Thí sinh dự thi đại học môn năng khiếu bắt đầu vào “cuộc đua”

(Dân trí) - Các thí sinh đăng ký dự thi vào các trường đại học có yêu cầu thi môn năng khiếu đã bắt đầu vào “cuộc đua” cân tài, cân sức. Đây là những môn học bắt buộc để các trường căn cứ xét tuyển vào trường và là cơ hội để thí sinh thể hiện đúng sở trường của mình.


Thi năng khiếu, thí sinh thả sức phóng tác

Thi năng khiếu, thí sinh thả sức phóng tác

Thí sinh dự thi trong 240 phút!

TrườngĐại học Kiến trúc Hà Nội: Các thí sinh đã đăng ký thi tuyển sinh đại học hệ chính quyvào các ngành năng khiếu của Trường với từng nhóm ngành năm 2015 lịch thi như sau:

Nhóm ngành

Môn thi

Thời gian thi

Nhóm ngành 1(V00):

- Kiến trúc;

- Quy hoạch vùng vàđô thị;

- Kiến trúc cảnh quan

Môn Vẽ mỹ thuật, gồm 02 bài thi:

- Vẽ mỹ thuật 1:Vẽ đầu tượng thạch cao trắng tỷ lệ 1:1

- Vẽ mỹ thuật 2:Bố cục tạo hình

- Ngày 09/7/2015:Làm thủ tục dự thi.

- Ngày 10/7/2015:

+ Sáng thi môn Vẽ mỹ thuật 1: 210 phút;

+ Chiều thi mônVẽ mỹ thuật2: 150phút.

Nhóm ngành 3 (H00):

- Thiết kếđồ hoạ;

- Thiết kế nội thất.

- Môn 1:Hình họa mỹ thuật

Vẽ người mẫu dạng bán thân

- Môn 2:Bố cục trang trí màu

- Ngày 11/7/2015:Làm thủ tục dự thi.

- Ngày 12/7/2015:

+ Sáng thi mônHình họa mỹ thuật: 240phút;

+ Chiều thi mônBố cục trang trí màu: 240phút.

Các vật dụng cần thiết phục vụ làm bài thi của thí sinh: Thi vàocác ngành Kiến trúc, Quy hoạch vùng vàĐô thị, Kiến trúc cảnh quan: Thí sinh tự túc bảng vẽ, bút... Nhà trường cung cấp giấy thi, giấy nháp.

Thi vàocác ngànhThiết kếđồ hoạ, Thiết kế nội thất: Thí sinh tự túcbảng vẽ,bút, màu, dụng cụ pha màu... Nhà trường cung cấp giấy vẽ, giấy nháp, giá vẽ, nước pha màu.

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Thí sinh phải hát, kể chuyện và nhảy

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội: Tổ chức thi môn năng khiếu vào ngành Giáo dục mầm non, Giáo dục mầm non-Sư Phạm Tiếng Anh và ngành Giáo dục Đặc biệt:

Môn 1 (hệ số 1): Hát ; Môn 2 (hệ số 1): Kể chuyện và đọc diễn cảm

Môn năng khiếu vào ngành Giáo dục thể chất (hệ số 2) gồm 02 nội dung: Nội dung 1: Bật xa; Nội dung 2 : Chạy 400m

-Môn năng khiếu vào ngành SP Âm nhạc: Môn 1 (hệ số 1): Năng khiếu nhạc (Thẩm âm-Tiết tấu); Môn 2 (hệ số 2): Hát

Môn năng khiếu vào ngành SP Mỹ thuật: Môn 1 (hệ số 2): Họa chì (người hoặc tượng bán thân); Môn 2 (hệ số 1): Vẽ màu (Trang trí hoặc Bố cục)

Thời gian thi: Tập trung thí sinh nghe phổ biến qui chế thi: 9h sáng ngày 14/07/2015. Thi : Từ ngày 15/07/2015 đến 20/07/2015

Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật TƯ: Thí sinh phải hát bài hát nước ngoài

Từ ngày 10/7/2015: Tập trung thí sinh, làm thủ tục dự thi; Ngày 11,12/7/2015: Tổ chức thi môn Năng khiếu các ngành đào tạo.

Nhà trường xét tuyển: Môn Ngữ văn, kết quả ba năm THPT hoặc kết quả thi trong kỳ thi quốc gia năm 2015; Thí sinh phải đăng ký 01 trong 02 hình thức xét tuyển môn Ngữ văn. Dự kiến 60% chỉ tiêu xét điểm Ngữ văn theo kết quả ba năm THPT căn cứ Học bạ, 40% chỉ tiêu xét điểm Ngữ văn theo kết quả trong kỳ thi Quốc gia năm 2015.

Điều kiện xét tuyển hệ đại học: Điểm trung bình cộng ba năm THPT môn Ngữ văn phải đạt từ 5.0 đối với thí sinh sử dụng kết quả 3 năm học THPT; điều kiện môn Ngữ văn đối với thí sinh sử dụng kết quả thi trong kỳ thi Quốc gia năm 2015 thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT;

Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015, nộp Hồ sơ theo thời gian quy định của Nhà trường, nếu vào thời gian chưa kết thúc năm học thí sinh nộp bổ sung Học bạ THPT (06 học kỳ) trước ngày 11/7/2015 hoặc Giấy chứng nhận điểm Ngữ văn trong kỳ thi Quốc gia trước ngày 20/7/2015 tại Phòng Đào tạo trường ĐHSP Nghệ thuật TW .

Nhà trường tổ chức thi: Hai môn năng khiếu (nhân hệ số 2) ; Điểm các môn Năng khiếu nhân hệ số 2.

