Xóa tan nỗi sợ đến trường của con thật dễ

Nếu đã ngán ngẩm trước những chiêu giả bệnh để cúp học hay thái độ bất hợp tác khi đến trường của con, ba mẹ hãy bỏ túi những bí quyết sau đây từ chuyên gia.

Kỳ nghỉ hè vui vẻ kết thúc, mùa tựu trường lại về cũng là lúc nhiều phụ huynh “đau đầu” vì những phản ứng mang tính chống đối của con. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cứ vào đầu năm học, các bác sĩ tâm lý lại tiếp nhận nhiều trẻ đến khám với lý do… “sợ đến trường” (school phobia).

Trong đó, có trẻ không muốn thức dậy đi học, tìm lý do trì hoãn việc đến trường, thậm chí khóc thét vô cớ, làm “ầm ĩ” để thuyết phục ba mẹ cho ở nhà. Nhẹ hơn thì là gương mặt chán chường, “miễn cưỡng” vào năm học mới.

Vì sao con sợ đi học?

Muốn chữa đúng bệnh trước hết phải bắt trúng bệnh. Khi bắt gặp những biểu hiện khó chịu của bé, ba mẹ nên trò chuyện, tâm sự với con để tìm ra nguyên nhân cội nguồn, từ đó có hướng giải quyết đúng đắn.

Tổng quan về bệnh “sợ đi học”
Tổng quan về bệnh “sợ đi học”

Theo ông Trương Minh Châu, chuyên gia giáo dục từ iSMART Education, những lý do phổ biến nhất khiến trẻ không muốn đến trường bao gồm: sợ thầy cô nghiêm khắc, căng thẳng với việc học ở lớp, chưa sẵn sàng rời xa gia đình, muốn cha mẹ chú ý nhiều hơn, hay bị bạn bè bắt nạt…

“Những lý do đó thường bắt nguồn từ bản thân trẻ, gia đình hoặc nhà trường. Có nhiều trường hợp vì là “con cưng” trong gia đình, trẻ thiếu những kỹ năng sống cần thiết để cảm thấy an tâm trong môi trường mới, dẫn đến việc không theo kịp lớp học và dần sợ đi học”, ông Châu nhấn mạnh.

Từng bước hóa giải áp lực

Đừng nên xem mỗi buổi sáng là một “cuộc chiến” mà trong đó, con viện cớ trì hoãn việc đến trường còn ba mẹ thì khăng khăng “bắt” con đi học. Việc tạo ra những xung đột căng thẳng càng làm con không thích đến trường hơn.

Thay vào đó, ông Châu đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ:

1. Thiết lập lại “chế độ” cho năm học

Nếu trong hè, con đang quen dậy trễ và thức hơi muộn thì ba mẹ cần bắt đầu với việc điều chỉnh thời gian sinh hoạt của con. Trước thời điểm tựu trường khoảng 1 tuần, ba mẹ nên cho con lên giường sớm hơn (21 giờ) và đặt báo thức giúp bé dậy sớm hơn thường lệ (trước 7 giờ).

Tâm thế sẵn sàng cho việc học cần được khơi gợi trước ngày nhập học 1 – 2 tuần. Ảnh: trẻ tham gia ngày hội Em vào lớp một tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Tân Phú, TP.HCM).
Tâm thế sẵn sàng cho việc học cần được khơi gợi trước ngày nhập học 1 – 2 tuần. Ảnh: trẻ tham gia ngày hội Em vào lớp một tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (Tân Phú, TP.HCM).

Chuyên gia Toby Salt, CEO của Ormiston Academies Trust, Mỹ khuyến nghị ba mẹ cùng con nên ngồi xuống và vạch ra những dự định muốn đạt được trong năm học mới. Ví dụ, năm học vừa rồi con kém nhất môn Toán nên năm nay con có quyết tâm cải thiện nó không? Nếu có thì con sẽ làm gì? Con có muốn thử hoạt động nào ngoài lớp học không? Như chơi nhạc cụ, tập thể thao chẳng hạn…?

