Tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê”

(Dân trí) - Các đại diện của FPT Polytechnic Việt Nam đang tham gia buổi tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê” để giúp các bạn trẻ tự tin khởi nghiệp và tìm đúng ngành nghề theo sở thích, đam mê. Mời bạn đọc theo dõi.

TS. Đàm Quang Minh

Kính chào quý vị, các phụ huynh và các em sinh viên, thay mặt cho các khách mời tham gia vào buổi giao lưu ngày hôm nay, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tới quý vị.

Mỗi chúng ta sinh ra đều có một niềm đam mê. Đam mê cũng là một dạng tình yêu. Đã là tình yêu thì cũng sẽ có nhiều cung bậc khác nhau và mỗi người một khác. Nếu đam mê xa vời thì trở thành tình yêu mù quáng và viển vông nhưng đa phần đam mê công việc khiến chúng ta có thể vượt qua khó khăn và trưởng thành trong sự nghiệp. Tất cả những người thành công đều thú nhận họ đã chọn đúng đam mê của mình. Vì vậy làm sao biết được đam mê của mình là một câu hỏi khó. Có người cả đời chỉ một đam mê duy nhất nhưng đa phần chúng ta có thể có nhiều đam mê khác nhau và đam mê cũng thay đổi theo thời gian.

Vì vậy buổi trao đổi hôm nay nhằm mục đích cùng quý độc giả đem lại nhiều góc nhìn khác nhau về việc xác định đam mê và việc có nên theo đuổi đam mê ấy và khởi nghiệp từ đam mê hay không?
 
Bắt đầu tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê”
Các đại diện của FPT Polytechnic Việt Nam trong buổi tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê” chiều nay 13/8.

Đào Nhật Minh - Email: daonhatminh1xxx@gmail.com - 12/08/2013 02:07:56  

Xin chào chương trình, trước tiên em xin cảm ơn FPT cùng ba vị khách mời đã tổ chức buổi tọa đàm này và cá nhân em có một số câu hỏi muốn gởi tới 3 vị khách mời: 1/ Làm sao để xác định được đam mê của bản thân mình? 2/ Làm sao để xác định đam mê mình đang theo đuổi là lựa chọn đúng đắn với bản thân trong khi quyết tâm theo đuổi đam mê là phải bỏ qua một vài cơ hội trước mắt? 3/ Phải làm gì khi đam mê của bản thân không được sự ủng hộ của mọi người, nhất là từ phía gia đình, nơi được xem là hậu phương vững chắc nhất của tất cả mọi người? 

Ông Nguyễn Lâm Phương

Đam mê - nếu bạn thực sự có thì kiểu gì bạn cũng sẽ theo đuổi nó không phụ thuộc vào ý kiến gia đình và cũng không quan tâm đến đấy có phải là lựa chọn đúng hay không. Còn trong trường hợp bạn chỉ có sự yêu thích nhất định nào đó thì nên tính toán về góc độ thực tiễn và sự ủng hộ của gia đình mình nữa.

TS. Đàm Quang Minh

Như tôi đã trao đổi ở trên, đam mê cũng là một dạng của tình yêu. Tuy nhiên, bên cạnh cảm giác của một tình yêu thông thường, chúng ta cần đặt thêm 2 câu hỏi nữa để quyết định có nên theo đuổi đam mê hay không?

1. Liệu ta có năng lực phù hợp: Bạn có thể rất thích làm chính trị gia hay bác học lỗi lạc, nhưng có thể bạn chưa có năng lực phù hợp. Bạn có thể rất thích trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp nhưng thể hình của bạn không cho phép. Như vậy bạn khó lòng theo đuổi đến cùng đam mê để trở thành sự nghiệp, nhưng vẫn hoàn toàn có thể giữ nó ở mức sở thích.

2. Liệu công việc đó có hữu ích cho xã hội: Bạn có thể rất thích và có năng lực cho một công việc thực sự nhưng có thể nhu cầu xã hội rất ít hoặc chỉ đơn thuần sẽ thành sở thích của bạn mà thôi. Bạn rất cần cân nhắc yếu tố nhu cầu xã hội trọng việc lựa chọn con đường sự nghiệp.

