Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh dự kiến xét tuyển môn Văn và Toán

(Dân trí) - Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội vừa công bố Dự thảo Đề án tuyển sinh riêng năm 2015 để lấy ý kiến. Theo đó, xét tuyển môn Văn, Toán, thi tuyển đối với môn năng khiếu.

Khối thi

Khối thi: Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội chỉ tuyển sinh theo khối các trường năng khiếu. Cụ thể như sau:

- Khối S: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn đối với các ngành nghệ thuật như những năm vừa qua.

- Khối S1: Thí sinh dự thi 2 môn năng khiếu và xét tuyển môn Toán đối với ngành Công nghệ điện ảnh – truyền hình, mã ngành 52210302, bao gồm 2 chuyên ngành: Âm thanh điện ảnh – truyền hình và Công nghệ dựng phim.

Điều kiện dự thi

Ngoài các điều kiện dự thi theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục Đào tạo, thí sinh dự thi các ngành / chuyên ngành nghệ thuật đặc thù của trường còn phải bảo đảm các điều kiện sau:

* Diễn viên kịch – điện ảnh; Diễn viên chèo; Diễn viên cải lương:

- Có độ tuổi từ 17 đến 22. Chiều cao tối thiểu đối với nam: 1m65; nữ: 1m55.

- Người cân đối, không có khuyết tật hình thể. Có tiếng nói tốt, không nói ngọng, nói lắp (Riêng đối với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương cần có giọng hát tốt).

- Thí sinh nữ khi dự thi không mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.

* Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Thí sinh phải tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng múa; chuyên ngành Biên đạo múa đại chúng: thí sinh phải có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.

* Một số ngành/chuyên ngành sau đây khi đăng ký dự thi, thí sinh phải nộp 01 bài viết (gọi tắt là bài điều kiện), viết tay trên khổ giấy A4, lý giải tại sao mình lại lựa chọn dự thi ngành học này và phải nộp kèm thêm thêm những tác phẩm, bài viết… theo yêu cầu cụ thể như sau:

- Đạo diễn điện ảnh; Đạo diễn truyền hình: 03 ý tưởng của 03 phim ngắn do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ A4, mỗi ý tưởng không quá 200 từ.

- Biên kịch điện ảnh: 03 tiểu phẩm do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi tiểu phẩm không quá 1.000 từ.

- Biên tập truyền hình: 03 bài viết nhận xét về 03 chương trình truyền hình mà thí sinh quan tâm, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình: 03 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của thí sinh về 03 bộ phim đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Quay phim điện ảnh; Quay phim truyền hình: 15 ảnh màu hoặc đen trắng do thí sinh tự chụp, cỡ 10x15 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

- Nhiếp ảnh nghệ thuật; Nhiếp ảnh báo chí: 10 ảnh màu hoặc đen trắng do thí sinh tự chụp, cỡ 13x18 cm theo các chủ đề: phong cảnh, chân dung, tĩnh vật và sinh hoạt.

- Lý luận và phê bình sân khấu: 01 bài viết thể hiện quan niệm, sự đánh giá của thí sinh về 01 vở diễn sân khấu mình đã xem trong rạp hoặc trên truyền hình, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi bài viết không quá 1.000 từ.

- Biên kịch sân khấu: 02 câu chuyện có mâu thuẫn, xung đột do thí sinh tự sáng tác, đánh máy trên khổ giấy A4, mỗi câu chuyện từ 600 đến 1.000 từ.

Thí sinh không có bài điều kiện sẽ không được dự thi. Nếu được vào chung tuyển, các bài điều kiện này sẽ được các giảng viên hỏi thi sử dụng để kiểm tra năng lực thực tế của thí sinh. Do đó,các bức ảnh, tiểu phẩm, kịch ngắn, bài phân tích… phải do chính thí sinh thực hiện. Nếu phát hiện hiện tượng đạo văn, lấy ảnh của người khác dự thi, thí sinh sẽ bị huỷ kết quả thi.

