Vai trò chủ chốt của đào tạo nghề trong tương lai

(Dân trí) - Các trường dạy nghề cần liên kết chặt chẽ, trực tiếp và có hệ thống với các ngành/ doanh nghiệp mà họ hướng tới. Sự hợp tác có thể được thúc đẩy thông qua các Hội đồng nghề địa phương nơi các doanh nghiệp và các trường có thể gặp gỡ thường xuyên trên cơ sở chương trình nghị sự đã được thiết lập.

Trong hai năm sắp tới, Bộ Giáo dục Đan Mạch và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) để xây dựng và thí điểm các phương thức hợp tác mới giữa nhà trường và doanh nghiệp.

Các hoạt động bao gồm việc xây dựng các chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường dạy nghề cũng như trong các doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy công tác đào tạo nghề và thu hút thêm nhiều người học nghề.


Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đang định hình lại nhu cầu và mục tiêu đối với giáo dục.

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đang định hình lại nhu cầu và mục tiêu đối với giáo dục.

Nền tảng giáo dục vững chắc

Việt Nam đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ khẳng định sự cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục cho tương lai tại Hội nghị ASEM mới đây trong tháng Ba với sự tham gia của các đại diện đến từ 30 quốc gia để thảo luận về chủ đề "giáo dục cho tương lai".

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã đọc diễn văn khai mạc Hội nghị và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng như Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp đã có lời phát biểu trước quan khách quốc tế. Đại diện phía Đan Mạch, Giáo sư nổi tiếng Jeppe Bundsgaard đến từ Đại học Aarhus (ông cũng là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Berkley, Hoa Kỳ) đã truyền tải thông điệp quan trọng về “Giáo dục sáng tạo.”

Một điều tuyệt vời là ở Việt Nam, giáo dục là chủ đề được tất cả mọi người quan tâm! Vì sao vậy? Bởi vì Việt Nam có một hệ thống giáo dục rất toàn diện. Tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao ở trẻ em, cả nam lẫn nữ, và Việt Nam đang làm rất tốt trong các chương trình đánh giá quốc tế, chẳng hạn như khảo sát PISA.

Khả năng tiếp cận với giáo dục toàn diện, công bằng và có chất lượng và việc thúc đẩy các cơ hội họcc tập suốt đời cho tất cả mọi người là tiêu chí quan trọng của Mục tiêu Phát triển bền vững (của Liên hiệp quốc -ND) (SGD) số 4, và do đó cũng là một lĩnh vực trọng tâm cho sự hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch trong lĩnh vực giáo dục.

Hai nước đã lựa chọn giáo dục và đào tạo nghề là lĩnh vực Hợp tác ngành chiến lược (SSC) và việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi thảo luận về tính toàn diện trong giáo dục. So sánh với các trường đại học đắt đỏ, đào tạo nghề dễ tiếp cận hơn, và, nếu trọng tâm và chất lượng được đảm bảo, cơ hội việc làm cũng rất cao.

Tuy nhiên khái niệm "giáo dục có chất lượng" đang thay đổi. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam đang định hình lại nhu cầu và mục tiêu đối với giáo dục. Đào tạo nghề đang đối mặt với nhiều thách thức, vì đây là lĩnh vực mà nhu cầu nâng cao chất lượng được nhìn nhận trước tiên đồng thời sự thay đổi cũng diễn ra nhanh nhất. Những kỳ vọng và đòi hỏi mới sẽ để lại tác động trên toàn bộ hệ thống giáo dục.

Vai trò chủ chốt của đào tạo nghề trong tương lai

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tăng năng suất lao động - cả hai yếu tố đều đóng vai trò chủ chốt giúp duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Những nguồn lực tăng trưởng này phụ thuộc vào lực lượng lao động chủ động và hiệu quả để có thể tiếp nhận

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) và tăng năng suất lao động - cả hai yếu tố đều đóng vai trò chủ chốt giúp duy trì và nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Những nguồn lực tăng trưởng này phụ thuộc vào lực lượng lao động chủ động và hiệu quả để có thể tiếp nhận các phương pháp sản xuất mới” (Morten Pristed và Torben Schuster)

các phương pháp sản xuất mới.

Nhu cầu về kỹ năng mới cũng gia tăng và chúng ta không chỉ nói về các kỹ năng đọc và viết. Các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm như tính chính xác, khả năng nhận biết về chất lượng, tính sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ra quyết định là những kỹ năng đang được đòi hỏi ngày càng cao.

Các trường dạy nghề cần liên kết chặt chẽ, trực tiếp và có hệ thống với các ngành/ doanh nghiệp mà họ hướng tới. Sự hợp tác có thể được thúc đẩy thông qua các Hội đồng nghề địa phương nơi các doanh nghiệp và các trường có thể gặp gỡ thường xuyên trên cơ sở chương trình nghị sự đã được thiết lập.

