Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý

(Dân trí) - Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT năm học 2006 đối với môn Vật lý đối với chương trình không phân ban và chương trình phân ban thí điểm. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể.

Chương trình không phân ban

 

I. LÝ THUYẾT

 

A.Yêu cầu:

 

- Nêu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lí của các khái niệm; các thuyết.

 

- Phát biểu được các định luật vật lí; viết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.

 

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lí, giải các bài tập đơn giản.

 

B. Nội dung:

 

Nội dung ôn tập lý thuyết xết theo thứ tự các chương của sách giáo khoa (SGK) Vật lí lớp 12. Học sinh (HS) phải biết vận dụng các kiến thức thuộc nội dung nêu dưới đây để trả lời:

 

1- Con lắc lò xo. Dao động điều hòa.

 

2- Khảo sát dao động điều hòa. Dao động của con lắc đơn.

 

3. Sự tổng hợp dao động.

 

4. Dao động cưỡng bức. Sự cộng hưởng.

 

5. Hiện tượng sóng trong cơ học.

 

6. Hiện tượng giao thoa. Lý thuyết về giao thoa. Sóng dừng.

 

7. Hiệu điện thế dao động điều hòa. Cường độ hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng.

 

8. Dòng xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh.

 

9. Dòng điện xoay chiều ba pha.

 

10. Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng.

 

11. Mạch dao động. Dao động điện từ.

 

12. Điện từ trường. Sóng điện từ.

 

13. Gương cầu lõm. Gương cầu lồi. Công thức dương cầu. Những ứng dụng của gương cầu.

 

14. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Định luật khúc xạ ánh sáng.

 

15. Hiện tượng phản xạ toàn phần.

 

16. Lăng kính.

 

17. Mắt. Các tật của mắt và cách sửa.

 

18. Kính hiển vị và kinh thiên văn.

 

19. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

 

20. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

 

21. Các loại quang phổ.

 

22. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại.

 

23. Tia Rơnghen. Thang sóng điện từ.

 

24. Hiện tượng quang điện.

 

25. Thuyết lượng tử và các định luật quang điện. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.

 

26. Hiện tượng quang điện trong. Quang điện trở. Pin quang điện.

 

27. Ứng dụng của thuyết lượng tử trong nguyên tử hiđrô.

 

28. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

29. Phản ứng hạt nhân. Phản ứng phân hạch. Phản ứng nhiệt hạch.

 

II. BÀI TẬP

 

A. Yêu cầu:

 

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải quyết các loại bài tập trong chương trình.

 

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong SGK, sách bài tập và những bài tập tương tự.

 

B. Nội dung:

 

HS giải được các loại bài tập sau:

 

1. Lập phương trình dao động, tìm các đại lượng đặc trưng, các giá trị tức thời và năng lượng của hệ vật dao động điều hòa.

 

2. Bài tập về con lắc đơn, con lắc lò xo.

 

3. Tổng hợp nhiều dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.

 

4. Bài tập về đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh.

 

5. Bài tập về máy biến thế.

 

6. Bài tập về định luật khúc xạ, lăng kính, thấu kính.

 

7. Bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.

 

8. Bài tập về hiện tượng giao thoa ánh sáng (khe lâng)   

 

9. Bài tập về hiện tượng quang điện.

 

10. Bài tập về phản ứng hạt nhân.

 

11. Bài tập vận dụng định luật phóng xạ.

 

Chương trình phân ban (thí điểm) Ban Khoa học tự nhiên

 

LÝ THUYẾT

 

A. Yêu cầu:

 

- Nêu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lí của các khái niệm; các thuyết.

 

- Phát biểu được các định luật vật lí; viết được công thức tính các đại lượng, nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.

 

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lí, giải các bài tập định tính đơn giản.

 

B. Nội dung:

 

HS phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời câu hỏi:

 

1. Chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.

 

2. Phương trình động lực học của vật rắn quay quanh một trục cố định. Định luật bảo toàn mô men động lượng.

 

3. Động năng của vật rắn quay quanh một trục.

 

4. Cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.

 

5. Con lắc lò xo. Dao động điều hòa.

 

6. Khảo sát dao động điều hòa. Dao động của con lắc đơn.

 

7. Sự tổng hợp dao động.

 

8. Dao động cưỡng bức. Sự cộng hưởng.

 

9. Hiện tượng sóng trong cơ học.

 

10. Sự phản xạ sóng. Sóng dừng.

 

11. Giao thoa sóng.

 

12. Dòng điện xoay chiều. Giá trị hiệu dụng.

 

13. Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh.

 

14. Công suất của dòng điện xoay chiều. Hệ số công suất.

 

15. Dòng điện xoay chiều ba pha. Động cơ điện.

 

16. Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng.

