1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Rau an toàn chỉ chiếm dưới 10% thị phần?

(Dân trí) - “Việc tiêu thụ sản phẩm rau an toàn vẫn gặp khó khăn do thị trường không minh bạch, ảnh hưởng đến lòng tin người tiêu dùng, làm khoảng cách giá rau trên đồng ruộng và giá trong siêu thị quá xa..,” Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu chia sẻ.

Bà có đánh giá gì về hiện trạng sản xuất rau an toàn ở nước ta hiện nay cũng như định hướng sắp tới của Bộ NN&PTNT?

Sản xuất rau an toàn (RAT) đã được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo thực hiện ở rất nhiều địa phương. Các mô hình trồng RAT đạt chứng nhận quốc tế như GlobalGap, VietGap… hiện đang được triển khai. Tuy nhiên tỷ lệ sản xuất RAT được chứng nhận chỉ chiếm 1-2%, và RAT chỉ chiếm 7-8% trong tổng số rau sản xuất.

Hơn 90% dân Việt đang ăn rau bẩn mỗi ngày?
Thứ trưởng NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu trao đổi với báo chí bên lề hội thảo về sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* PetroVietnam sắp có Chủ tịch mới

* Sắp có Thông tư quy định bán đấu giá tài sản của VAMC

* Putin phê chuẩn dự thảo hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga

* VNPT rút toàn bộ vốn khỏi Bảo Minh

Thực tế phát triển RAT còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các cơ quan nghiên cứu từ TƯ đến địa phương rất quan tâm đến chương trình này nhưng khi triển khai trên thực tế còn nhiều khó khăn, trong đó đặc biệt là việc chứng nhận, giám sát và kiểm tra các vùng sản xuất RAT và xây dựng thương hiệu, thị trường phân phối sản phấm. Có một sự lẫn lộn trong việc phân biệt rau được sản xuất theo tiêu chuẩn chứng nhận và rau không được chứng nhận, giữa rau đạt tiêu chuẩn VietGap và RAT.
 
Ở khâu này, thị trường đang tạo ra cơ chế không minh bạch trong việc tiêu thụ sản phẩm. Nhiều cơ sở sản suất RAT bán cho người tiêu dùng các sản phẩm an toàn nhưng khi đưa vào tiêu thụ, ngay cả tại các siêu thị, RAT này chưa thực chất được thu gom từ 1 nguồn thống nhất mà vẫn kèm vào đó rau ở những vùng chưa được chứng nhận an toàn, chính vì thế làm cho người tiêu dùng mất lòng tin. Vì vậy, mặc dù người tiêu dùng có thể chấp nhận giá RAT cao hơn, nhưng vì không tin đó là rau sạch và an toàn nên tiêu thụ còn hạn chế và điều này làm cho người nông dân khó bán hàng.

Hiện tại, Bộ NN&PTNT đang triển khai chương trình sản xuất rau theo chuỗi, ở đó kiểm soát từ khâu ban đầu: vật tư, giống, quy trình,.. cho đến khâu lưu thông phân phối để chứng nhận được nguồn gốc, xác định được xuất xứ, chất lượng.

Rau an toàn
Rau an toàn được chứng nhận chỉ chiếm 1-2% tổng sản lượng rau (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia quốc tế có nhấn mạnh vai trò của người sản xuất RAT cần được nâng cao hơn nữa. Sắp tới bộ có chính sách như thế nào để làm cho những người sản xuất mặn mà hơn với việc thực hành nông nghiệp tốt?

Hiện nay Bộ NN&PTNT đang đề xuất các chính sách khuyến khích người sản xuất, tiêu thụ RAT, trong đó, có những chính sách đã được chính phủ ban hành và đưa vào áp dựng như triển khai khâu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ hoặc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu để có những chính sách phù hợp hơn như khuyến khích các tổ chức xã hội hoặc các HTX hình thành các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.
 
Vấn đề cần giải quyết hiện nay không phải là sản xuất được rau sạch hay không sạch mà vấn đề là làm thế nào chứng nhận được sản phẩm ấy là an toàn và được các cơ quan giám sát và tổ chức xã hội chứng nhận để người dân tin tưởng rằng sản phẩm là an toàn. Và khâu phân phối lưu thông cho đến người tiêu dùng cần phải rút ngắn lại. Hiện tại có quá nhiều nhà buôn bản nhỏ làm cho giá giữa người sản xuất trên đồng ruộng và giá trong siêu thị dành cho người tiêu dùng cách nhau quá xa mà người nông dân không được hưởng lợi. Chúng ta cần tập trung giải quyết khâu này để thúc đẩy việc lưu thông, phân phối, chia sẻ lợi nhuận giữa các đối tác trong chuỗi sản phẩm.

