Tiến tới Đại hội lần thứ III

Các tỉnh Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Ngãi, TPHCM đóng góp ý kiến

(Dân trí) - Với tinh thần thẳng thắn và có chất lượng, trong 6 tháng vừa qua, BCH tỉnh Hội KH Bắc Kạn đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam”.

Hội nghị đã ghi nhận 15 ý kiến đóng góp của các ông nguyên là Thường vụ tỉnh uỷ, tỉnh uỷ viên, giám đốc các Ban, Ngành, Chủ tịch Hội KH các huyện, thị.

 

Hầu hết những ý kiến đều cho rằng dự thảo báo cáo chưa ngang tầm với những gì Hội đã làm và hoạt động được trong hơn 10 năm qua, các đại biểu thiết tha và đề nghị T.Ư Hội cần khẳng định những gì đã làm tốt, những gì đang cản trở, hạn chế sự phát triển tổ chức Hội và hội viên, phát triển phòng trào gia đình hiếu học và phong trào xây dựng TTHTCĐ.

 

Việc tôn vinh vai trò người thầy (dự thảo sửa đổi Điều lệ) là của toàn Đảng, toàn dân, không riêng gì của Hội KH, nên để Hội Giáo chức làm thì đúng hơn. Hội KH nên nêu nhiệm vụ hàng đầu là phát triển phong trào KH, hạt nhân của xã hội học tập. Hai là liên kết, ba là tư vấn – phản biện. Hy vọng Đại hội khuyên học lần thứ III sắp tới sẽ đánh dấu một bước ngoặt phát triển, mốc son của tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam.

 

Ở tỉnh Nghệ An đã có 32 báo cáo (8 đơn vị ngành, 12 bản góp ý trong BCH, có 5 huyện đã tổ chức thảo luận trong Ban thường vụ và 7 Hội cơ sở xã phường, thị trấn thảo luận các bản dự thảo Báo cáo, dự thảo sửa đổi Điều lệ và 3 chương trình hành động của T.Ư Hội tại Đại hội Hội KHVN sắp tới). Tiếp đó tỉnh Hội đã họp BCH mở rộng, có một số ngành, đoàn thể và cán bộ chuyên trách khuyến học cấp huyện, Hội cơ sở, gồm hơn 70 người tham dự. Tựu trung đều cho rằng các văn kiện trình Đại hội lần thứ III đầu viết ngắn gọn, đánh giá sát tình hình, kể cả thành tích và tồn tại. Nên chăng báo cáo cần có mục kiến nghị với Đảng và Nhà nước có cơ chế chính sách phát huy vai trò, vị thế của Hội nhằm góp phần đắc lực cùng ngành GD - ĐT thực hiện, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập. Trong số 35 báo cáo của các tỉnh, thành hội gửi về Trung ương Hội về những ý  kiến đóng góp cho Đại hội. Có tới hai phần ba báo cáo đề cập đến yêu cầu này. Như Thành Hội khuyến học TPHCM đề nghị “cho hưởng phụ cấp cho Thường trực và chuyên trách các cấp từ quận đến phường xã”.

 

Nếu là một tổ chức chính trị xã hội, không  sợ bao cấp mà xem như vai trò của Hội KHVN trong thời kỳ CNH-HĐT. Tỉnh Hội Quảng ngãi cho rằng nhiều nơi chưa có cán bộ khuyến học chuyên trách nên hoạt động KH cầm chừng. Nếu kéo dài không có cơ chế thích hợp thì phong trào khuyến học – khuyến tài khó bền vững, nói gì đến chất lượng của phong trào.

 

Hy Trung

(Ban Tuyên Truyền T.Ư hội)