Nguyễn Tùng - Email: tungnguxxx@vsoft.vn - Mobile: 0969921xxx - 12/08/2013 01:09:42

Kính chào các vị khách mời ! Tôi là 1 doanh nghiệp trẻ, khởi nghiệp từ năm 2012 cho đến nay. Tôi thấy được sức trẻ hiện nay cũng như chính bản thân mình rất năng động, có đam mê sáng tạo, kiên nhẫn, bền bỉ... Tôi cho rằng chỉ với vốn kiến thức chuyên ngành thì khó lòng nào Khởi nghiệp vững chắc cho tương lai. Chúng ta cần rất nhiều yếu tố để tạo thành một doanh nghiệp có tầm nhìn định hướng chiến lược lâu dài và phát triển. Tôi xin được mạn phép hỏi quý khách mời, điểm cốt lõi và hướng đi nào quan trọng nhất cho các bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay! Rất hi vọng nhận được câu trả lời từ quý khách mời trên tọa đàm: Khởi nghiệp từ đam mê!

Ông Nguyễn Lâm Phương

Tôi nghĩ kiên trì sẽ đi đến thành công. Ngoài ra cần tính đến yếu tố vốn tài chính để thực hiện ước mơ của mình. Bạn có thể tham khảo mô hình start-up và venture capital rất thành công ở Mỹ. Trong giai đoạn khởi nghiệp bạn sẽ cần 1 nhà đầu tư có kinh nghiệm trong lĩnh vực để có thể có những lời khuyên và các mối quan hệ hữu ích (bên cạnh nguồn vốn nữa). Ngoài ra xây dựng đội ngũ ban đầu cũng rất quan trọng.

Trần Đại Lợi - Email: dailoi1xxx@gmail.com - Mobile: 01286896xxx - 12/08/2013 01:00:40

Cho em hỏi, em thích về CNTT, cũng định sẽ thi vào CNTT, nhưng em đang phân vân nên thi vào Đồ họa hay Phần mềm hoặc Thiết kế web, Đồ họa và Thiết kế Web thì em cũng khá thích nhưng em không có năng khiếu về lĩnh vực đó, em không phải con người của những ý tưởng, lại không vẽ đẹp. Phần mềm thì cũng có thích nhưng là khá rối mắt và nhức óc với những code dài ngoằn ngoèo. Còn các ngành khác của CNTT thì em không hứng thú cho lắm. Vậy cho em hỏi em nên quyết định sao ạ? Đồ họa, Phần mềm, thiết kế Web, ngành nào sẽ có tiềm năng và nhiều cơ hội hơn?

TS. Đàm Quang Minh

Chào em! Theo như chia sẻ em gửi lên chương trình, cho thấy, em có sở thích về CNTT, đây là lĩnh vực có nhiều cơ hội việc làm trong thời đại số, nhưng em chưa có đam mê với một chuyên ngành nào một cách rõ ràng. Để thành công, sở thích thôi chưa đủ mà còn cần phải có một chút năng khiếu, sự nỗ lực, kiên trì đến cùng trên con đường đã chọn. Tuy nhiên, năng khiếu thì có thể nhen nhóm và cải thiện dần bằng cách thường xuyên rèn luyện. Ví dụ như để theo đuổi chuyên ngành Thiết kế Web và Thiết kế đồ họa, em có thể rèn luyện bằng cách tìm tòi những ý tưởng mới, tham khảo lại từ các chuyên gia những tài liệu chuyên môn hoặc học hỏi từ những nguồn thông tin khác. Thực tế thì trong việc thiết kế đồ họa hiện đại thì việc vẽ không còn quá quan trọng nữa và sẽ được đào tạo cách sử dụng các phần mềm thiết kế để bổ trợ cho kỹ năng này. Có nhiều con đường để dẫn đến thàng công. Nếu không thể ngay lập tức đi thẳng đến đích, em có thể đi từng bước, tuy không nhanh bằng nhưng cuối cùng vẫn đến đích an toàn. Nếu lựa chọn một chuyên ngành để theo đuổi, em nên lựa chọn chuyên ngành em có hứng thú, có đam mê hơn là lựa chọn chuyên ngành hợp thời thượng mà trong lòng không có chút nhiệt huyết nào.

Nguyễn Văn Hải - Email: socialworkxxx@yahoo.com - Mobile: 01648768xxx - 12/08/2013 10:14:20

Em xin chào các diễn giả của chương trình. Em hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội. Từ năm học cuối cấp em đã rất đam mê các công việc của lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng do khả năng học các môn khối A của em rất yếu nên em không đủ khả năng thi và theo học do đó em đã học ngành này nhưng thật sự qua 4 năm học em cảm thấy mình không hợp với ngành này và vẫn còn yêu thích và ước mơ bên lĩnh vực tin học. Em xin các diễn giả cho em lời khuyên có nên theo đuổi ước mơ của mình khi năm nay em đã 22 tuổi và nếu được thì em nên chọn học về cái gì để phù hợp với khả năng của mình. Em xin cám ơn.

Ông Nguyễn Lâm Phương

Bạn có thể thử sức với các khoá đào tạo tin học ngắn hạn xem có phù hợp không. Rất nhiều lập trình viên nổi tiếng theo tôi biết không theo học chính khoá về CNTT hoặc thậm chí còn không học đại học. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực này thì việc thử nghiệm là khá dễ dàng trong môi trường phổ cập internet như hiện nay. Theo tôi thì nên đặt đam mê của mình không phải là được học về cái gì mà có thể làm ra những gì.

Nguyễn Hòa Lan - Email: sad_love743xxx@yahoo.com - Mobile: 0977526xxx - 12/08/2013 03:50:29

Em xin đặt câu hỏi: Một Đam mê mà bị người ta khinh rẻ,không quan tâm nhưng đối với bản thân mình thấy đúng liệu mình có nên thực hiện hay không?

ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Hòa Lan mến,

Không phải tất cả những gì người ta khinh rẻ đều xấu, không phải tất cả những gì người ta ca ngợi đều tốt. Cho nên, bản chất của Đam mê không nằm ở chỗ nó bị khinh rẻ hay ca ngợi, mà nằm ở chỗ nó tốt hay nó xấu.

Billgate ngày xưa cũng từng bị người đời cười chê, người tạo ra chiếc tivi cũng từng bị cộng đồng bĩu môi, người chế tạo ra máy bay cũng từng bị xem là điên rồ…  Những ý tưởng vượt trội thường bị xã hội hiện tại khinh thường cho đến khi nó được chứng minh. Nến thường ghét bóng đèn. Tuy nhiên, đó là những người có đam mê đúng nghĩa.

Đam mê phải đủ hai điều kiện: tích cực và phải khả thi. Tích cực là có ích cho mình và cho người, khả thi là sợi dây nối giữa con diều trên cao và mặt đất.

Còn U mê thì ngược lại: không mang đến kết quả tốt cho mình hoặc cho người, và đặc biệt không có tính khả thi.

Do đó, muốn quyết định nên đi tiếp hay dừng lại, em phải xác định xem cái mình đang theo đuổi là cái nào. Nếu nó tốt và dự đoán khả năng em thực hiện được, thì em hãy tiếp tục. Còn nếu nó chỉ tốt cho mình mà hại cho người, hoặc khả năng thực hiện là hoàn toàn vượt quá sức, thì lúc đó nên dừng lại để đẽo gọt lại ước mơ của mình sao cho nó là đam mê đúng nghĩa.

Chúc em sẽ tỉnh táo, có lập trường và chứng minh được rằng Đam mê của mình sẽ mang đến kết quả chứ không phải là hậu quả.

Huỳnh Ngọc Tân - Email: huynhngoctaxxx@gmail.com - Mobile: 01677653xxx - 12/08/2013 03:21:50

Trước tình hình kinh tế khó khăn thời gian qua và sự đóng băng của thị trường bất động sản thì em phải làm gì đây với ngành nghề và đam mê của mình. Em là sinh viên kiến trúc. Chứng kiến nhiều anh chị đi trước trong 2 năm qua thất nghiệp cũng tương đối nhiều.

ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Ngọc Tân mến,

Khó khăn chính là mẹ đẻ của Cơ hội. Khó khăn qua đi, cơ hội sẽ tới. Như vậy, trong lúc cơ hội chưa đến, hãy tích lũy khả năng của mình để đón “đợt sóng” phục hồi sau sang chấn. Hãy trau dồi kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm, để khi các nơi bắt đầu tuyển dụng, ta đã có một bề dày trình độ hơn những hồ sơ khác. Chán nản sẽ không mang đến hiệu quả nào.

Ngoài ra, khó khăn không có nghĩa là cùng đường. Thực ra vẫn còn những con hẻm nhỏ để mình đi. Nhưng trong khi mọi người đang quay lưng khi thấy đường đi khó khăn thì mình vẫn cẩn thận tìm kiếm ra lối đi cho mình. Không thể nào cả xã hội này hoàn toàn dừng lại nhu cầu xây dựng. Nhà ở là nhu cầu cơ bản và lúc nào cũng có. Không phải anh chị nào ra trường cũng thất nghiệp, nhiều người vẫn có việc làm, hoặc lập nghiệp và tự tạo việc làm. Em hãy nghiên cứu những ví dụ sống đó để vạch ra con đường đi sắp tới.