Rau bẩn vào siêu thị: trách nhiệm thuộc Bộ Công thương

Hiện nay, ở một số siêu thị vẫn còn hiện tượng trà trộn RAT với rau không tõ nguồn gốc, điều này ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm và lòng tin người tiêu dùng. Về phía bộ sẽ có hoạt động nào để thắt chặt quản lý tiêu thụ RAT tại các siêu thị và trung tâm bán lẻ?

Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý khâu tiêu thụ rau
Bộ Công thương chịu trách nhiệm quản lý khâu tiêu thụ rau

Vấn đề quản lý tiêu thụ thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương vì Bộ này gắn với quản lý thị trường, xuất xứ hàng hóa. Bộ NN&PTNT chỉ chịu trách nhiệm khâu đầu là khâu sản xuất và chế biển, bảo quản đảm bảo sản phẩm sạch sẽ. Tuy nhiên theo đề án phát triển nông sản theo chuỗi thì sẽ gắn sản xuất với thị trường và bàn ăn. Chúng tôi sẽ thực hiện theo mô hình chuỗi: Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, kiểm tra quy trình các vật tư đầu vào, kiểm tra từ gốc. Sản phẩm có chứng nhận sạch sẽ được cung ứng cho các cửa hàng được giám sát trên cơ sở đó mở rộng hệ thống phân phối. Trong các cơ sở cần tăng cường giám sát hơn, kiểm tra xem nguồn gốc rau như thế nào. Những nơi cung cấp rau đó đã được chứng nhận an toàn hay chưa. Cái này chúng tôi sẽ phối hợp với Bộ Công thương để kiểm tra giám sát các đối tượng này.

Thực tế vẫn có những cơ sở được chứng nhận nhưng lại thu mua những sản phẩm không được chứng nhận. Vậy, việc quản lý các cơ sở sản xuất RAT được thực hiện như thế nào?

Việc kiểm tra giám sát chứng nhận các cơ sở RAT thuộc trách nhiệm của các sở nông nghiệp, chi cục bảo vệ thực vật, chi cục quản lý chất lượng ở các địa phương. Nếu cơ sở nào làm không đúng thì phải có chế tài xử lý. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại việc thực hiện giám sát ở các địa phương và hoạt động của họ, có cấp phép đúng chưa, xem có cơ sở nào như báo chí gần đây phản ánh không?

Hiện nay cái khó khăn nhất là đầu ra của rau có chứng nhận an toàn. Sắp tới, Bộ có nên tiến hành điều tra khảo sát nhu cầu của người dân để khuyến cáo cho bà con cân đối sản xuất?

Thực tế thì 85% sản lượng rau hiện nay là phục vụ tiêu thụ trong nước, số còn lại phục vụ xuất khẩu. Việc sản xuất rau hiện nay đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu ở các địa phương còn lại là cung ứng cho các đô thị và thành phố lớn. Tết vừa rồi là cung vượt quá cầu nên giá rau rẻ, nhưng không phải giá rẻ là do mình sản xuất quá nhiều mà còn do các yếu tố khác nữa.
 
Tuy nhiên cũng cần thiết cân đối cung cầu theo mùa vụ, đồng thời cần xây dựng tiêu chí để sản xuất RAT đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, vì hướng xuất khẩu rau có tiềm năng rất lớn đặc biệt là các loại rau gia vị, các rau mà các nước có tiềm năng lớn như khoai tây, hành, cải thảo, …vv. Chúng ta cũng cần nghiên cứu để chuyển đổi một số vùng đất nông nghiệp sang trồng rau để tạo vùng hàng hóa cung cấp cho doanh nghiệp như các doanh nghiệp Hàn Quốc có nhu cầu về khoai tây, cải thảo, hành… để xuất khẩu. Cần liên kết với các cơ sở quốc tế để có cơ sở xản xuất chế biến rau ngay trong nước để chế biến cho xuất khẩu thay vì xuất khẩu rau quả tươi như hiện nay là rất khó do rào cản hàng rào kỹ thuật.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Thảo Nguyên
(Thực hiện)

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước