Thú vị “sân chơi photovoice” của trẻ em dân tộc thiểu số

(Dân trí) - Chưa từng cầm máy ảnh trước đó, nhưng khi được hướng dẫn cách chụp ảnh và tự mình lựa chọn hình ảnh để ghi lại, những trẻ em dân tộc thiểu số Chăm, Raglai và M'Nông bỗng trở thành những “nhiếp ảnh gia” thật ấn tượng!

Được ngắm hàng trăm bức ảnh của các “tay máy” từ 11-15 tuổi khi có mặt tại buổi tổng kết hoạt động triển lãm ảnh lưu động của trẻ em dân tộc thiểu số tại Ninh Thuận và Đăk Nông vừa qua, chúng tôi mới có dịp thêm hiểu về những trẻ em này qua một góc nhìn thật khác.  

Qua đôi mắt trong trẻo của các em, cuộc sống quanh ta bỗng chốc tràn đầy tình yêu thương và niềm yêu cuộc sống. Những gì dung dị bao quanh mình đã được các em ghi lại và chia sẻ với mọi người qua những bức ảnh: từ các trò chơi của trẻ thơ, các hoạt động trường lớp, đến các sinh hoạt gia đình, hay những dịp lễ hội truyền thống của làng quê... Thậm chí cả cảnh người thân đi lượm phân bò cũng được các em chụp lại cùng lời chú thích thật cảm động.

Những hình ảnh đời thường khi qua tay máy non nớt của các em bỗng trở nên sinh động và biểu cảm lạ thường. Đi cùng với những bức ảnh là những chú thích được các em nắn nót viết lại đã giúp người ngắm ảnh thêm hiểu về những tình cảm mà các em nhắn nhủ qua các “tác phẩm đầu đời” của mình.

Thú vị “sân chơi photovoice” của trẻ em dân tộc thiểu số
Bức ảnh của em Pinăng Thị Nhận (học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nguyễn Văn Linh, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận) chụp cảnh các bạn đang kiểm tra số tiền quỹ ủng hộ Vì bạn nghèo tại Trường THCS Nguyễn Văn Linh. Em Nhận cho biết, cứ thứ 5 hàng tuần, các bạn lại kiểm tra quỹ. Quỹ sẽ được tổng kết vào cuối năm và được trao tặng cho các bạn vượt khó học giỏi. “Em mong rằng số tiền này sẽ là nguồn động viên đối với các bạn vượt khó học giỏi. Em rất thích được nhà trường tổ chức những hoạt động như thế này nhiều hơn nữa” - em Pinăng Thị Nhận chia sẻ.
 
Thú vị “sân chơi photovoice” của trẻ em dân tộc thiểu số
Bức ảnh của em Pinăng Thị Đào (học sinh Trường Tiểu học Phước Tân A, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận) chụp ảnh bà Kaktơn Thị Lấm, 64 tuổi, đang hốt vỏ đậu chác nước. Bà đi rẫy hái đậu, phơi nắng cho khô để ăn hoặc để bán khi bà cần tiền mua thuốc cho chồng bà đang bệnh. Em muốn học theo bà ấy, chăm sóc ông rất kỹ càng. Em muốn mọi người cũng như thế và rèn luyện sức khỏe - đó là lời nhắn nhủ của em Đào qua bức ảnh.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Bức ảnh của em Sầm A Huy (bên trái trong ảnh) (học sinh Trường Tiểu học Bỉnh Nghĩa (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) chụp cô Nguyễn Thị Bảy đang phơi phân bò. Cô đi chăn bò cách nhà 5 km, khi đi chăn bò thì cô lượm luôn phân bò. Một ngày cô lượm được 3 bao, một bao bán được 15 ngàn. Bây giờ phân cũng hiếm vì nhiều người cùng lượm. Em rất thích bức ảnh này, thông qua bức ảnh, em muốn mọi người quan tâm hơn đến người nghèo.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Bức ảnh của em Dương Chí Khanh (học sinh Trường Tiểu học Bỉnh Nghĩa (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) chụp mẹ em đang may áo. May áo là nghề của mẹ, nhờ may áo này mà mẹ có thể nuôi em ăn học. Bức ảnh này nói lên người phụ nữ luôn có tính chịu khó, cần cù, siêng năng. Ngoài việc may áo, mẹ còn giặt áo quần cho em, đi chợ và nấu ăn, không bao giờ nghỉ ngơi. Em Khanh cho biết: “Mẹ vất vả làm sao, em cảm thấy rất thương mẹ. Em rất thích bức ảnh này vì bức ảnh thể hiện sự chịu khó của mẹ em khi ngồi may suốt mấy tiếng mà không than mỏi mệt”.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Bức ảnh của em Y Chê (học sinh Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông) chụp người em họ H’Lê, 7 tuổi, học lớp 2, đang rửa bát cho gia đình. Nhà H’Lê có bố mẹ làm nông và người anh trai học lớp 3. Tác giả bức ảnh cho biết công việc rửa bát là giúp một phần cho bố mẹ. Bố mẹ làm rẫy về thấy nhà cửa sạch sẽ, chén bát sạch sẽ thì sẽ khen em là con ngoan của gia đình. “Em rất ngưỡng mộ em ấy” - Y Chê cho biết.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Bức ảnh của em Y Môn (học sinh Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông) chụp người bà đang cho lợn ăn. Lợn ngoài làm thịt còn có thể bán nữa. Y Môn cho biết, qua bức ảnh, em muốn nói là bà em rất chăm chỉ với công việc. Tuy bà đã già nhưng bà vẫn cố gắng chăm sóc đàn lợn của nhà mình.

Đây là những bức ảnh nằm trong hoạt động Tiếng nói qua ảnh (Photovoice) do Oxfam và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện cùng với trẻ em dân tộc thiểu số tại ba tỉnh Ninh Thuận, Đăk Nông và Lào Cai, với trọng tâm thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em tại Việt Nam. Hoạt động này được triển khai từ tháng 10/2013 và đến nay trẻ em tại ba tỉnh trên đang hoàn thiện các bức ảnh cùng câu chuyện của mình để chuẩn bị cho một triển lãm toàn quốc dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào dịp 1/6 năm nay.

Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Em Thành Thị Bông, học sinh Trường Tiểu học Bỉnh Nghĩa (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) đang giới thiệu các bạn xem ảnh mình chụp trong khuôn khổ buổi triển lãm chiều ngày 15/3/2014.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Các em học sinh ngắm ảnh các bạn mình chụp được trưng bày tại buổi triển lãm chiều ngày 15/3/2014 tại Trường Tiểu học Bỉnh Nghĩa (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận).
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Các bức ảnh của em Pinăng Thị Hậu (học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nguyễn Văn Linh, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận) được trưng bày trong buổi triển lãm tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Nguyễn Văn Linh sáng ngày 16/3/2014.
 
Bức ảnh của em Sầm A Huy (
Em H' Xen (học sinh Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông) đang trang trí cho các bức ảnh của mình trước khi tham gia hoạt động triển lãm ảnh chiều ngày 18/3/2014 tại Trường THCS Nâm Nung.
 
“Nhiếp ảnh gia” Y Môn (
“Nhiếp ảnh gia” Y Môn (ngoài cùng bên trái) bên các bức ảnh của mình và các bạn nhỏ tại Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông chiều ngày 18/3/2014.
 
Nguyên Chi