Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

Lời tòa soạn: Trong bài viết mang tựa đề “Thu nhập thực của giảng viên đại học Việt N­am ở mức khá cao so với thế giới”, các tác giả Phạm Hiệp và Đàm Quang Minh đã nêu ra những kết quả sơ bộ của một điều tra gần đây do một nhóm các nhà khoa học đang làm việc và học tập tại Trường Đại học FPT và Trường Đại học Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan) thực hiện.Dưới đây là nội dung bài viết.

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm


Giảng viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có cơ hội được phát huy khả năng tại một số trường đại học hàng đầu và được trả thu nhập tương xứng. Trong ảnh: SV lưu giữ hình ảnh tốt nghiệp tại Văn Miếu. Ảnh: HA

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk review) và phỏng vấn bán cấu trúc (semi structured interview) với hơn 40 nhà khoa học, giảng viên đã và đang làm việc tại một số cơ sở giáo dục ở Việt Nam, chúng tôi thu được một số kết quả khá bất ngờ:mặc dù mức lương cứng của giảng viên tại một số đại học hàng đầu ở Việt Nam có thể thấp, nhưng mức thu nhập thực lại khá cao; thậm chí cao hơn mức trung bình tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Nhật, Pháp hay Argentina.

Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm

Bảng 1 thống kê thu nhập trung bình và % lương cơ bản trên tổng thu nhập hàng năm của giảng viên tại một số cơ sở giáo dục đại học hàng đầu ở Việt Nam phân theo bốn cấp độ (ThS, TS, PGS, GS) bao gồm:

·Phân nhóm 1:Các Đại học Quốc gia, Đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính (vd: ĐHQGHN, ĐH Huế, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam),

·Phân nhóm 2:Các trường đại học công tự chủ tài chính (vd: Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng),

·Phân nhóm 3:Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc một số trường đại học công (vd: Khoa Quốc tế - ĐHQGHN, Trường Đại học Quốc tế - ĐHQGTpHCM),

·Phân nhóm 4:Các trường đại học xuất sắc (vd: Trường Đại học Việt Đức, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội);

·Phân nhóm 5:Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước (vd: Trường Đại học Tân Tạo, Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học FPT).

·Phân nhóm 6:Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (vd: Trường Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam).

Theo Bảng 1, có thể thấy, có những giảng viên có thu nhập lên đến gần 500 triệu, thậm chí 1 tỷ/năm từ nguồn thu chính đáng; nhưng cũng có một số ít giảng viên trẻ, chưa có trình độ TS thu nhập chưa đến 100 triệu/năm. Từ Bảng 1, cũng có thể chia sáu nhóm này – cũng là sáu nhóm có nguồn nhân lực và tài chính mạnh nhất cả nước thành 3 nhóm lớn hơn hơn A, B và C. Nhóm C bao gồm các trường thuộc Phân nhóm 1,2,3, có thu nhập trung bình tối đa cho GS khoảng 480 triệu. Nhóm B bao gồm các trường thuộc Phân nhóm 4, 5 có thu nhập trung bình tối đa cho giảng viên trình độ PGS tương đương thu nhập của GS thuộc phân khúc A. Cuối cùng, Nhóm A chỉ bao gồm trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài (Phân nhóm 6) với mức thu nhập vượt trội hơn hẳn so với 2 phân khúc còn lại.

So sánh thu nhập theo năm và phần trăm lương cơ bản trên tổng thu nhập của giảng viên trình độ cao ở một số đại học hàng đầu Việt Nam

Nhóm trường

ThS

TS

PGS

GS

Phân khúc

1.Các ĐH quốc gia, ĐH vùng trọng điểm không tự chủ tài chính

72 (72%)

144 (48%)

300 (25%)

480 (25%)

C

2. Các trường đại học công tự chủ tài chính

102 (50%)

270 (26%)

380 (20%)

480 (25%)

3. Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học

150 (35%)

270 (26%)

380 (20%)

/

4. Các trường đại học xuất sắc /


290 (100%)

480 (100%)

/

5. Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước

280 (70%)

380 (70%)

440 (60%)

/

B

6. Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài

/

792 (100%)

1080 (100%)

/

C


Ghi chú:
- Thu nhập được tính theo đơn vị triệu đồng; trong ngoặc là phần trăm lương cơ bản trên tổng thu nhập
- Các ô gạch chéo (/) không có thông tin là do các nhóm trường thuộc Phân nhóm đó có quá ít giảng viên thuộc trình độ tương ứng

Sự khác nhau về chính sách lương – thu nhập giữa các Nhóm trường

Đều nằm trong số những trường trả thu nhập cho giảng viên cao nhất cả nước, nhưng cơ cấu thu nhập – tương ứng với chính sách về lương bổng tại các trường này lại có sự khác biệt rõ rệt.

Nếu như Phân nhóm 4 (các trường đại học xuất sắc) và Phân nhóm 6 (các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài) áp dụng mô hình quản trị đại học theo nguyên mẫu của nước ngoài: trả lương cao tương xứng với trình độ và yêu cầu công việc cao và thậm chí (như trường hợp của Phân nhóm 6) không cho phép giảng viên làm thêm ở ngoài nếu không có sự đồng ý cuả trường thì các trường thuộc Phân nhóm khác (1,2,3,5) lại chọn cách thức trả thu nhập tăng thêm dựa vào đầu công việc trên cơ sở một mức lương cơ bản ban đầu.