Qua trò chuyện tìm hiểu như vậy, con sẽ có động lực đến trường, tự tay thiết kế thời gian biểu hợp lý cho mình và ghi nhớ tuân thủ nó. Bên cạnh đó, việc có những sở thích ngoài việc học, tham gia các hoạt động thể chất, nghệ thuật… cũng khiến tâm trí trẻ thoải mái, giảm bớt căng thẳng.

2. Chuẩn bị tâm lý, phá bỏ “viện cớ”

Trò chuyện nhẹ nhàng, tình cảm luôn là liều thuốc “kẹo ngọt” hữu hiệu nhất. Đừng quên nói với con rằng tất cả những đứa trẻ khác đều lo sợ trong ngày đầu tiên đến trường và việc căng thẳng là rất bình thường. Ba mẹ có thể kể lại những chuyện vui thời đi học ngày xưa của mình, về việc mình đã vượt qua sự sợ hãi đến trường ra sao.

Ba mẹ là người đầu tiên có thể giúp con có tâm trạng thoải mái khi đến trường.
Ba mẹ là người đầu tiên có thể giúp con có tâm trạng thoải mái khi đến trường.

Một thời gian trước khi bắt đầu năm học mới, hãy thông báo với con một cách tự nhiên, hài hước về việc kết thúc nghỉ hè và quay lại trường học. Có thể nhắn nhủ với con rằng: Ở trường con cũng có thể chơi đùa, vui hơn nữa là gặp lại nhiều bạn bè để cùng chơi.

Nếu là lần đầu tiên bé đi học, hãy giới thiệu cho trẻ về ngôi trường trẻ sắp học một cách đầy mong đợi, ví dụ như: con sắp được đi học và vui chơi với nhiều bạn mới, sẽ được cô giáo yêu thương, dạy nhiều điều hay…

3. Những chuyến đi “làm quen”

Trước ngày nhập học, hãy để con được tham quan lớp học mới, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm hoặc có những buổi đi chơi với bạn bè cùng lớp. Những buổi gặp mặt này không chỉ tạo hứng thú đến trường mà còn củng cố mức độ sẵn sàng đi học nơi con một cách tự nhiên nhất.

Trẻ mới vào lớp một tham gia trò chơi tương tác với công nghệ giáo dục, làm quen môi trường học mới
Trẻ mới vào lớp một tham gia trò chơi tương tác với công nghệ giáo dục, làm quen môi trường học mới

Thiếu sự tự lập khi đến trường cũng là một yếu tố quan trọng khiến con rơi vào khủng hoảng. Do đó, ba mẹ có thể tập cho bé chơi với các bạn nhỏ khác, với người thân từ môi trường quen thuộc ở nhà sang những môi trường lạ như nhà hàng xóm, công viên…

Qua việc tiếp xúc với những nơi khác lạ, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi môi trường hơn. Bên cạnh đó, cần lưu ý chỉ giúp bé học làm mọi việc cho bản thân, đừng làm hộ bé.

Cần khơi gợi sự chủ động của con

Ông Châu nhận định: Để “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” không trở thành câu khẩu hiệu sáo rỗng, nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Trẻ cần được ba mẹ chuẩn bị từng bước như rời gia đình, tự lập và học hỏi kỹ năng xã hội.

Đặc biệt, trẻ mới vào lớp một thường dễ phân tán tập trung, chưa quen tư duy trừu tượng và gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới, do đó trẻ cần có một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, được chủ động trong học tập và các hoạt động trên lớp.

Năm học mới, cha mẹ đã cùng con chuẩn bị như thế nào? Đồng hành cùng con học tập với iSMART tại www.ismart.edu.vn , Fanpage iSMART Education hoặc theo Hotline 0901 456 914.

iSMART - Chương trình học tiếng Anh qua môn Toán & Khoa học, ứng dụng bài giảng số.