Quảng Nam:

Vùng cao thiếu nước, nhiều trường bán trú gặp khó khăn

(Dân trí) - Nắng hạn kéo dài, gần 3 tháng không có gọt mưa đã làm cho các trường học bán trú trên địa bàn huyện miền núi Tây Giang (Quảng Nam) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Học sinh các xã vùng cao đi học ngoài mang cặp thì phải đem theo cả can để cõng nước về phục vụ nấu ăn, tắm giặt… Việc học nơi đây vốn khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Theo Phòng GD-ĐT huyện Tây Giang, hiện nay toàn huyện có 1 trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện, 2 trường Phổ thông dân tộc bán tú Tiểu học và THCS, và 3 trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS với trên 1.200 học sinh. Những trường này ngoài việc dạy học còn lo chổ ăn ở cho học sinh. Phần lớn nước sinh hoạt ở đây đều lấy từ các con suối dẫn về nên cứ nắng hạn kéo dài các con suối cạn dần và nước sinh hoạt cho học sinh cũng thiếu hụt theo.


Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Ch’ơm (huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam).

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Ch’ơm (huyện miền núi Tây Giang, Quảng Nam).

Tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Ch’ơm, 11 giờ trưa sau tan học, các em học sinh không ai bảo ai, mỗi em một cái can tự xuống cuối thôn Achoong lấy nước về để phục vụ cho việc nấu ăn. Em nào khỏe thì tự gùi, xách, em nào yếu thì chung lại khiêng.

Thầy Nguyễn Đông Vũ - hiệu trưởng nhà trường cho biết hiện nay, do nắng hạn kéo dài nên nhiều tháng nay không có nước, bể nước khô ran. Học sinh ngoài đi học phải đem can để lấy nước. Toàn trường có 172 học sinh, trong đó có 129 học sinh ở bán trú. Cái khó khăn nhất hiện nay, không phải là việc đi lại, ăn uống mà là vấn đề thiếu nước phục vụ cho việc tắm giặt, vệ sinh cá nhân…

“Hiện nay, các nhà vệ sinh xây kiên cố phải đóng cửa vì không có nước, các em “tự đi vệ sinh” vào rừng. Học sinh THCS thì không lo, con học sinh tiểu học thì khá vất vả vì hầu hết các em còn nhỏ chưa tự chăm sóc được, nhiều lúc cần có sự giúp đỡ của giáo viên, nhân viên”, thầy Vũ nói.

Tận dụng nước mưa nhưng vẫn không có nước để dùng
Tận dụng nước mưa nhưng vẫn không có nước để dùng

Cô Văn Hồng Lợi - giáo viên của trường - cho biết thêm, hiện nay do thiếu nước nên giáo viên cũng vất vả, mỗi thầy cô sắm cho mình xô, can để đựng nước. Việc tắm giặt xuống tận thôn, đường xa vất vả nhưng đành chịu, lúc đầu còn mệt, sau dần rồi cũng quen. Mình thấy thương các em học sinh, việc tắm giặt thì tự xuống thôn, kể cả chén bát sau khi ăn xong các em cũng tự mình đêm đi rửa luôn.

Đã có thâm niên trên 15 năm nấu ăn cho học sinh và giáo viên nơi đây, chị Alăng Thị Chôi - nhân viên cấp dưỡng nhà trường cho biết, giờ ăn uống học sinh đầy đủ, ngon hơn trước, có cá tươi, thịt tươi hằng ngày. Cái khó là thiếu nước, nước dùng phải tiết kiệm vì đi gùi vất vả lắm. Nhiều lúc leo lên dốc muón tắt thở. Hằng ngày các chị cấp dưỡng ở dây phải dậy sớm để cõng nước. Bình quân mỗi chị cõng gần 100 lít nước phục vụ nấu ăn học sinh và cả giáo viên. Khi hỏi về chất lượng nước, chị Chôi bảo thấy trong là được rồi.

Không riêng gì trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học và THCS Ch’ơm, tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lý Tự Trọng (xã Axan) cũng xảy ra tình trạng thiếu nước tương tự. Nắng hạn đã làm cho giáo viên và 223 học sinh nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay 2 nguồn nước tự chảy của trường ngừng hoạt động. Giáo viên và học sinh nơi đây tự xuống nhà dân tắm, giặt nhờ...

Học sinh lấy nước từ thôn Achoong về dùng
Học sinh lấy nước từ thôn Achoong về dùng

Còn tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện do nắng hạn kéo dài cũng làm nước ở đây khô cạn. Thầy Nguyễn Quốc Tuấn - hiệu phó nhà trường cho biết, những năm qua nhà trường đầu tư gần 100 triệu đồng để kéo 3 đường ống dẫn nước ở 3 con suối về. Dự tính hệ thống nước này cạn thì còn hệ thông khác hỗ trợ nhưng hiện nay, 3 hệ thống nước chảy rất yếu, nhà trường khuyến cáo học sinh dùng tiết kiệm. Nếu tình trạng nắng hạn kéo dài tháng nữa chắc các con suối khô hết, không biết nước ở đâu mà dùng.

Ngày 9/4, trao đổi với PV Dân trí về những khó khăn do thiếu nước tại các trường, thầy giáo Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Giáo dục huyện cho biết, Phòng đã nhận được báo cáo của các trưởng gửi về. Hiện nay, giải pháp tạm thời là vận động giáo viên, học sinh tự giác di lấy nước, tắm giặt nhờ nhà nhân dân.

Nhân viên cấp dưỡng hết sức tiết kiệm nước trong nấu ăn và sinh hoạt
Nhân viên cấp dưỡng hết sức tiết kiệm nước trong nấu ăn và sinh hoạt

Còn vấn đề lâu dài, căng cơ theo thầy Tuấn là phải đóng giếng nhưng chi phí quá tốn kém. Hiện nay toàn huyện đã có 3 trường đã có giếng khoang và dù nắng hạn vẫn đảm bảo nguồn nước sinh hoạt động. Thầy Tuấn cũng cho biêt thêm hiện nay trường đã nhận được 3 tờ trình của các trường gửi về yêu cầu hỗ trợ để cải thiện nguồn nước.

“Phòng đã tham mưu UBND huyện hỗ trợ một số đường ống để khắc phục một số khó khăn trước ban đầu; trong đó Phòng NN&PTNT chi từ nguồn Quỹ hỗ trợ thiên tai để giúp các trường mua ống nước, xây bể chứa. Huyện sẽ có kế hoạch quy hoạch, thiết kế lại toàn bộ hệ thống nước cho các trường bán trú trên địa bàn huyện” thầy Tuấn cho biết.

C.Bính-Đ.Hiệp