Nguồn thu nhập tăng thêm này khá đa dạng và phong phú, từ nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau. Cách đơn giản nhất là dạy vượt giờ (mức giá trung bình hiện nay khoảng 50.000 – 150.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Việt và 200.000-300.000 VNĐ/01h cho giờ giảng bằng tiếng Anh); một cách khác là từ nguồn đề tài, dự án đặc biệt (vd giảng viên tham gia chương trình tiên tiến của Bộ được trả thêm 3 triệu VNĐ/tháng hoặc giảng viên làm nghiên cứu khoa học từ nguồn kinh phí nhà nước được chi khoảng 8-15 triệu/01 chuyên đề - thường thực hiện trong vòng 01 tháng)…. Cơ chế trả thu nhập tăng thêm dựa trên đầu việc cũng phần nào phản ánh trình độ thực của từng giảng viên – bên cạnh chức danh, trình độ chuyên môn của người ấy.

Nhiều giảng viên Việt Nam có mức thu nhập cao hơn mức trung bình tại Nhật, Pháp

Bảng 2 so sánh thu nhập giảng viên tại các đại học Việt Nam (theo nghiên cứu của chúng tôi) với mức thu nhập trung bình của giảng viên tại 28 nước trên thế giới (theo kết quả nghiên cứu của Philip Altbach – Mỹ và Liz Reseiberg – Nga năm 2012).

Bảng này không bao gồm thu nhập giảng viên trình độ ThS vì tại phần lớn các nước trên thế giới, giảng viên đều có trình độ TS trở lên.

Để loại trừ các yếu tố về chênh lệch mức sống giữa các nước, số liệu về thu nhập trong bảng này đã được quy đổi theo USD sức mua tương đương (PPP). Từ Bảng 2, có thể thấy, mức thu nhập trung bình của giảng viên trình độ cao, khá ngạc nhiên là không hề thấp so với thế giới.

Sau khi quy đổi ra USD PPP, giảng viên tại ĐHQG còn có mức thu nhập cao hơn các đồng nghiệp đến từ các nước phát triển hơn như Pháp, Nhật. Thậm chí giảng viên thuộc các trường đại học xuất sắc và trường tư có chủ sở hữu nước ngoài còn thuộc hàng cao và rất cao khi so với thế giới. Điều này lý giải tại sao các trường này đã có thể mời được khá nhiều các nhà khoa học nước ngoài đến làm việc toàn thời gian trong những năm vừa qua.

Bảng 2:So sánh thu nhập theo năm của giảng viên tại các đại học Việt Nam với nước ngoài

Nước

TS

PGS

GS

Armenia

4,860

6,456

7,980

Russia

5,196

7,404

10,920

China

3,108

8,640

13,284

Ethiopia

10,368

14,484

18,960

Kazakhstan

12,444

18,636

27,648

Latvia

13,044

21,420

31,848

Mexico

16,032

23,292

32,760

Czech

19,860

29,940

47,604

Turkey

26,076

31,164

46,776

Colombia

23,580

32,424

48,696

Brazil

22,296

38,148

54,600

Japan

34,764

41,676

55,248

France

23,676

41,808

57,300

Argentina

37,812

45,060

52,620

1. Các đại học quốc gia, đại học vùng và các đại học trọng điểm không tự chủ tài chính

19,100

39,791

63,666

2. Các trường đại học công tự chủ tài chính

35,812

50,402

63,666

3. Các đơn vị/khoa/trung tâm liên kết quốc tế trực thuộc các trường đại học

35,812

50,402

/

5. Các trường đại học tư hàng đầu có chủ sở hữu trong nước

50,402

58,360

/

Malaysia

33,888

55,536

94,368

Nigeria

33,096

55,548

74,748

Israel

42,300

56,964

76,524

Norway

53,892

59,280

70,164

Germany

58,620

61,692

76,596

4. Các trường đại học xuất sắc

38,465

63,666

/

Netherlands

41,664

63,756

85,476

Australia

47,160

68,556

89,988

United Kingdom

48,924

71,316

100,428

Saudi Arabia

41,484

72,024

102,288

United States

59,400

72,648

88,296

India Ghi chú:
- Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF 2013
- Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm các Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng điểm của nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát triển

47,448

72,840

89,196

South Africa

47,124

78,372

111,960

Italy

42,300

78,372

109,416

Canada

68,796

86,352

113,820

6. Các trường đại học tư có chủ sở hữu nước ngoài

105,048

143,248

/


Ghi chú:
- Đơn vị tính trong bảng này được quy đổi về USD PPP theo thống kê của IMF 2013
- Thu nhập của giảng viên Trung Quốc được tính trong Bảng này không bao gồm các Giảng viên tham gia đề án 985- đề án xây dựng các ĐH nghiên cứu trọng điểm của nước này, có mức đãi ngộ thu nhập cao tương đương tại các nước phát triển


Sau gần 30 năm mở rộng giáo dục đại học (kể từ khi trường đại học ngoài công lập đầu tiên ra đời năm 1989) và gần 10 năm đổi mới, cái cách giáo dục đại học theo hướng quan tâm hơn đến chất lượng (kể từ khi Nghị quyết 14/2005/NQ-CP được ban hành), thị trường nguồn nhân lực giảng viên, đặc biệt là giảng viên chất lượng cao đã bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Từ chỗ bị chảy máu chất xám trầm trọng trong những năm 1980 – 1990, thời gian gần đây đã chứng kiến nhiều tín hiệu khả quan theo chiều ngược lại.

Nghiên cứu của chúng tôi trên đây cho thấy, trái với cảm nhận chung của xã hội, giảng viên giỏi ở Việt Nam hiện nay đã có cơ hội được phát huy khả năng tại một số trường đại học hàng đầu và được trả thu nhập tương xứng; trong nhiều trường hợp thậm chí còn có mức thu nhập hấp dẫn hơn so với thế giới.

Phạm Hiệp – Đàm Quang Minh

Theo Báo Vietnamnet