Kết quả môn Hình hoạ, Bố cục, Trang trí, Kiến thức Âm nhạc tổng hợp - Xướng âm, Thanh nhạc - Nhạc cụ được tính chung cho các ngành dự thi có cùng khối thi, môn thi.

Các môn Kiến thức Âm nhạc tổng hợp - Xướng âm, Thanh nhạc - Nhạc cụ, Thanh nhạc tổ chức thi thực hành theo thứ tự phòng thi;

Thí sinh dự thi môn Thanh nhạc ngành ĐH Thanh nhạc phải trình bày từ 2 đến 3 tác phẩm ở các thể loại khác nhau (dân ca, hành khúc, ca khúc nghệ thuật...) trong đó ít nhất có 01 bài hát Việt Nam và 01 bài hát tiếng nước ngoài. Thí sinh được phép tự chuẩn bị người đệm nhạc, hoặc đĩa nhạc phục vụ cho tác phẩm thể hiện.


Trường ĐH Sân khấu điện ảnh: Thí sinh không
được mặc váy, trang điểm

Trường ĐH Sân khấu điện ảnh: Thí sinh không được mặc váy, trang điểm

Quy trình thi năng khiếu của trường ĐH Sân khấu điện ảnh như sau:

Gồm 2 vòng: Sơ tuyển (dự kiến từ 20/7 đến 25/7/2015); Chung tuyển (dự kiến từ 26/7 đến 30/7/2015).

Thí sinh được vào vòng chung tuyển phải xét tuyển thêm môn Ngữ văn hoặc môn Toán theo yêu cầu của từng ngành đăng ký dự thi. Điểm các môn thi này phải đạt ngưỡng quy định của Bộ GD-ĐT trở lên.

Điểm trúng tuyển gồm 2 loại điểm:Điểm thi các môn Năng khiếu chuyên môn (hệ số 2) làm tròn đến 0,5 điểm. Tổng điểm: gồm điểm Năng khiếu chuyên môn (hệ số 2) cộng điểm Ngữ văn đối với khối S/ hoặc Toán đối với Khối S1, cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có).

Thí sinh đạt ở vòng sơ tuyển đúng 14h00 ngày 25/7/2015 có mặt tại Trường để làm thủ tục dự thi vòng chung tuyển. Yêu cầu thí sinh nhất thiết phải nộp giấy báo điểm thi môn Văn( thi khối S) hoặc Toán( thi khối S1) của kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015. Đối với những Thí sinh tốt nghiệp THPT hay THCN từ 2014 về trước, nộp giấy báo điểm thi môn Văn (thi khối S) hoặc Toán( thi khối S1) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hay Bổ túc trung học của năm thí sinh tốt nghiệp để xác định điểm xét tuyển môn văn hóa. Nếu không có giấy chứng nhận điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc BTTH đối với các môn văn hóa, thí sinh dù có đạt điểm thi năng khiếu cũng không đủ điều kiện trúng tuyển.

Thi diễn viên kịch – điện ảnh; Diễn viên chèo; Diễn viên cải lương; Diễn viên rối: Thí sinh có độ tuổi từ 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55. Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp (Riêng đối với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương, Diễn viên rối cần có giọng hát tốt). Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.

Ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp Múa, Cao đẳng Múa hoặc đã sáng tác, biểu diễn múa; Biên đạo múa đại chúng: Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.

Các ngành/chuyên ngành khác thuộc khối ngành Điện ảnh, Truyền hình, Nhiếp ảnh, Sân khấu: Khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp 01 bài viết (viết tay trên khổ giấy A4), lý giải tại sao mình lại lựa chọn dự thi ngành học này và phải nộp thêm những tác phẩm, bài viết…

Trường ĐH Văn hóa Hà Nội: Các môn năng khiếu sẽ được chấm theo thang điểm 10

Các môn thi năng khiếu của ĐH Văn hóa Hà Nội năm 2015 như sau:

TT

Tên ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn thi

THPT Quốc gia

Năng khiếu

1

Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

- Chuyên ngành : Tổ chức hoạt động văn hoá dân tộc thiểu số

D220112

Văn, Sử

1. Thuyết trình

2. Năng khiếu tự chọn (Thanh nhạc, nhạc cụ, múa)

2

Quản lý văn hoá

D220342


- Chuyên ngành : Chính sách văn hoá và quản lý nghệ thuật

D220342

Văn, Sử

1. Thuyết trình

2. Năng khiếu tự chọn (Thanh nhạc, nhạc cụ, múa)

- Chuyên ngành : Biểu diễn âm nhạc

D220342

Văn

1. Thanh nhạc

2. Thẩm âm, tiết tấu, nhạc lý và xướng âm

- Chuyên ngành : Đạo diễn sự kiện

D220342

1. Biểu diễn năng khiếu tự chọn.

2. Viết và thuyết trình kịch bản

- Chuyên ngành : Biên đạo múa đại chúng

D220342

1. Cảm thụ âm nhạc và biên đạo tác phẩm

2. Biểu diễn năng khiếu múa

Lịch thi và địa điểm thi: Ngày 22/07/2015, thí sinh tập trung. Ngày 23/07/2015 và 24/07/2015, thí sinh thi các môn năng khiếu.

Để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh đến dự thi môn năng khiếu, Nhà trường bố trí chỗ ở miễn phí tại Ký túc xá (KTX) cho thí sinh ở tỉnhtrong khuôn viên Trường.

Các môn năng khiếu sẽ được chấm theo thang điểm 10. Nhà trường không nhận phúc khảo bài thi môn năng khiếu.

Hồng Hạnh (tổng hợp)