Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp

“Các môn nghệ thuật không chỉ đánh thức năng khiếu của trẻ mà còn tác động tích cực tới tâm hồn, giúp các em biết quan tâm đến cuộc sống, yêu thương chia sẻ với mọi người xung quanh... Điều này thật sự cần thiết khi hội chứng con một ngày càng phổ biến.”

Đó là chia sẻ của Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng tại buổi triễn lãm và đấu giá gây quỹ từ thiện các tác phẩm xuất sắc nhất của vòng chung kết cuộc thi sáng tác nghệ thuật “Sắc màu cuộc sống” - sân chơi bổ ích của hơn 4.500 học sinh các cấp toàn hệ thống trường Quốc tế Việt Úc.

Những sáng tạo thú vị

Cuộc thi sáng tác nghệ thuật “Sắc màu cuộc sống” là một trong những hoạt động năng khiếu thường kỳ do trường Việt Úc tổ chức nhằm khuyến khích, đánh thức khả năng sáng tạo của học trò. Với nhiều hình thức sáng tác như bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh, làm mô hình…, các em được thỏa sức mày mò, thể hiện sự sáng tạo về thế giới xung quanh qua cảm nhận đa chiều, đầy màu sắc của bản thân. Hoạt động này góp phần cân bằng đời sống học đường với đời sống thực tế cho học sinh.

Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp

Học trò trường Quốc tế Việt Úc giới thiệu về tác phẩm tại triển lãm "Sắc màu cuộc sống".

200 tác phẩm lọt vào vòng chung kết không chỉ nổi bật bởi những ý tưởng về bố cục, màu sắc… mà người xem còn có thể cảm nhận được suy nghĩ, tình cảm, cái nhìn có phần lạ lẫm,

Các tác phẩm xuất sắc nhất của đợt triển lãm cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” được bán đấu giá cho phụ huynh học sinh thu về gần 27 triệu đồng. Số tiền này sẽ được nhà trường sử dụng làm quỹ từ thiện.

thú vị của các em về thế giới xung quanh. Người xem không khỏi ngỡ ngàng với bức tranh “Bé ngồi lưng trâu” - tác phẩm đậm chất đồng quê của em Phương Ngọc Thái, học trò mẫu giáo sống ở phố thị. Hay bức tranh “Về quê ngoại” đặc tả kỷ niệm tuổi thơ của em Nguyễn Nhật Vy Khương…

Vẽ được nhiều em lựa chọn và có nhiều tác phẩm nổi bật ở cuộc thi có thể nói nhờ chương học chính khóa môn Mỹ thuật ở trường, các em được trải qua quá trình thực hiện các tác phẩm hội họa, tạo hình dựa trên óc quan sát và các hình thức biểu đạt về sự vật, sự việc dựa trên góc nhìn đa dạng. Qua đó, các năng khiếu cá nhân mang tính thiên hướng của trẻ sẽ được đánh thức, bộc lộ và phát triển trong tinh thần sáng tạo, tự do.

Vun đắp tâm hồn trẻ

Có mặt tại buổi triển lãm với vai trò chủ khảo của cuộc thi, Thạc sĩ nghệ thuật, họa sĩ Sĩ Hoàng dành thời gian trò chuyện với phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của việc trẻ được học, được trải nghiệm với các môn nghệ thuật.

Trải nghiệm các môn năng khiếu giúp trẻ sống đẹp

Họa sỹ Sĩ Hoàng chú trọng đến chủ đề, nội dung thể hiện tình yêu thương trong tác phẩm bên cạnh tiêu chí về bố cục, màu sắc.

Ông chia sẻ, ở những trường học xa xôi, còn rất nhiều khó khăn nhưng các môn hội họa, âm nhạc vẫn được đưa vào từ các bậc học thấp nhất. Bởi những biểu hiện thông tin, cảm xúc đầu đời của trẻ thể hiện qua những môn nghệ thuật đó.

“Khi chưa biết viết nhưng lần đầu tiên cầm giấy, bút trong tay, các em sẽ vẽ để tạo hình ảnh truyền đạt thông tin của mình. Hay khi nói chưa sõi, trẻ sơ sinh đã bi bô i a, hay tiếng khóc của trẻ nhỏ cũng mang nhiều cung bậc, cảm xúc… vì chúng tạo nên bởi giai điệu (trong âm nhạc). Nhờ hình ảnh, giai điệu đó, chúng ta có thể đoán được mong muốn, tâm trạng của con.

Hơn nữa, hội họa và âm nhạc giúp cho trí tưởng tượng phát triển, mà trí tưởng tượng là khởi đầu của sáng tạo. Có sáng tạo, các em sẽ thông minh hơn, là nền tảng cho việc học suốt đời”, họa sĩ cho hay.

Ngoài ra, họa sĩ - nhà thiết kế này nhấn mạnh bên cạnh việc phát triển năng khiếu, khi thực hiện các tác phẩm nghệ thuật, các em sẽ biết quan tâm đến cuộc sống xung quanh, biết yêu thương người khác, có những cảm nhận về thiên nhiên, động vật… Điều này đặc biệt cần thiết khi mà hội chứng con một đang ngày càng phổ biến - trẻ được “bao bọc” đến mức có thể bị đánh mất cảm nhận với cuộc sống.

Họa sĩ Sĩ Hoàng bày tỏ, ông rất tâm huyết với cuộc thi “Sắc màu cuộc sống” do trường Việt Úc tổ chức hay các hoạt động phát triển năng khiếu, tư suy kết hợp với giáo dục thẩm mỹ mang tính thực hành cao cho trẻ. Theo ông: “Những hoạt động đó nếu không giúp trẻ trở thành nghệ sĩ thì cũng trở thành người biết sống, biết suy nghĩ và cảm thụ cái đẹp khi trưởng thành”.