Nghề thiết kế đồ họa: Đắt giá và khan hiếm?

Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ họa, chỉ cần thành thạo các phần mềm ứng dụng như Photoshop, QuarkXPress, Ilustrator... là đủ.

Những năm gần đây, nghề thiết kế đồ họa bỗng trở nên "đắt giá" trên thị trường tuyển dụng lao động. Chính vì vậy các khóa đào tạo, lớp học thiết kế cũng được mở ra ào ào nhưng do tình trạng đào tạo quá nặng về lý thuyết, thiếu thực tiễn nên kéo theo vấn đề: Nhiều mà vẫn không đủ!
 
Bởi các lý do hết sức đơn giản:
 
Thiết kế không chỉ là sáng tạo...
 
Hiện nay, do sự phát triển nhanh chóng của thị trường, sự đa dạng, phong phú của các chủng loại hàng hoá nên nhu cầu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng ngày càng tăng. Làm quảng cáo, pa-nô, áp-phích, thiết kế bìa sách... đều cần đến thiết kế đồ họa, nhưng để ra được một sản phẩm ưng ý không hề đơn giản.
 
Từ ý tưởng nghệ thuật đến việc thể hiện luôn đòi hỏi người thiết kế phải sáng tạo, tìm tòi. Và cuối cùng, sau khi đã có từ vài tới vài chục mẫu hàng, người thiết kế mới chọn được cho mình một sản phẩm phù hợp nhất. Do đó, bên cạnh tính sáng tạo, công việc cũng đòi hỏi cả sự kiên trì, nhẫn nại và kinh nghiệm thực hành.
 
Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ họa, chỉ cần thành thạo các phần mềm ứng dụng như Photoshop, QuarkXPress, Ilustrator... là đủ. Nhưng thực tế cho thấy, để giỏi nghề này không chỉ cần năng khiếu mỹ thuật mà còn phải hiểu biết rộng và có một cái nhìn bao quát trong từng vấn đề, lĩnh vực nhất định: phải nắm được kiến thức về marketing, khả năng tổ chức, nắm bắt sự kiện, bởi có như thế mình mới truyền tải được ý tưởng của khách hàng vào trong mỗi sản phẩm. Ngoài ra, để nắm bắt được xu hướng của thế giới người thiết kế còn cần có một khả năng ngoại ngữ tốt để nghiên cứu tài liệu cũng như thể hiện ý tưởng. Tiếc là hiện nay những người hội đủ được các yếu tố này không nhiều.
 
Theo như Ông Alex Quah - Hiệu trưởng Trường Quốc tế Raffles Hà Nội - một trong các trường đào tạo chuyên ngành Thiết kế: “Để có một chương trình học phù hợp với các môn học đáp ứng được yêu cầu làm việc thực tiễn. Chúng tôi tiếp xúc với các đối tác chiến lược và tìm hiểu xem họ mong muốn điều gì khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Từ ý kiến phản hồi của họ, chúng tôi xây dựng các môn học bắt buộc và tự chọn để phù hợp với yêu cầu của công việc thực tế và những nền kinh tế trong khu vực. Tại đây chúng tôi không chỉ đào tạo cho sinh viên về cơ sở thẩm mĩ, sử dụng các phần mềm làm các công cụ sáng tạo mà chúng tôi còn trang bị sinh viên những kiến thức thực tiễn hơn. Ngoài những môn học cơ bản để phục vụ cho ngành thiết kế như vẽ tay, thiết kế quảng cáo, trình bày bản in, thiết kế in ấn, sinh viên của chúng tôi còn được học về nghiên cứu truyền thông, vai trò của người thiết kế trong cộng đồng, kiến thức cơ bản về chụp ảnh…Chính vì thế, sinh viên của chúng tôi luôn luôn được các nhà tuyển dụng quan tâm và “đặt hàng”, và một điều đáng buồn là chúng tôi không đủ sinh viên để cung cấp vì nhu cầu về nhân lực thiết kế là quá nhiều”.
 
Nghề thiết kế đồ họa: Đắt giá và khan hiếm? - 1
Bài tập của sinh viên Nguyễn Duy Anh - Chuyên ngành Thiết kế đồ họa - Trường quốc tế Raffles Hà Nội.
 
Nhân viên thiết kế đồ họa trở thành "hàng hiếm" do nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, nhưng đáp ứng được thì chẳng bao nhiêu bởi các tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng đặt ra khá cao mà không phải sinh viên nào cũng có thể đáp ứng được.
 
Theo một dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), trong vài năm tới Việt Nam sẽ cần khoảng 17.000 nhân viên làm về công nghệ đa phương tiện, trong đó một số lượng không nhỏ là ngành thiết kế đồ họa. Điều này cho thấy nếu không sớm có sự thay đổi trong khâu đào tạo thì chúng ta sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
 
Nghề thiết kế đồ họa: Đắt giá và khan hiếm? - 2
Bài tập của Sinh viên Phan Hải Anh – Chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Trường quốc tế Raffles HN
 
Nghề thiết kế đồ họa: Đắt giá và khan hiếm? - 3
Bài tập của Sinh viên Nguyễn Ngọc Anh – Chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Trường quốc tế Raffles HN
 
Hiện tại, nhiều trường đào tạo chuyên ngành đồ họa như Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Đại học Kiến trúc... cũng đã tăng số lượng đầu vào cho lĩnh vực này, nhưng vẫn là quá nhỏ nhoi so với nhu cầu hiện tại. Đó là chưa đề cập tới một lượng không nhỏ sinh viên khi ra trường chưa thể đáp ứng ngay được yêu cầu của các nhà tuyển dụng như khả năng ngoại ngữ, kiến thức marketing...
 
Vì thế, các doanh nghiệp vẫn cứ "đỏ mắt" tìm nhân viên thiết kế đồ họa thành thạo, nhưng rồi đành phải "bó tay" như ông Trần Hà Anh - Phó giám đốc công ty TNHH VinaD - từng than thở: "Công việc của chúng tôi nhiều khi bị dồn lại, các đơn đặt hàng xếp đống cũng chỉ vì thiếu nhân viên thiết kế đồ họa".
 
Một trong số những nơi đào tạo ngành này đang được đánh giá cao là Trường quốc tế Raffles Hà Nội tại 106 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội. Với đội ngũ giảng viên quốc tế đầy kinh nghiệm giảng dạy và làm việc, Raffles đã trang bị cho sinh viên những cơ hội học tập, làm việc và giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Hơn nữa, một trong những yếu tố làm nên thành công của Trường quốc tế Raffles Hà Nội là các chương trình thực tập cho sinh viên liên kết với nhiều tập đoàn nổi tiếng như Sofitel Metropole; Intercontinental Hotel; ANZ; VP Bank; France Vietnam Architecture; Group8asia; Unilever; IBM Vietnam Company; Knight Frank; U.S Embassy.