Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển khoa học ở mức cao nhất

(Dân trí) - Với chủ đề “Vật lý tại máy va chạm Hạt Hadron lớn và xa hơn” chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" đã thu hút trên 120 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển giáo dục ở mức cao nhất

Giáo sư Francois Englert, (Bỉ) – một trong hai người đã đạt giải thưởng Nobel quốc tế năm 2013 với công trình khám phá ra hạt Higgs (còn gọi là Hạt của Chúa).

Trong khuôn khổ Gặp gỡ Việt Nam diễn ra từ ngày 11 đến 17/8, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 10 năm 2014 với chủ đề “Vật lý hóa máy va chạm Hadron lớn và xa hơn”, thu hút trên 120 nhà khoa học đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng nhiều người đam mê khoa học ở trong nước tới tham dự.

Đặc biệt, hội nghị lần này còn có sự tham dự của giáo sư Francois Englert, (Bỉ) – một trong hai người đã đạt giải thưởng Nobel quốc tế năm 2013 với công trình khám phá ra hạt Higgs (còn gọi là Hạt của Chúa).

Giáo sư Trần Thanh Vân, người sáng lập ra Hội Gặp gỡ Việt Nam, chia sẻ: “Thường những giáo sư mới được giải thưởng Nobel họ rất bận rộn vì hầu hết các trường đại học danh tiếng ở khắp thế giới đều muốn mời họ đến giảng dạy. Tuy nhiên, giáo sư François Englert đã nhận lời qua Việt Nam để tham dự Gặp gỡ Việt Nam lần này, đồng thời GS François Englert đã chủ trì hội nghị Vật lý với chủ đề “Vật lý hóa máy va chạm Hadron lớn và xa hơn”. Đây là một điều rất quan trọng. Điều đó cho thấy sự đánh giá của cộng đồng quốc tế đánh giá về các hội nghị khoa ở Việt Nam”.

Giáo sư Trần Thanh Vân, người sáng lập ra Hội
Gặp gỡ Việt Nam

Giáo sư Trần Thanh Vân, người sáng lập ra Hội Gặp gỡ Việt Nam

Đáp lại sự tiếp đón nồng hậu của Hội Gặp gỡ Việt Nam, của lãnh đạo tỉnh Bình Định, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ khắp các nước, GS Francois Englert chia sẻ: “Tôi rất vinh dự được khai trương hội nghị tại trung tâm tráng lệ này dành cho nghiên cứu cơ bản. Tôi cũng rất vui khi hội nghị này được tổ chức tại Việt Nam. Trung tâm khoa học này là một minh chứng cho sự cố gắng và quyết tâm của Việt Nam để hỗ trợ phát triển giáo dục ở mức cao nhất, đồng thời cũng thể hiện sự cố gắng của Việt Nam trong việc khuyến khích và phát triển khoa học”.

Nói về mục đích nghiên cứu cơ bản, giáo sư Francois Englert nhận định: “Bị bao vây bởi những hiện tượng bí ẩn của tự nhiên và cảm thấy sợ hãi trước cái chết, sự yếu đuối của mình, con người khắp nơi đi tìm hiểu những lý do gây ra điều này. Thần thánh và các thế lực siêu nhiên mà con người nghĩ ra để giải thích điều này đã không cho câu trả lời thỏa đáng. Nhưng từ những thất bại đó mà loài người tưởng tượng ra một thế giới không có thần thánh. Một thế giới được tạo ra và phát triển bằng một nghiên cứu cơ bản trong vật lý”.

GS Englert cho rằng: Vật lý, theo như hiểu biết hiện tại, là một sự cố gắng để giải thích nhiều hiện tượng dựa vào định luật tổng quát có thể kiểm chứng được như: hiện tượng vật rơi, quy luật chuyển động của hành tinh, hiện tượng thủy triều có thể chứng minh bằng định luật hấp dẫn của Newton…

Năm 1964, giáo sư Brout và giáo sư Englert, độc lập với giáo sư Higgs, đã tiên đoán sự tồn tại của các hạt boson vô hướng hay còn gọi là hạt boson Brout-Englert-Higgs (BEH). Các hạt này có vô số trong vũ trụ và nhờ chúng mà các hạt cơ bản khác có khối lượng thông qua tương tác với các hạt vô hướng này. Điều này có nghĩa là các hạt boson BEH có thể chuyển đổi tương tác tầm xa thành tương tác tầm gần.

Đây là cơ chế BEH để giải thích gốc khối lượng của các hạt cơ bản. Gần đây, Trung tâm nghiên cứu CERN ở châu Âu đã tìm ra một hạt vô hướng giống hạt BEH. Qua đó càng chứng minh tính đúng đắn của tiên đoán lý thuyết trên. “Phát minh nghiên cứu cơ bản cả về thực nghiệm và lý thuyết là việc bắt buộc phải làm. Vấn đề là làm thế nào để khoa học – kỹ thuật luôn luôn phát triển; làm sao để tiến tới một thế giớ nhân văn hơn, tiến bộ hơn…”, GS Francois Englert chia sẻ. Sau một năm đi vào hoạt động, Trung tâm ICISE đã trở thành "điểm hẹn" thu hút hàng nghìn nhà khoa học trong nước và quốc tế đến trao đổi, nghiên cứu khoa học. Trung tâm ra đời nhằm phát triển khoa học và giáo dục, giúp đỡ các sinh viên và nhà khoa học trẻ Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung có cơ hội giao lưu, hội nhập với cộng đồng khoa học quốc tế trình độ cao.

Một số hoạt động của GS Francois Englert trong lần sang thăm VN này:

Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển giáo dục ở mức cao nhất

Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển giáo dục ở mức cao nhất

Trồng cây lưu niệm

Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển giáo dục ở mức cao nhất

Chụp hình chung lãnh đạo tỉnh Bình Định và các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam
Nhà Nobel Vật lý “Hạt của chúa”: Việt Nam đang cố gắng phát triển giáo dục ở mức cao nhất

Thảo luận trong hội thảo

Doãn Công