Khi laptop làm "nũng"

Laptop của bạn xưa nay vốn ngoan ngoãn, nhưng bỗng một ngày nọ trở nên “khó bảo” với hàng loạt những lỗi xuất hiện: Không khởi động được, "chết" bàn phím, quạt hay adapter và chipset trục trặc. Những chiêu sau sẽ phần nào giúp bạn trị được bệnh nhõng nhẽo và dụ máy vui vẻ làm việc trở lại.

Công việc cuối năm đang ngập đầu vậy mà laptop của bạn lại đình công. Mỗi khi có việc định vác đi đâu là y như rằng sinh chuyện: Mở nắp máy, nhấn Power khởi động nguồn là nó khò khè, bíp, bíp, bíp… Màn hình hiện lên thông báo: Fixed disk parameter table hay Bios error system halted. Bạn chỉ còn cách tắt mát. Thế nhưng khoảng 15 phút sau ra bật lại, máy lại chạy ro ro. Đặc biệt, nếu bạn chịu làm lành trước bằng cách vỗ nhè nhẹ vào máy một chút, laptop sẽ ngoan ngoãn trở lại làm việc như bình thường.

Thông thường, 99% do lỗi lỏng RAM, và các linh kiện khác vì bảng thông báo cho thấy HDD trong Bios có vấn đề. Các khắc phục đơn giản nhất là tháo RAM HDD ra và gắn lại vào các chấu cắm cho chắc hơn. Điều này giải thích vì sao có thể dùng tay vỗ nhẹ vào máy hoặc xốc máy lên thì máy trở lại hoạt động như cũ. Bởi sau các tác động vật lý như thế, RAM và các chân cắm bám chặt vào nhau hơn.

Lỗi lỏng RAM cũng nhắc nhở khách hàng chuyên sử dụng laptop nên chăm chút đến việc vệ sinh các chân tiếp xúc trong RAM HDD. Sau khi đã vệ sinh và cắm chặt RAM mà bệnh vẫn không thuyên giảm thì phải xem xét lại năng lực của RAM HDD. Mượn RAM HDD khác cắm vào, máy hoạt động bình thường có nghĩa là RAM HDD của bạn đã hết “đát” và cần thay mới.

Bàn phím cũng sinh chuyện

Vừa lo xong RAM, thì đến lượt bàn phím nổi loạn. Không sai khiến được nút nào, thậm chí nút nào lại kích hoạt nút kia, hoạt động rối mù cả lên. Phần lớn lỗi không phải là do máy hay bàn phím mà là người dùng đã nhấn nhầm vào các nút chức năng keylock, numlock và scroollock – những chức năng khoá bàn phím. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách nhấn trả các phím đó hoặc nhấn đồng thời Shift+Strl. Sau đó mở word và thử lượn mấy phím cơ bản. Nếu phím chịu nghe các ngón tay bạn thì không có gì phải bàn. Nếu vẫn không ăn thua, nạn phải đem máy đi kiểm tra các chân tiếp xúc giữa bàn phím và board điều khiển bên trong.

Do thường xuyên phải di chuyển và chế độ bảo vệ máy không cao nên đôi khi các chân tiếp xúc hơi lỏng. Các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng nhất định. Board mạch điện bên trong máy dễ bị ẩm (không khí âm trong văn phòng có máy lạnh) và khói bụi ngoài trời bám vào qua các kẽ hở, nên phần tiếp xúc giữa bo mạch điều khiển và bàn phím kém linh hoạt. Chỉ việc làm vệ sinh máy là ổn.

Tuy nhiên, bạn cần đến các trung tâm sửa chữa laptop chuyên nghiệp. Dùng cọ lông mềm quét trên bề mặt bàn phím cũng không cải thiện được tình hình. Lưu ý, nếu không phải là dân kỹ thuật thì tuyệt đối không được tự ý mở máy để làm vệ sinh bên trong.

Adapter, chipset gây khó dễ

Adapter là bộ phận để kết nối máy với nguồn điện chính. Sau thời gian hoạt động, dây cắm điện adapter dễ bị lão hoá (yếu điện bên trong). Khi bị yếu điện, adapter sẽ không đủ sức để chuyển lượng điện cần thiết từ ổ cắm vào máy. Kèm theo đó là hiện tượng mát không ăn điện hoặc dùng một lúc thì máy báo lỗi và tự ngắt điện.

Trường hợp thứ hai thuộc về lỗi của chipset trong mạch nguồn. Các chân điện chipset thường bị oxy hoá theo thời gian sử dụng nên tín hiệu điện đi qua sẽ ngày càng kém đi, không cung cấp đủ điện cho toàn hệ thống.

Cách thử để biết xem lỗi thuộc về adapter hay chipset khá đơn giản. Khi thấy máy có dấu hiệu yếu hoặc tắt điện giữa chừng, bạn có thể mượn một adapter khác cùng model với máy để tiếp điện. Thấy ổ thì lỗi rõ ràng thuộc về adapter của bạn. Giá adapter hiện không quá đắt, bạn có thể thay mới dễ dàng. Khi mua, cần nói rõ ký hiệu model máy để người bán chọn adapter tương thích. Tránh trường hợp mua adapter khác loại có thể làm hỏng nguồn điện của máy.

Nếu đã thay adapter mới nhưng hiện tượng trên vẫn không hết thì có thể chipset đã bị lỗi. Trường hợp nhẹ, chỉ cần vệ sinh các chân chipset. Nặng hơn thì phải thay chipset mới với giá dao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng. Những bất ổn về điện thường gây nguy hại đến hoạt động của máy. Vì vậy, khi thấy các bất thường về điện, bạn cần phải hết sức quan tâm.

Quạt nóng giận

Khi làm việc, laptop luôn cần được giải nhiệt. Vai trò của quạt làm mát có ý nghĩa rất lớn giúp laptop làm việc tốt hơn, khắc phục tình trạng treo máy giữa chừng. Cũng giống như các đồng nghiệp của nó, quạt chạy khi các chân cấp điện được kích hoạt. Trong điều kiện các chân cấp điện bị tê liệt, main chân điện bị đứt hoặc hở mạch, quạt ngừng vận hành.

Lỗi này cũng không quá nghiêm trọng. Khách hàng chỉ cần mang máy đến các trung tâm nhờ hàn lại các chân điện hoặc thay thế một vài linh kiện trong main là quạt sẽ quay đều trở lại. Chi phí cho việc làm vệ sinh luôn là rất rẻ nên có điều kiện và thời gian, người dùng nen mang máy đi khám sức khoẻ tổng thể.

Các lỗi trên xuất hiện chủ yếu là do cách bảo quản và vận chuyển máy không cẩn thận. Tạo môi trường làm việc thông thoáng, khi vác máy, cần buộc chặt máy trong các túi xách chuyên dụng dành cho laptop. Mục đích là không làm gãy, hở hoặc lỏng các chân cắm với board mạch chủ.

Theo Xã hội thông tin