Từ bài văn làm “lệch” đề, "lộ" chuyện dạy trẻ

(Dân trí)- Đề thi kiếm tra học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 5 tại TPHCM “Tả trường em sau buổi học” gây tranh cãi khi một số em làm “lệch” sang giờ ra chơi. Từ chuyện một đề thi, “lộ” ra nhiều vấn đề về giáo dục trẻ hiện nay của cả phụ huynh lẫn nhà trường.

Thật ra số lượng học sinh (HS) bị nhầm từ đề thi tập làm văn “Tả trường em sau buổi học” thành bài viết tả trường em sau tiết học không nhiều. Ở hầu hết các trường, 100% HS làm đúng yêu cầu của đề là tả quang cảnh sau giờ tan trường. Tại một số ít trường, số HS nhầm đề cũng không nhiều. Như vậy có thể nói về cơ bản, đề thi không đến “đánh đố” như phản ánh của phụ huynh (PH) vì số đông HS đều hiểu đúng và làm được bài. Nhưng nhờ số ít này mà nhìn ra không ít vấn đề về cách dạy HS hiện nay của PH cũng như giáo viên.

Từ bài văn làm “lệch” đề, "lộ" chuyện dạy trẻ - 1

Những phàn nàn về đề thi rơi vào những PH có con làm "lệch" bài sang tả giờ ra chơi. Họ cho rằng vì đề thi nên con không làm được bài, điểm thi thấp thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học

Không nói về đề thi, nhưng qua chuyện này, bà Nguyễn Hồ Thụy Anh, chuyên viên Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng trong cách giáo dục con, nhiều phụ huynh rất ngại để con gặp thất bại, hơi chút là họ bức xúc thay con mà không biết đôi khi như vậy lại không tốt cho trẻ. Bà Anh nhấn mạnh: “Phụ huynh cần dạy cho con biết chấp nhận thất bại. Qua đó, không chỉ giúp các em nhận ra mình còn yếu điểm nào để khắc mà còn trang bị cho các em các kỹ năng thích ứng trong cuộc sống”.

tập. Cùng với nhà trường, PH cũng là nhân tố quan trọng trong việc dạy trẻ nên họ được quyền quan tâm đến đề thi, đến bài làm của con. Nhưng điều người ta thấy mục đích của PH lúc này lại là điểm số của con chứ không tự hỏi tại sao con người khác làm được, con mình lại làm sai? Con mình kém ở điều nào? Trẻ cảm nhận chưa đúng “sau giờ học” và “sau tiết học”, PH có thể giải thích giúp con vì HS lớp 5 đã phân biệt được điều này. Cái thắc mắc là con tôi làm sai đề vì đề thi khó, giờ tính điểm thế nào chứ không phải là thầy cô dạy thế nào mà con tôi không phân biệt được trạng từ “trước” và “sau”.

Từ đề thi này cũng “lòi” ra cách dạy văn đầy công thức, khô cứng và “dạy tủ” của giáo viên. Trong phần ôn luyện, HS lớp 5 đã được làm bài “Tả trường em trước buổi học”. Cũng là tả trường em, phải nói HS đã “trúng tủ”, thế nhưng nhiều em đã “ngắc ngư” ngay khi chỉ thay đổi thời gian “trước” và “sau” buổi học. Cũng có thể có cô không dạy (bỏ tiết) bài luyện trên, hoặc các cô đã truyền đạt thế nào để các em hiểu một cách công thức và khô cứng đến vậy?

Đề thi yêu cầu tả giờ tan học nhưng một số HS… làm phăm phăm tả cảnh giờ ra chơi. Không đơn thuần các em không hiểu về đề nhưng đại diện Phòng tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho hay ông biết rằng có sự nhầm lẫn này là do một số giáo viên đã “ôn tủ” cho các em tả cảnh trường học giờ ra chơi. Thế nên khi nhận đề, với một đề bài hao hao, HS thi nhưng không cần đọc kỹ đề.

Rồi chuyện ra đề “mở” để phát huy được tính sáng tạo của HS cũng còn lắm phức tạp. Đề thi trên cũng gây ra nhiều tranh cãi, phía Sở cho rằng đề mở vì kết thúc các em rất nhiều cảm xúc, hoạt động sau giờ học cũng rất phong phú… Nhưng cũng nhiều người cho rằng đề cũ, chẳng có gì mới mẻ. Nhưng có lẽ chuyện “mở” hay “không mở” sang một bên vì điều nhiều PH, HS quan tâm là con mình “làm được” hay “không làm được”.

PH chê đề thi cũ, chưa đọc trẻ đã biết cách làm, không phát huy được tính sáng tạo của trẻ. Thế nhưng nếu đề thi mới mẻ một chút, nếu cháu làm bài không đúng thì họ sẽ “kêu ca” ngay.

“Xem ra, ngành giáo dục muốn hướng đến các đề thi mở không phải là dễ bởi nếu ra đề mà tất cả các em đều làm được thì đề không còn khả năng phân loại. Nhưng nhỡ “mở” mà có một vài HS không làm được thì cũng khó “yên” với PH. Phải chăng nếu có ra đề mở thì cũng phải cho HS làm và cho giáo viên “ôn tủ” cho các em trước, ai cũng làm được thì cả làng mới cùng cười? ”, hiệu trưởng một trường tiểu học tại Gò Vấp chia sẻ.

Hoài Nam