Quy trình thi và các môn thi

Thí sinh phải thi 2 vòng sơ tuyển và chung tuyển. Đạt ở vòng sơ tuyển mới được thi chung tuyển, cả 2 vòng đều được tổ chức thi tại trường không tổ chức sơ tuyển ở các địa phương.

* Vòng sơ tuyển:

TT

Ngành / Chuyên ngành

Nội dung, hình thức thi



1.

Biên kịch điện ảnh

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật


2.

Biên tập truyền hình


3.

Đạo diễn điện ảnh


4.

Đạo diễn truyền hình


5.

Quay phim điện ảnh


6.

Quay phim truyền hình


7.

Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình


8.

Nhiếp ảnh nghệ thuật


9.

Nhiếp ảnh báo chí


10.

Biên kịch sân khấu

Thi viết kiến thức chung về văn hoá xã hội và văn học nghệ thuật


11.

Lý luận và phê bình sân khấu


12.

Đạo diễn sân khấu


13.

Đạo diễn sự kiện lễ hội


14.

Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu


15.

Âm thanh điện ảnh – truyền hình


16.

Công nghệ dựng phim


17.

Diễn viên kịch - điện ảnh

Kiểm tra hình thể và tiếng nói: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài hát, một bài thơ hoặc một đoạn văn xuôi.

Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống kịch không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.


18.

Diễn viên chèo

- Kiểm tra hình thể, giọng nói, tiếng hát: Thí sinh tự chuẩn bị và biểu diễn 2 bài hát (chèo, cải lương hoặc hát mới), có thể đọc, ngâm một bài thơ hoặc đọc một đoạn văn xuôi.

- Tự chuẩn bị và biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.


19.

Diễn viên cải lương


20.

Diễn viên Rối


TT

Ngành / Chuyên ngành

Nội dung, hình thức thi


21.

Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu


22.

Thiết kế trang phục nghệ thuật

Vẽ hình hoạ đen trắng theo mẫu


23.

Biên đạo múa đại chúng

- Kiểm tra hình thể.

- Thực hiện một đoạn múa (16 nhịp) theo hướng dẫn của Ban Giám khảo về một trong 3 thể loại: Dân gian dân tộc, hiện đại hoặc khiêu vũ quốc tế.

- Kiểm tra cảm xúc âm nhạc.


24.

Biên đạo múa

- Thực hiện từ 1 đến 3 tổ hợp động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu.

- Nghe nhạc và trình bày cảm xúc của mình.


25.

Huấn luyện múa


* Các ngành / chuyên ngành không phải thi vòng sơ tuyển: Sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc, Nhạc công kịch hát dân tộc ( hệ Cao đẳng) và các ngành / chuyên ngành đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học.

* Vòng chung tuyển:

TT

Ngành / Chuyên ngành

Nội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thi


Môn 1

Môn 2


Khối S (Thi 2 môn Năng khiếu và xét tuyển môn Ngữ văn)


1.

Biên kịch điện ảnh

Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (HS2).

Vấn đáp: Khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về điện ảnh (HS1).


2.

Biên tập truyền hình

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết liên quan đến lĩnh vực truyền hình và biên tập truyền hình (HS1).


3.

Đạo diễn điện ảnh

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Dựng ảnh liên hoàn theo chủ đề tự chọn và trả lời các câu hỏi liên quan đến bài thi (HS1).


4.

Đạo diễn truyền hình


5.

Quay phim điện ảnh

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Sau đó thi vấn đáp phân tích các ảnh đã chụp và các ảnh theo đề thi (HS1).(TS tự túc máy ảnh, đóng lệ phí vật liệu ảnh)


6.

Quay phim truyền hình


7.

Lý luận và phê bình điện ảnh – truyền hình

Xem phim, viết bài phân tích phim (HS2).

Vấn đáp: Những hiểu biết về nghệ thuật điện ảnh – truyền hình (HS1).


8.

Nhiếp ảnh nghệ thuật

Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh (HS1).

Thực hành chụp ảnh. Vấn đáp và phân tích các bức ảnh thí sinh đã chụp. (HS1) (TS tự túc máy ảnh, đóng lệ phí vật liệu ảnh)


9.

