Mô hình mới tại Tây Nguyên: Trồng cà phê từ… lá

(Dân trí) - Ngày 28/3, TS Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phấn khởi cho biết, vừa áp dụng thành công mô hình nhân giống vô tính, nuôi cấy mô. Đây là công trình nghiên cứu cấp Bộ, lần đầu tiên được áp dụng thành công trên cây cà phê.

Theo TS Báu, giải thích nôm na là nuôi cấy mô từ lá, cho ra những cây cà phê con giữ nguyên 100% phẩm chất của cây mẹ. Tổng thời gian nuôi cấy là 24 tháng. Chi phí nhẹ nhàng hơn ươm từ hạt cà phê. Tỷ lệ sống đạt 80%, khi cây có hai cặp lá thật thì chuyển ra vườn ươm, ra ngoài bầu đất “xuất xưởng”.

Người đứng đầu WASI cho hay: Bản đồ cà phê Việt Nam chủ yếu trải dài tại 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kontum và Lâm Đồng). Trong đó có đến 20-25% trong số 620 ngàn ha cà phê hiện có là những gốc già cỗi, cần thay mới.

Và trong khi 90% trong số 10 triệu ha cà phê ở 75 quốc gia không hề phải tưới nước, cây sống được hàng trăm năm nhưng ở Việt Nam, hơn 95% diện tích cà phê phải chăm bón kỹ, tưới đều mới ra trái tốt.

Mặt khác, cà phê Việt Nam thường bị đánh chất lượng kém hơn, bị mua với giá thấp so với giá sàn ở London (thường kém từ 30-100 USD/tấn).

Trước thực tế trên, theo TS Báu nhu cầu bức bách là phải cải tạo giống và thay đổi quy trình chăm sóc cây cà phê.

Bên cạnh việc liên tục tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn nông dân cách trồng hiệu quả, ít phải tưới tiêu và ra trái chất lượng cao, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên hợp tác cùng Nestle, hỗ trợ 50% giống mới cho người dân muốn tái canh. Người nông dân chỉ phải trả 3.000 đồng/ cho một cây cà phê con.

Dưới đây là quy trình 24 tháng để tạo giống cà phê mới:

Dùng lá cà phê tạo mẫu sạch

Dùng lá cà phê tạo mẫu sạch. Lá cà phê "mẹ" được chọn để lấy phôi là loại lá bánh tẻ (không già không non). Việc ứng dụng công nghệ tế bào trong nhân giống giúp cho ra những cây cà phê con giữ nguyên 100% phẩm chất của cây mẹ.

Tạo callus từ 6-8 tháng trong môi
trường lỏng

Mẫu lá được tạo callus từ 6-8 tháng trong môi trường lỏng

Tái sinh phôi vô tính

Tái sinh phôi vô tính, quá trình này kéo dài khoảng 4 tháng

Máy lắc đều liên tục cung cấp oxy -
dinh dưỡng cho mô phát triển

Và sau đó, các phôi được cho vào máy lắc đều liên tục ngày đêm để cung cấp oxy - dinh dưỡng cho mô phát triển

Theo TS Lê Ngọc Báu, mỗi chai chứa 1.000 phôi - tương đương 1.000 cây giống - trồng đủ 1ha cà phê

Theo TS Lê Ngọc Báu, mỗi chai thế này chứa 1.000 phôi - tương đương 1.000 cây giống - trồng đủ 1ha cà phê

Tạo cây có lá mầm

Những nghiên cứu viên như chị Nguyễn Thị Mai theo sát từng bước phát triển của quá trình nhân giống cây cà phê

Tạo cây có lá thật

Sau 2 tháng được lắc đều, các phôi phát triển thêm một bước và được chuyển sang giai đoạn tạo cây có lá mầm

Tạo cây có lá mầm

...và tạo cây có lá thật

Cây con đang phát triển

Cây con đang phát triển

Cây giống con có cặp lá đầu tiên

Cây giống con có cặp lá đầu tiên

Cây giống con chuẩn bị ra vườn ươm

Cây giống con chuẩn bị ra vườn ươm

Đến tuổi ra vườn ươm, chuyển ra
ngoài bầu đất. Từ đây có thể xuất đi cho nông dân chăm sóc.

Đến tuổi ra vườn ươm, chuyển ra ngoài bầu đất. Từ đây có thể xuất đi cho nông dân chăm sóc.

Chỉ cần 1-1,5 năm là ra lứa quả đầu tiên.

Chỉ cần 1-1,5 năm là ra lứa quả đầu tiên. Phương pháp nhân giống vô tính nuôi cấy mô này đang cho những kết quả bước đầu vượt trội hơn các phương pháp tạo giống cà phê từ ươm hạt hoặc ghép cành. Các cách làm cũ không những không đáp ứng đủ lượng cây giống tốt vì hệ số nhân thấp, chất lượng cây giống không đồng đều mà tình trạng những chồi ghép không rõ xuất xứ sẽ là nguyên nhân làm giảm nghiêm trọng sản lượng cà phê của cả nước trong tương lai.

Hồng Tâm