Phát hiện miệng núi lửa tạo ra bởi thiên thạch lớn nhất thế giới va chạm với Trái đất ở Lào

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu nói rằng miệng núi lửa là một bí ẩn trong suốt hơn một thế kỷ, mặc dù các bằng chứng từ lâu đã chỉ ra một vị trí ở đâu đó trong khu vực bán đảo Đông Dương.

Phát hiện miệng núi lửa tạo ra bởi thiên thạch lớn nhất thế giới va chạm với Trái đất ở Lào - 1
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một miệng hố lớn tại Lào được cho là tàn tích sau vụ va chạm của một thiên thạch khổng lồ với Trái Đất.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế là những người đã phát hiện ra miệng núi lửa được tạo ra bởi thiên thạch lớn nhất được biết đến đã có chạm vào Trái đất.

Theo tạp chí PNAS, có thể quan sát thấy những dấu vết nhỏ lẻ của vụ va chạm thiên thạch với hành tinh của chúng ta trên khoảng một phần mười lãnh thổ toàn Trái đất.

Rất nhiều người sẽ đặt dấu hỏi tại sao các nhà nghiên cứu không chú ý đến miệng núi lửa khổng lồ này vì nó rộng đến khoảng 13km và dài 17km trước đó. Lý do đó là bởi vì nó được chôn dưới dung nham.

Vậy làm thế nào mà họ tìm thấy nó? Các nhà khoa học biết rằng tác động dẫn đến các phản ứng địa chất, từ đó tạo ra các tektite. Cái tên tektite xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ “tektos” nghĩa là nóng chảy, ngụ ý nói về vai trò của nhiệt lượng từ thiên thạch trong nguồn gốc phát sinh tektite. 

Nghiên cứu những tektite đó, các nhà khoa học có thể xác định với độ chính xác cao khi thiên thể đâm vào hành tinh của chúng ta. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã hạ cánh ở nơi được gọi là Lào cách đây 790.000 năm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng tiến hành đo trọng lực tại hiện trường để xem liệu có sự bất thường về trọng lực sẽ phản ánh một miệng hố lớn hay không.

Khôi Nguyên

Theo Sputnik