Nhiếp ảnh báo chí


TT

Ngành / Chuyên ngành

Nội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thi


Môn 1

Môn 2

10.

Lý luận và phê bình sân khấu

Xem băng vở diễn viết bài phân tích vở diễn(HS2)

Vấn đáp: Những hiểu biết về nghệ thuật sân khấu (HS1)

11.

Biên kịch sân khấu

Viết sáng tác tiểu phẩm sân khấu (HS2).

Vấn đáp: Khả năng sáng tác kịch bản, hiểu biết về sân khấu (HS1).

12.

Lý luận và phê bình sân khấu

Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích vở diễn (HS2)

Vấn đáp: Năng khiếu cảm thụ tác phấm SK, hiểu biết về văn hoá, nghệ thuật và sân khấu. (HS1)

13.

Đạo diễn sân khấu

Viết bài phân tích kịch bản sân khấu (HS1)

Vấn đáp và biểu diễn tiểu phẩm (HS1)

14.

Đạo diễn sự kiện lễ hội

Viết đề cương một kịch bản lễ hội (hệ số 1).

Vấn đáp về nghệ thuật dàn cảnh và tổ chức phối hợp các yếu tố trong lễ hội (hệ số 1).

15.

Đạo diễn âm thanh - ánh sáng sân khấu

Viết ý tưởng thiết kế âm thanh, ánh sáng cho một tình huống kịch (HS1).

Vấn đáp về tư duy đạo diễn âm thanh, ánh sáng cho một chương trình biểu diễn nghệ thuật sân khấu (HS1).

16.

Diễn viên kịch - điện ảnh

- Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ hai. Thời gian không quá 10 phút.

- Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.


17.

Diễn viên kịch - điện ảnh (Liên thông tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng)


18.

Diễn viên kịch - điện ảnh (Liên thông tốt nghiệp đủ 36 tháng)

Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu kịch nói (HS1)

Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn kịch nói do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (HS2)

19.

Diễn viên chèo

Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm; Múa các động tác theo yêu cầu của Ban Giám khảo; Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi, không có người thứ 2 (Thời gian không quá 10 phút); Thể hiện các tình huống theo yêu cầu của Ban Giám khảo và trả lời các câu hỏi liên quan đến đề thi.


20.

Diễn viên Rối


21.

Diễn viên cải lương


22.

Diễn viên chèo, cải lương (Liên thông tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng)


23.

Diễn viên chèo, cải lương (Liên thông tốt nghiệp đủ 36 tháng)

Phân tích nhân vật trong kịch bản sân khấu chèo hoặc cải lương (HS1)

Thể hiện một vai diễn trong một trích đoạn chèo hoặc cải lương do thí sinh tự chuẩn bị và trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo (HS2) (Thí sinh tự chuẩn bị phần nhạc đệm)

TT

Ngành / Chuyên ngành

Nội dung, hình thức thi và hệ sô điểm bài thi


Môn 1

Môn 2

24.

Sáng tác, chỉ huy dàn nhạc dân tộc

Thi viết: Phối hoà thanh 4 bè cho một đoạn nhạc và phổ nhạc cho một đoạn thơ lục bát hoặc thất ngôn. (HS1)

Vấn đáp: Thể hiện khả năng chỉ huy một ca khúc và một bản nhạc với đàn piano và trả lời câu hỏi của Ban Giám khảo (HS1)

25.

Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh, hoạt hình

Vẽ trang trí không gian bằng bột màu, theo đề thi. (HS2)

Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột màu (HS1)

26.

Thiết kế trang phục nghệ thuật

Vẽ thiết kế mẫu trang phục theo đề thi bằng bột màu (HS2)

Vẽ theo mẫu tĩnh vật bằng bột màu (HS1)

27.

