Thừa Thiên - Huế:

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương học tập suốt đời”

(Dân trí) - Ngày 4/10, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương học tập suốt đời” hưởng ứng Tuần lễ học tập suốt đời năm 2012 do Bộ GD-ĐT và Trung ương Hội Khuyến học VN phát động chủ đề "Học để trở thành người công dân tốt".

Triển lãm tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Huế đến 15/10 giới thiệu gần 250 tư liệu, hình ảnh, hiện vật về tấm gương tự học mẫu mực và vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời ở Việt Nam.

Nhìn lại những chặng đường học tập đầy gian khó và vinh quang của Bác Hồ

Triển lãm chia làm 5 phần: Truyền thống khuyến học và trọng hiền tài của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương mẫu mực về học tập suốt đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời ở Việt Nam, Việt Nam trong quá trình xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, Thừa Thiên - Huế xây dựng, phát triển xã hội học tập và học tập suốt đời.

Thông qua các hình ảnh, tư liệu, hiện vật trưng bày, triển lãm nhằm đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập, góp phần động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân tích cực học tập và học tập suốt đời; tuyên truyền, giới thiệu về năng lực cung ứng giáo dục của các cơ sở giáo dục và thiết chế giáo dục ngoài nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Dưới đây là một số hình ảnh đáng nhớ về Bác - vị lãnh tụ tối cao dân tộc, người cha già tận tụy của mọi tầng lớp nhân dân đã luôn đề cao tinh thần học tập trong mọi hoàn cảnh và điều kiện để có đủ tri thức lãnh đạo đất nước chống ngoại xâm, cũng như tiến đến sánh vai cùng cường quốc năm châu trên khắp thế giới được trưng bày tại triển lãm:

Nhìn lại những chặng đường học tập đầy gian khó và vinh quang của Bác Hồ

“Người An Nam rất hiếu học. Trong các tầng xã hội, người sĩ phu chiếm địa vị hàng đầu. Có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Cho nên, dù có nghèo đói đến đâu, cha mẹ cũng cố tìm cách cho con cái được học hành. “Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” là một câu tục ngữ biểu hiện nhiệt tình ham muốn có học thức của dân tộc An Nam” - Nguyễn Ái Quốc năm 1924.
Ngay từ

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Tất Thành đã được nghe cha và các bạn hữu của cha bàn luận về thời cuộc.
Ngay từ

Ngôi nhà của thầy Vương Thúc Quý ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi Nguyễn Tất Thành theo học chữ Hán thời niên thiếu.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, vương quốc Anh nơi Nguyễn Tất Thành vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914-1917.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Một số tác phẩm của các học giả, nhà văn nổi tiếng mà Nguyễn Ái Quốc đã đọc và nghiên cứu trong thời gian sống và hoạt động ở Anh, Pháp, Nga…
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Trong lý lịch của đại biểu tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935 ở Matxcơva, Nguyễn Ái Quốc (bí danh là Lin) đã khai biết 6 ngoại ngữ là Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức và Nga.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Nói về cách tự học của bản thân, tại đại hội lần thứ 2 Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tâm sự: “Một là học trong đời sống của mình, hai là học ở giai cấp công nhân… Kinh nghiệm của 40 năm là không sợ khó, có quyết tâm, không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được” - Hà Nội, 16/4/1959.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Dù bận trăm công nghìn việc nhưng đọc sách để mở mang kiến thức là một trong những việc thường nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở chiến khu Việt Bắc, 1951.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Bác luôn quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử văn hóa dân tộc. Trong ảnh: Bác đang đọc bia ghi danh những tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội 29/1/1960.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường tự tay đánh máy các bài nói, bài viết của mình trong thời gian Người sống và làm việc tại Phủ Chủ tịch thời gian từ 1954-1969.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”, nhân dân ta hăng hái tham gia phong trào “Bình dân học vụ” trong những năm 1945, 1946, 1947. Các cụ già hăng hái học (1); Bà con tranh thủ học chữ lúc chờ đò qua sông (2); Anh Cao Xuân Lượng, cán bộ bình dân học vụ hướng dẫn bà con học ngay đầu làng (3); Mở lớp học ngay gốc cây đầu làng khi bà con đi học về (4).
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Chủ tich Hồ Chí Minh nói chuyện tại hội nghị “Diên Hồng diệt dốt” của phụ lão huyện Thanh Trì, Hà Đông, 10/5/1958.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Bút tích Hồ Chủ Tịch gửi cụ Vi Văn Đằng, xã Kim Đa, huyện Tương Dương, Nghệ An 1/12/1959. Người khen ngợi và gửi tặng huy hiệu cho cụ vì tuy đã 120 tuổi nhưng vẫn hăng hái đi học chữ Quốc ngữ.
Chân dung của bác tặng “Chiến sĩ diệt dốt”

Chân dung của Bác tặng “Chiến sĩ diệt dốt”.
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }

Chủ tịch nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường Trung học Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Trưng Vương (Hà Nội). Người nhắc nhở thanh niên phải ra sức học tập để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, 18/12/1954.
Chủ tịch thăm lớp vỡ lòng Trường cấp I Dân lập phố Hàng Than, Hà Nội, 31-12-1958

Chủ tịch thăm lớp vỡ lòng Trường cấp I Dân lập phố Hàng Than, Hà Nội, 31/12/1958.

Đại Dương