Muôn kiểu "dằn mặt" ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường

(Dân trí) - Nhẹ thì dán giấy nhắc nhở hoặc dùng bút dạ viết cảnh cáo lên xe, nặng thì phun tạt sơn, bẻ gương... là những hình thức một số chủ nhà, chủ cửa hàng dùng để "dằn mặt" tài xế đỗ ô tô chắn cửa, lối đi.

Văn hóa đỗ xe là câu chuyện không còn mới nhưng vẫn luôn gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng, với các ý kiến thường chia làm hai phe, dù hầu hết đều không ủng hộ việc cố ý hủy hoại tài sản của người khác. Một bên thường "bênh" các chủ nhà bị xe đỗ chắn cửa, chắn cổng..., cho rằng việc đỗ xe thiếu ý thức gây bức xúc, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc kinh doanh. Trong khi đó, bên còn lại "bênh" tài xế ô tô, cho rằng chỗ nào không có biển cấm là có thể đỗ xe.

Bức xúc vì sinh hoạt và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều chủ nhà, chủ cửa hàng đã dùng một số biện pháp, từ nhắc nhở, cảnh cáo, đến chửi bới, dằn mặt các tài xế đỗ xe "kém duyên".

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 1

Kiểu nhắc nhở được cho là nhẹ nhàng nhất đối với tài xế đỗ xe "kém duyên".

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 2

Cách xử lý được coi là hòa nhã của chủ nhà bị ô tô đỗ chắn cửa.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 3

Lời nhắc nhở có phần nặng nề nhưng vẫn nhẹ nhàng so với nhiều trường hợp khác bên dưới.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 4

Lời nhắc nhở được viết bằng bút dạ được coi là "nhẹ tay" với tài xế đỗ xe thiếu ý thức.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 5
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 6
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 7
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 8

Chiếc Mitsubishi Xpander đỗ trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội), cách mặt tiền các cửa hàng xung quanh nhưng vẫn bị "dằn mặt" do có thể làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các nhà gần đó.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 9
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 10
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 11
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 12
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 13

Chiếc Toyota đỗ chắn cổng bị dán băng dính bao quanh ở thành phố Huế.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 14

Chiếc xe Mazda bị bao vây bởi các chồng gạch xếp cao tại ngõ Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), với nguyên nhân được cho là do xe đỗ trên phần vỉa hè gần một bãi tập kết vật liệu xây dựng.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 15

Chiếc Ford Ranger đỗ trong ngõ 49/28 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội bị người dân phun sơn hồng chi chít khắp thân xe.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 16

Chiếc Honda CR-V đỗ trên vỉa hè, chặn lối vào một cửa hàng quần áo trên đường Lương Khánh Thiện, Tp. Hải Phòng bị phun sơn trắng xóa.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 17
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 18
Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 19

Chiếc xe Mazda3 màu trắng của con dâu cũ đỗ chắn cửa nhà chồng ở Dĩ An, Bình Dương hồi năm ngoái bị dán kín băng dính kèm nhiều tờ giấy A4 với nội dung thể hiện sự bức xúc của chủ nhà khi cho rằng chủ nhân đậu xe không có văn hóa.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 20

Chiếc Hyundai Tucson màu trắng bị vấy sơn đỏ lên nắp capo và cửa xe với lý do được cho là cũng vì đỗ xe chắn đường.

Muôn kiểu dằn mặt ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường - 21

Sự bức xúc của chủ nhà bị ô tô đỗ chắn cửa đôi khi dẫn tới hành động mất kiểm soát, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi bị cảnh cáo, không ít chủ xe đành "ngậm bồ hòn làm ngọt", vì quan niệm mình sai trước, hoặc không thể tự mình tìm ra thủ phạm. Tuy nhiên, trong những trường hợp mức độ thiệt hại nghiêm trọng hoặc tự tin mình đỗ xe không vi phạm pháp luật, một số chủ xe đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý và nhiều trường hợp đã được bồi thường thiệt hại.

Nguyên nhân của việc dừng, đỗ xe bừa bãi một phần là do thiếu bãi đỗ, phần khác cũng do ý thức của tài xế.

Về phía tài xế ô tô, việc đỗ xe trước tiên phải tuân thủ quy định của pháp luật. Cụ thể, theo khoản 3 điều 18 Luật Giao thông đường bộ, người dừng, đỗ xe trên đường bộ phải tuân thủ các quy định như: Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng/đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng/đỗ xe thì phải dừng/đỗ xe tại các vị trí đó…

Bên cạnh đó, khoản 4 điều 18 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định không được dừng, đỗ xe tại các vị trí như bên trái đường một chiều; trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; nơi dừng xe buýt; trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe…

Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, tài xế ô tô cũng nên quan sát kỹ nơi mình định đỗ xe, đặt mình vào hoàn cảnh của các chủ nhà, chủ hộ kinh doanh, nhằm tránh đắt . 

Về phía các chủ nhà chủ cửa hàng bị ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường, chưa bàn đến việc đỗ xe đúng hay sai, hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác là vi phạm pháp luật.

Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 - 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp tái phạm; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị áp mức phạt tù từ 2 - 7 năm.