Biên đạo múa đại chúng

Thực hiện ba đoạn múa (mỗi đoạn 16 nhịp) theo hướng dẫn của Ban Giám khảo về cả ba thể loại: Dân gian dân tộc, hiện đại và khiêu vũ quốc tế. (HS1)

Nghe nhạc và trình bày cảm xúc âm nhạc theo đề thi. Biên một tiểu phẩm Múa theo âm nhạc của đề thi đó. (HS2)

28.

Biên đạo múa

Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo đề thi (từ 2 đến 3 phút). Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (HS2).

Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (HS1)

29.

Huấn luyện múa

Biên và trình bày một tiểu phẩm múa theo đề thi (từ 2 đến 3 phút). Tiểu phẩm không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày (HS1).

Biên bài tập huấn luyện múa cổ điển Châu Âu hoặc múa dân gian dân tộc VN theo đề thi. Thí sinh trực tiếp trình bày. (HS2)

30.

Nhạc công kịch hát dân tộc (Cao đẳng)

- Nhạc cụ: Tự diễn tấu nhạc cụ 2 bài không có dàn nhạc đệm.

- Xướng âm: Theo số thăm bốc trúng.

- Thể hiện tiết tấu: Theo số thăm bốc trúng.


Khối S1 (Thi 2 môn Năng khiếu và xét tuyển môn Toán)


31.

Công nghệ dựng phim

Xem phim và viết bài phân tích phim (HS1)

Thi vấn đáp về lĩnh vực hình ảnh, cảm thụ về màu sắc, ánh sáng trong ĐA – TH; kiến thức tổng quát về điện tử, tin học ứng dụng.

(HS1)

32.

Âm thanh điện ảnh – truyền hình

Thi vấn đáp về lĩnh vực âm thanh, cảm thụ về âm thanh trong phim ĐA – TH; kiến thức tổng quát về điện tử, tin học ứng dụng.

(HS1)







Môn xét tuyển: môn Ngữ văn đối với khối S và môn Toán đối với khối S1.

Điểm xét tuyển môn Ngữ văn hoặc Toán (hệ số 1) được lấy từ kết quả điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia của các môn thi này và phải đạt ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu của môn, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường tuyển cả những thí sinh dự thi tại các cụm thi do địa phương tổ chức đạt ngưỡng điểm này.

+ Đối với thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2014 trở về trước, điểm xét tuyển dựa trên điểm thi môn Ngữ văn/ hoặc Toán trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm tổng kết của các môn học này trong 3 năm trung học phổ thông của thí sinh. Điểm môn Ngữ văn/ hoặc Toán được tính là trung bình chung của điểm thi tốt nghiệp và điểm tổng kết các năm học trung học phổ thông của các môn này. Điểm trung bình trung của các môn ( Ngữ văn/hoặc Toán) phải đạt 5,5 trở lên đối với hệ đại học và 5,0 trở lên đối với hệ cao đẳng.

+ Đối với những thí sinh chỉ có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp (trong đó có những môn học văn hóa) sẽ xét theo phương thức lấy điểm trung bình chung của môn Ngữ văn, hoặc Toán của 3 năm học trung cấp. Điểm trung bình trung của các môn ( Ngữ văn/hoặc Toán) này cũng phải đạt 5,5 trở lên đối với hệ đại học và 5,0 trở lên đối với hệ cao đẳng.

Điểm xét tuyển môn Ngữ văn, hoặc Toán cùng với các điểm ưu tiên (nếu có) được tính vào Tổng điểm để xác định điểm chuẩn xét tuyển (điểm trúng tuyển).

e) Điểm chuẩn xét tuyển (điểm trúng tuyển)

* Điểm trúng tuyển vào các ngành khối S và S1 gồm 2 điểm:

+ Điểm Năng khiếu (hệ số 2) làm tròn đến 0,5 điểm

+ Tổng điểm: gồm điểm Năng khiếu cộng điểm Ngữ văn đối với khối S/ hoặc Toán đối với Khối S1 cộng thêm điểm ưu tiên (nếu có).

* Trường tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân, đảm bảo chất lượng và công bằng.

Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:

Thời gian: Từ ngày 15 - 5 - 2015 đến hết ngày 15 - 6 - 2015.

 

Hồng Hạnh