1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng

Sắp xếp và phân loại các đầu báo. Công việc này diễn ra từ sáng sớm và nhanh chóng nhưng ai cũng vui vẻ khi làm việc.

Khi thành phố còn chìm trong giấc ngủ, từ 4h sáng, chạy dọc các tuyến đường Đinh Lễ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hà Nội, đã có hàng chục người tấp nập, miệt mài sắp xếp và phân loại các đầu báo.

Những người làm việc này hầu hết là tự phát, cũng có những người thuộc Công ty phát hành báo chí Trung ương. Họ không có hợp đồng lao động, làm mệt thì nghỉ, làm được ngày ngày nào tính công ngày đấy, trung bình mỗi tháng kiếm được 3 triệu đồng.

Mỗi ngày, người làm nghề phát hành thông tin, phân loại báo chỉ phải làm khoảng 3 tiếng kéo dài từ 4h đến 7h sáng. Mọi công đoạn đều được tiến hành khẩn trương, nhanh chóng, đòi hỏi độ chính xác cao.

Những người tham gia công việc chủ yếu là người lớn tuổi, có nhiều thời gian rảnh rỗi và quan trọng là có độ tỉ mẩn nhất định. Công việc diễn ra nhanh chóng, ai cũng lấy đó làm niềm vui.

Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 1

Sắp xếp và phân loại báo giấy được xem là công đoạn cuối cùng để báo tới tay độc giả. Mỗi người một công việc, họ luôn tập trung cao độ. Ảnh: Trang Vân

Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 2
Những đôi tay thoăn thoắt sắp xếp các đầu báo. Đây là công việc quen thuộc mỗi sáng của những người lao động này. Để tránh nhầm lẫn, các trồng báo được rải xung quanh vỉa hè để dễ dàng phân loại. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 3
Đa phần những người làm công việc phân loại báo là những người lớn tuổi và đã nghỉ hưu. Bên cạnh đó, một số bạn trẻ cũng tham gia để tăng thêm thu nhập. Anh Văn Duy (24 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Những người làm công việc này không chỉ vì thu nhập, mà hầu hết chúng tôi đều có tình yêu mãnh liệt với tờ báo in và muốn gìn giữ nét văn hóa đọc trong cộng đồng". Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 4
Mỗi tờ báo được phân loại cẩn thận và sắp xếp gọn gàng. Sau đó chúng được đưa đến các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức và một số sạp báo bán lẻ để tiêu thụ. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 5
Cùng làm nghề phân loại báo trên phố Đinh Lễ, anh Duy Anh nói: “Các tờ báo được phân loại theo đơn đặt hàng, sau đó được đóng gói và vận chuyển tới các sạp báo lẻ, các cơ quan và tổ chức. Người mới vào nghề chưa nhớ được cách phân lọai phải dùng sổ và bút để ghi lại, làm lâu quen hơn thì không cần phải ghi chép ”.
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 6
Báo giấy không phải là sự lựa chọn tối ưu nhất hiện nay khi công nghệ càng ngày càng phát triển, nhưng không ai có thể phủ nhận sức sống riêng của những tờ báo giấy. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 7
Nhiều người cho biết, họ tham gia công việc này vì yêu mùi giấy của tờ báo in, công việc thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu nhưng chủ yếu là được gặp gỡ và giao lưu mới mọi người. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 8
Nghề phát hành tin tức là công việc chính của chị Tuyết Lan (55 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hôm nào cũng vậy, từ tờ mờ sáng, người phụ nữ này lại lọ mọ dậy chuẩn bị balo, giấy bút để bắt đầu một ngày mới với công việc phát hành tin tức đầy ý nghĩa. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 9
Sau khi sắp xếp và phân loại xong, báo giấy được vận chuyển khắp mọi nơi. Ảnh: Trang Vân
Việc hiếm: Phân loại báo mỗi sáng - 10
Sạp báo trên đường Hàng Trống là một trong những sạp báo đầu tiên của Hà Nội, đã tồn tại gần 30 năm nay. Ảnh: Trang Vân