Thị trường nhân sự game ở Việt Nam cần sự năng động

Ở Việt Nam, khi đời sống đã được nâng cao, thì việc hưởng thụ cuộc sống là một nhu cầu tất yếu. Do đó, lĩnh vực giải trí nói chung, trong đó ngành game nói riêng đã đóng một vai trò chủ chốt và ngày càng “hot” hơn.

Vì vậy, nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành này sẽ tăng rất cao, nhất là nguồn nhân lực trẻ, năng động.

Khi khách hàng khó tính

Trong những năm đầu thập kỷ 90, khi Việt Nam bắt đầu quá trình hội nhập, thì cũng là lúc game, còn gọi là trò chơi điện tử bắt đầu xâm nhập và làm mưa làm gió trong các loại hình giải trí của giới trẻ lúc bấy giờ. Cho đến nay, gần 2 thập kỷ trôi qua, khi mà nền công nghiệp nước nhà vẫn đang ì ạch đuổi theo thế giới, thì nền công nghiệp game trong nước lại có bước đột phá thần tốc trong công nghệ và nhân lực.

Thị trường nhân sự game ở Việt Nam cần sự năng động - 1

Thế nhưng, sự đột phá thần tốc đó vẫn chưa thể đáp ứng được thị trường. Bởi vì các game thủ ở Việt Nam, luôn có một nhu cầu rất cao về mặt hưởng thụ. Một game được xem là hot khi nó đáp ứng đầy đủ về các mặt: nội dung, đồ họa, tính năng. Trong đó, đồ họa luôn là mối quan tâm hàng đầu của đa số game thủ. Điển hình trường hợp của game Roman of the Three Kingdom, một tựa game nổi tiếng của hãng KOEI về Tam Quốc Chí. Mặc dù đã trải qua 11 phiên bản, với đủ các hệ máy chơi game, nhưng mới đây, hãng đã tuyên bố có thể không phát hành tựa game này nữa, mặc dù nó hái ra tiền, chỉ vì … khó đáp ứng được các nhu cầu của game thủ.

Ở Việt Nam, một công ty phát hành game lớn như VinaGame, với 17 sản phẩm game đang lưu hành trên thị trường (Võ Lâm Truyền Kỳ, Kiếm Thế, Cửu Long Tranh Bá, Biệt Đội Thần Tốc …), phục vụ số khách hàng lên đến hàng triệu mà nhân lực trực tiếp làm game chỉ có khoảng 300 người. Có thể thấy, trong một thị trường hơn 2 triệu người sử dụng Internet, cũng có nghĩa là có hơn 2 triệu khách hàng cơ bản, đa số đều còn rất trẻ, là những khách hàng cơ bản và tiềm năng của game, thì cũng có nghĩa đòi hỏi của khách hàng về các mặt đồ họa, mỹ thuật … chính là một áp lực lớn về mặt nhân sự đối với các doanh nghiệp phát hành game như VinaGame, VTC,…

Năng động hơn để enjoy the life

Đứng trước nhu cầu của thị trường và áp lực về nhân sự trong ngành này, nhiều nhà phát hành game cũng đã nhận ra rằng, nếu các khách hàng của mình là những người có khả năng thiết kế, sản xuất game, thì mọi việc sẽ dễ thở hơn rất nhiều. Và với lực lượng lao động trẻ, đông và năng động, Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này.

Thị trường nhân sự game ở Việt Nam cần sự năng động - 2

Điều này dẫn đến một số trung tâm đào tạo, dạy nghề nhanh chóng đón đầu nhu cầu thị trường, mở ra các khóa đào tạo Thiết kế đồ họa, trong đó có môn học về thiết kế 3D, nhân vật game và hoạt hình...đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, doanh nghiệp.

Như Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Hanoi–Arena là một ví dụ điển hình, học viên học tại Hanoi-Arena sẽ được học tập và đào tạo trong môi trường giống với thực tế, trong đó có các môn học về Thiết kế, xây dựng kịch bản game và hoạt hình khi tham gia khóa học 2 năm (với các phần mềm như : Sound Forge, Adobe Premiere Pro, Macromedia Director MX, 3D Studio Max, Deep Paint 3D, Adobe After Effects…). Kết thúc khóa học này, học viên có khả năng kiểm soát và duy trì các website, thiết kế và phát triển game trong các công ty quảng cáo, công ty game... (www.hanoi-arena.vn).

Thị trường nhân sự game ở Việt Nam cần sự năng động - 3

Enjoy the life (hưởng thụ cuộc sống) là một phần tất yếu của cuộc sống. Do đó, các công việc trong ngành giải trí sẽ đóng một vai trò chủ chốt và thị trường cũng cần một sự năng động hơn nữa ở các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo, và quan trọng hơn nữa, là ở chính các bạn trẻ đang muốn tự khẳng định mình.