Trong khi một số trường dạy nghề cần tập trung vào các ngành công nghiệp đang phát triển nhanh chóng, một số trường dạy nghề khác cần nỗ lực để duy trì và đảm bảo chất lượng của ngành nông nghiệp, xương sống của nền kinh tế Việt Nam.

Người tiêu dùng trong và ngoài nước ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và an toàn – chẳng hạn như trong lĩnh vực thực phẩm. Để đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi phải có các phương pháp sản xuất và công nghệ hiện đại. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mới.

Ngành du lịch và dịch vụ là một ví dụ khác. Ở các tỉnh có ngành du lịch đang phát triển, các trường dạy nghề cần làm việc với các khách sạn và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch để nắm bắt nhu cầu đối với lao động có kỹ năng.

Ngành du lịch phát triển nhanh chóng đang mở ra những thị trường mới, không chỉ giới hạn ở việc đáp ứng nhu cầu của đối tượng du khách ba lô quen thuộc, những người thường hài lòng với phong cách du lịch mộc mạc và đơn giản.

Vai trò quan trọng của nền giáo dục đa dạng

Một điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là không phải tất cả các trường dạy nghề và cao đẳng đều cần áp dụng cùng một chiến lược. Các trường dạy nghề phục vụ nhiều mục đích khác nhau và nên chú trọng tới nhu cầu của địa phương nơi trường hoạt động.

Cũng quan trọng như mục tiêu số hóa và hiện đại hóa, nhu cầu về các kỹ năng và năng lực truyền thống vẫn còn rất cao ở Việt Nam và vì vậy, các trường cần chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu của địa phương để đảm bảo tuyển sinh trong tương lai. Vậy các trường có thể làm gì để nâng cao chất lượng?

Thứ nhất, các trường cần trao đổi, mở rộng liên kết với tất cả các ngành mục tiêu để tìm hiểu về tiêu chí chất lượng cần đáp ứng. Bước đầu tiên này rất quan trọng và không thể bỏ qua.

Thứ hai, các trường cần đảm bảo một đội ngũ giảng viên có năng lực có thể giảng dạy các môn học cần thiết theo cách sáng tạo và toàn diện nhằm trang bị kỹ năng cho sinh viên để sẵn sàng cho thị trường lao động. Nhà trường có thể áp dụng các sáng kiến như hỗ trợ giảng viên trong việc trang bị những kỹ năng mới, thông qua đào tạo và bồi dưỡng tại chỗ hoặc bên ngoài để nắm bắt các xu hướng mới và nhu cầu.

Thứ ba, các trường cần cạnh tranh để thu hút sinh viên mới bằng cách đưa ra các chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp giúp đảm bảo cơ hội việc làm. Những trường không thu hút được sinh viên sẽ khó có thể tồn tại lâu dài. Rất có thể là sau đó các nguồn lực sẽ được định hướng để chuyển sang nâng cấp các trường khác. Không nhất thiết phải đầu tư dàn trải cho nhiều trường, mà nên có sự tập trung về chất lượng và nguồn lực.

Các trường dạy nghề và đặc biệt là công tác quản lý của các trường dạy nghề phải thực sự tạo sự đổi mới trong chính các trường. Trong quá trình nâng cao tính tự chủ, các trường cần đảm bảo xây dựng được những chương trình giảng dạy phù hợp và phương pháp học tập hấp dẫn đối với những người trẻ cũng như đối với doanh nghiệp.

Điều này có thể được hiểu là nếu các trường xây dựng được những chương trình đào tạo có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp thì càng thu hút được những người trẻ bởi điều đó đồng nghĩa với cơ hội việc làm được nâng cao.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần nhớ rằng không phải tất cả đều xoay quanh tăng trưởng kinh tế! Mỗi tháng có khoảng 70.000 thanh niên Việt Nam bước vào thị trường lao động, làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ. Điều cần hướng tới là làm thế nào để đảm bảo sinh kế tốt cho những thế hệ trẻ này.

Đào tạo nghề là một hướng đi tuyệt vời để bắt đầu sự nghiệp và các giáo viên cũng như các trường dạy nghề cần đảm bảo truyền tải thông điệp này một cách thuyết phục cũng như thực hiện các cam kết sau đó!

Chương trình hợp tác ngành chiến lược giữa Bộ Giáo dục Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch và Bộ LĐTBXH sẽ góp phần xây dựng và thí điểm các phương thức hợp tác mới giữa các trường và doanh nghiệp với kỳ vọng rằng chương trình sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2035 và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Morten Pristed (Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội) và Torben Schuster (Bộ Giáo dục Đan Mạch)