Tìm tố chất “đặc biệt” của học sinh “cá biệt”

Qua 2 năm thực hiện chương trình nội trú đã cho thấy những học sinh “cá biệt” chính là những học sinh có kỹ năng vận động tốt, tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện về thể chất.

Công việc chính của Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam & Thể thao là tuyển chọn và đào tạo các học sinh từ lớp 4-12 có tố chất thể thao, tư cách đạo đức tốt và học lực khá vào Viện học theo chế độ học bổng. Ngoài ra, Viện cũng đang thử nghiệm nhận một khối lượng khá lớn học sinh diện "cá biệt" vào học tự túc để đào tạo. Qua 2 năm thực hiện chương trình nội trú đã cho thấy những học sinh “cá biệt” chính là những học sinh có kỹ năng vận động tốt, tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn luyện về thể chất, thậm chí có những em còn vượt trội hơn hẳn so với những học sinh được tuyển chọn. Qua tìm hiểu mô hình và quan điểm giáo dục của Viện, chúng tôi đã trao đổi với GS.TS Dương Nghiệp Chí, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển võ Việt Nam & Thể thao.

Thưa GS.TS Dương Nghiệp Chí, thầy có thể chia sẻ về điểm khác biệt trong công tác giáo dục của Viện so với các trường phổ thông khác không?

Các trường phổ thông hiện nay rất đề cao chất lượng giáo dục, trong đó cả về học lực và hạnh kiểm của học sinh, chúng tôi cũng vậy. Tuy nhiên, việc các trường quá đặt nặng việc thi đua nên việc lựa chọn và đòi hỏi các yếu tố này ở học sinh là rất gay gắt. Chính vì vậy, nếu xuất hiện những học sinh hiếu động, nghịch ngợm hay lười học, hầu như các trường chỉ muốn “đóng băng” và gửi trả về gia đình hoặc tư vấn gia đình cho học sinh chuyển trường khác, hoặc đúp lớp 2, 3 năm là buộc thôi học. Điểm khác biệt trong quan điểm giáo dục của chúng tôi chính là hướng tới những em học sinh thuộc diện như trên, nắm bắt tâm lý, thêm vào đó là tạo ra 1 môi trường “động” để dần dần thay đổi thói quen và hành vi của các em, kết hợp việc giáo dục kỹ năng sống và tăng dần mức độ nền nếp, kỷ luật, từ đó tạo cho các em có được niềm tin vào chính bản thân và phấn đấu trong học tập, rèn luyện để thay đổi chính mình.

Xin GS.TS cho biết rõ hơn về “môi trường động” mà Viện sử dụng để giáo dục, thay đổi các em?

Xin GS.TS cho biết rõ hơn về “môi trường động” mà Viện sử dụng để giáo dục, thay đổi các em?

Ngoài việc học văn hóa tại trường phổ thông Olympic, Viện còn có các hoạt động thường xuyên của các CLB thể thao, kỹ năng mềm & nghệ thuật và chuyên môn thể thao bao gồm: võ thuật, bóng đá, bóng rổ, bơi lội… nhằm tạo ra các sân chơi toàn diện cho các em trong nhà trường. Khi bị cuốn hết vào các hoạt động sẽ tạo cho các em một cảm giác ganh đua, cảm giác được chơi, tâm lý và thể trạng được khai thác tối đa, điều này khiến cho các em bỏ được thói nghiện game lười học, loại bỏ những mặc cảm, tự ti hay những hưng phấn quá mức cần thiết, thay vào đó là tinh thần đội, nhóm, tinh thần xây dựng tập thể. Việc tuân thủ luật chơi, lối chơi trong thể thao, thường xuyên sẽ nâng dần việc tôn trọng kỷ luật, nền nếp và ý thức tự giác ở các em.

Xin GS.TS cho biết rõ hơn về “môi trường động” mà Viện sử dụng để giáo dục, thay đổi các em?

Được biết quan điểm của Viện:“Học sinh cá biệt là học sinh đặc biệt”, xin GS.TS giải thích và chia sẻ rõ về vấn đề này?

Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì hiện tượng học sinh hiếu động, cá biệt chủ yếu do dư thừa năng lượng (bệnh ADHD) và do môi trường giáo dục không phù hợp. Tình trạng này nếu kéo dài từ lứa tuổi học sinh đến khi trưởng thành thì rất khó chữa, thậm chí trở thành nỗi lo cho xã hội. Chính vì vậy, việc giáo dục các em bằng cách huy động hết năng lượng dư thừa vào việc chơi thể thao và các hoạt động bổ ích sẽ cải thiện được tâm lý và thể chất của các em. Thực tế đã chứng minh nhiều em học sinh từng là học sinh cá biệt từ các trường phổ thông trên cả nước chuyển về Viện học nội trú, sau khi rèn luyện các môn võ thuật, thể thao, học lực và hạnh kiểm của các em đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều học sinh từ học lực yếu trở thành học sinh khá và hiện đang là vận động viên được lựa chọn vào đội tuyển Quốc gia.  Chính vì vậy quan điểm của chúng tôi là sẵn sàng đón nhận học sinh cá biệt.

Xin GS.TS cho biết rõ hơn về “môi trường động” mà Viện sử dụng để giáo dục, thay đổi các em?

Như vậy hiện nay nhà trường vẫn tiếp tục thử nghiệm nhận học sinh hiếu động, ham chơi, lười học và được coi là học sinh cá biệt phải không?

Đúng vậy. Các em học sinh hiếu động, mải chơi không ai quản lý thì trở nên lười học, nghiện điện tử, bị xem là học sinh "cá biệt". Chúng tôi coi việc đưa các bộ môn thể thao, võ thuật vào dạy cho các em như là 1 phương tiện nhằm rèn luyện sức khoẻ, ý chí và nghị lực. Thực tế đã chứng minh các học sinh sau một thời gian học nội trú tại Viện, việc học văn hóa của các em đã tiến bộ rõ rệt. Hầu hết các em khi vào học đều có lực học yếu và trung bình, tất cả do mất căn bản từ trước. Việc bố trí giáo viên dạy phụ đạo, gia sư kèm riêng từng nhóm em để bù đắp những kiến thức hổng cho các em là điều cần thiết, và các thầy cô trên lớp mở rộng vòng tay, kiên trì, nhẫn nại rèn luyện và dạy dỗ các em lấy lại được những kiến thức căn bản, làm cho các em có hứng thú hơn trong học tập.

Xin GS.TS cho biết rõ hơn về “môi trường động” mà Viện sử dụng để giáo dục, thay đổi các em?

Thưa GS.TS., với quan điểm giáo dục và mục tiêu cao cả, thầy có ước vọng gì về các thế hệ học sinh của mình?

Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là đào tạo những thế hệ học sinh có đầy đủ trí tuệ, thể chất sức khỏe và nghị lực vượt khó, khao khát thay đổi chính mình để trở thành những công dân có ích cho xã hội…

Xin trân trọng cảm ơn GS.TS!