nhất hầu như lúc nào cũng đông vui là điều dễ hiểu. Ta dễ dàng bắt gặp ở đó hình ảnh các em tung tăng cùng nhau chơi cầu trượt, xích đu. Có nhóm các em còn tự chia nhau thành đội, cùng thi leo trèo, chạy nhảy thật thỏa thích. Nhìn gương mặt bé nào cũng đẫm mồ hôi, nhưng niềm vui thì bừng sáng.

 

Có tận mắt thấy các em nhỏ 6-14 tuổi chơi đùa ở sân chơi công viên này mới thấy hiệu quả và ý nghĩa của sân chơi to lớn đến thế nào. Theo bà Trần Thị Thắm - Vụ Phó Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Rất cần xã hội hóa để xây dựng được nhiều hơn sân chơi cho trẻ em khắp Việt Nam như thế. Chúng tôi đánh giá cao hiệu quả hoạt động của 13 sân chơi công viên chuẩn quốc tế như thế này và 300 sân chơi trong trường tiểu học trên toàn quốc từ năm 2006 đến nay.”

 

Toàn cảnh một sân chơi đạt chuẩn quốc tế đang hoạt động.
Toàn cảnh một sân chơi đạt chuẩn quốc tế đang hoạt động.

 

Không dừng lại ở đó, năm 2013 này, tiếp tục sẽ có thêm 10 sân chơi mới cho trẻ em trên cả nước. Lần đầu tiên người tiêu dùng trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sân chơi đến với trẻ em địa phương. Đây có thể xem là một tín hiệu đáng mừng vì không chỉ có trẻ ở đô thị lớn được cơ hội vui chơi và khám phá, mà trẻ em ở vùng xa, điều kiện khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn cũng có cơ hội ngang bằng với trẻ em cả nước. Tính đến nay đã có 3 sân chơi được xác định sẽ xây tại Nam Định, TPHCM và Cà Mau. Có thể nói, những sân chơi đạt chuẩn quốc tế được ví như những mô hình tiên phong, xua đi nỗi lo của các bậc phụ huynh và mang đến cơ hội vui chơi phát triển thể chất toàn diện cho các em.

 

Chị Ngọc Muội (Cà Mau) cho biết: “Được may mắn là một trong những người đầu tiên được quyền lựa chọn địa điểm lắp đặt sân chơi, tôi nghĩ ngay đến Cà Mau quê hương mình. Vậy là ước mơ về một sân chơi đẹp, tiêu chuẩn quốc tế cho trẻ con Cà Mau đã gần lắm rồi. Đây quả là chương trình có ý nghĩa và là món quà mang cả ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần đối với trẻ em. Chúc cho các tỉnh xa cũng sẽ được lắp đặt những sân chơi công viên tiêu chuẩn như thế. Giờ thì trẻ con cả tỉnh Cà Mau đang đếm ngược để chờ ngày được chơi đấy!”.

 

Mỗi sân chơi tiêu chuẩn quốc tế có diện tích trung bình khoảng 340m2, với chi phí 1,5 tỷ. Tất cả đồ chơi và thiết bị vận động được sản xuất và nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu. Tám thiết bị vận động như xích đu, ghế nhún, ghế xoay, vòng xoay, tổ hợp cầu trượt và các thiết bị tổ hợp khác nhằm rèn luyện cơ bắp, phát triển hệ cơ - xương - khớp cũng như hỗ trợ cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ em.

 

Để mang sân chơi về với khu phố mình, bạn hãy tham gia bằng cách nhắn tin mã số trên mỗi gói OMO và gởi về 8024 để có cơ hội trở thành người chỉ định địa điểm lắp đặt sân chơi! Chương trình sẽ kết thúc vào ngày 31/8/2013.