 

17. Dao động điện từ.

 

18. Điện từ trường. Sóng điện từ.

 

19. Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

 

20. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

 

21. Hiện tượng giao thoa và nhiễu xạ ánh sáng.

 

22. Các loại quang phổ.

 

23. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại.

 

24. Tia Rơnghen. Thang sóng điện từ.

 

25. Hiện tượng quang điện.

 

26. Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.

 

27. Hiện tượng quang điện trong. Quang điện trở. Pin quang điện.

 

28. Mẫu nguyên tử Bo và quang phổ vạch của hiđrô.

 

29. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

30. Hiện tượng phóng xạ.

 

31. Hệ thức Anhxtanh. Phản ứng hạt nhân. Phản ứng hạch. Phản ứng nhiệt hạch.

 

II. BÀI TẬP:

 

A. Yêu cầu:

 

- Nắm được phương pháp và có kỹ năng giải các loại bài tập trong chương trình.

 

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong SGK, sách bài tập và những bài tập tương tự.

 

B. Nội dung: HS Giải được các bài tập sau:

 

1- Bài tập về chuyển động quay và sự cân bằng của vật rắn.

 

2- Lập phương trình dao động, tìm các đại lượng đặc trưng, các giá trị tức thời và năng lượng của hệ vật dao động điều hòa.

 

3- Bài tập về con lắc đơn, con lắc lò xo.

 

4- Tổng hợp nhiều dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.

 

5- Bài tập về đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh.

 

6- Bài tập về máy biến thế.

 

7- Bài tập về dao động điện từ.

 

8- Bài tập về giao thoa ánh sáng (khe lâng)

 

9- Bài tập về hiện tượng quang điện.

 

10- Bài tập về phản ứng hạt nhân.

 

11- Bài tập vận dụng định luật phóng xạ.

 

Chương trình phân ban (thí điểm) Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn 

 

I. LÝ THUYẾT

 

A. Yêu cầu:

 

- Nêu được các hiện tượng; khái niệm, ý nghĩa vật lí của các khái niệm; các thuyết.

 

- Phát biểu được các định luật vật lí; viết được công thức tính các đại lượng,

 

nêu tên và đơn vị đo các đại lượng có mặt trong công thức.

 

- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được các hiện tượng vật lí, giải các bài tập định toán đơn giản.

 

B. Nội dung: HS phải biết vận dụng các kiến thức thuộc các nội dung nêu dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

 

1. Con lắc lò xo. Dao động điều hòa.

 

2. Khảo sát dao động điều hòa. Dao động của con lắc đơn.

 

3. Sự tổng hợp dao động.

 

4. Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức. Sự cộng hưởng.

 

5. Hiện tượng sóng trong cơ học.

 

6. Sự giao thoa sóng. Sóng dừng.

 

7. Hiệu điện thế dao động điều hòa. Cường độ hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng.

 

8. Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh.

 

9. Dòng điện xoay chiều ba pha.

 

10. Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng.

 

11. Dao động điện từ.

 

12. Điện từ trường. Sóng điện từ.

 

13. Hiện tượng tán sắc ánh sáng.

 

14. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.

 

15. Tia hồng ngoại. Tia tử ngoại.

 

16. Tia Rơnghen. Thang sóng điện từ.

 

17. Hiện tượng quang điện.

 

18. Thuyết lượng tử và các định luật quang điện. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng.

 

19. Sự phóng xạ.

 

20. Mẫu nguyên tử Bo.

 

21. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

22. Phản ứng hạt nhân. Phản ứng phân hạch. Phản ứng nhiệt hạch.

 

II. BÀI TẬP

 

A. Yêu cầu:

 

- Nắm được phương pháp và kỹ năng giải các loại bài tập trong chương trình.

 

- Vận dụng nội dung kiến thức đã học để giải được các bài tập trong SGK, sách bài tập và những bài tập tương tự.

 

B. Nội dung: HS giải được các loại bài tập sau:

 

1. Lập phương trình dao động, tìm các đại lượng đặc trưng, các giá trị tức thời và năng lượng của hệ vật dao động điều hòa.

 

2. Bài tập về con lắc đơn, con lắc lò xo.

 

3. Tổng hợp nhiều dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số.

 

4. Bài tập về đoạn mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh.

 

5. Bài tập về máy biến thế.

 

6. Bài tập về dao động điện từ.

 

7. Bài tập về hiện tượng giao thoa ánh sáng (khe lâng).

 

8. Bài tập về hiện tượng quang điện.

 

9. Bài tập về phản ứng hạt nhân.

 

10. Bài tập vận dụng định luật phóng xạ.

 

Nguồn Bộ GD-ĐT

Dòng sự kiện: Hướng dẫn ôn thi THPT