Khó khăn nào cũng là tạm thời, quan trọng là cách để vượt qua khó khăn đó. Nếu đến sa mạc, hãy mang theo nước, nếu xuống biển, hãy mang phao, nếu đi đêm, phải mang đèn. Mỗi loại khó khăn sẽ có một cách thích ứng riêng. Chúc em sẽ tìm ra cách thích ứng với sự khó khăn trong nghề nghiệp kiến trúc của mình.
 
ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trả lời câu hỏi của độc giả báo Dân trí
ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trả lời câu hỏi của độc giả báo Dân trí.
 

Đào Đức Nhi - Email: nhidao1xxx@yahoo.com - Mobile: 0938940xxx - 12/08/2013 03:50:43

Em muốn trao đổi, hội thảo về các lĩnh vực về công nghệ thông tin... hiện nay, và bước phát triển của nó cho tương lai.

Ông Nguyễn Lâm Phương

Công nghệ thông tin thế giới đang có những chuyển biến quan trọng mang tính nền tảng. Thông thường cứ khoảng 10 năm thì thế giới lại chứng kiến 1 bước thay đổi đột biến như vậy. Lần gần đây nhất là vào những năm 2000 với cuộc cách mạng internet, DotCom. Giờ đây chúng ta đang thấy sự phổ biến của mobile, điện toán đám mây, bigdata và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển của ICT trong những năm tới.

Hiện nay quan điểm về công nghệ thông tin như một hạ tầng quan trọng của nền kinh tế cũng đang dần chiếm được sự ủng hộ của các lãnh đạo Đảng và nhà nước. Công nghệ thông tin đang và sẽ giúp đất nước giải quyết các bài toán khó như nâng cao hiệu năng sử dụng hạ tâng giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn, tăng cường chất lượng khám chữa bệnh, giảm ùn tắc bệnh viện... Ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống đang có những diện mạo mới, tạo ra rất nhiều cơ hội học tập và việc làm.

Phạm Quang Huy - Email: zzshaikxxx@gmail.com - Mobile: 0912980xxx - 12/08/2013 03:01:38 

Gửi các chuyên gia! Em đang là 1 sinh viên Cao đẳng nghề FPT Polytechnic, theo em được biết thì hiện nay đầu ra cho các sinh viên đại học rất khó khăn hầu như những người xin được việc đều phải dựa vào quen biết, "con ông cháu cha" hoặc những giải pháp tiêu cực để có thể xin vào làm việc. Vậy em xin hỏi với tấm bằng đại học mà xin việc đã khó như thế thì sinh viên cao đẳng chúng em liệu còn có cơ hội tiến thân không mong các chuyên gia giải đáp thắc mắc và tư vấn cho chúng em?

TS. Đàm Quang Minh

Xin chào Huy, những suy nghĩ của em rất thật và thực tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những đơn vị tiêu cực như em nói thì còn rất nhiều doanh nghiệp và đơn vị lành mạnh mà em có thể tự tin dùng chính năng lực của mình. Đơn cử như chính trường hợp của Tập đoàn FPT, hàng năm chúng tôi vẫn tuyển hàng nghìn cán bộ có năng lực mà không quan trọng bằng cấp của họ. Em cũng có thể tìm hiểu thêm các sinh viên mới ra trường của FPT Polytechnic, các bạn hầu hết cũng đã có việc làm tốt. Không những thế có bạn còn tự mình lập doanh nghiệp để xây dựng sự nghiệp riêng. Chúc em luôn tự tin và tìm được con đường thành công cho chính mình.

Tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê”
Sinh viên FPT Polytechnic được nhà trường giới thiệu việc làm tại các doanh nghiệp trong quá trình học và sau khi ra trường.
 

Nguyễn Đình Xuân - Email: nguyenxuan190xxx@gmail.com - Mobile: 0944154xxx - 11/08/2013 10:14:46

Điều quan trọng nhất là gì để thành lập công ty kinh doanh?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Bạn cần có một kế hoạch kinh doanh đã được suy nghĩ thấu đáo. Bạn có thể dễ dàng download các biểu mẫu này từ trên mạng và suy nghĩ về các khía cạnh mà nó đặt ra. Bạn sẽ phải suy nghĩ và tìm lời giải cho các vấn đề như sản phẩm dịch vụ của mình là gì, khác biệt so với các sản phẩm dịch vụ khác đang có trên thị trường như thế nào. Làm thế nào để bán được các sản phẩm dịch vụ này. Huy động nguồn vốn từ đâu, tổ chức công ty thế nào... Tất cả các yếu tố đều có thể thay đổi trên thực tế so với suy nghĩ ban đầu nên bạn cũng cần một số phương án xử lý rủi ro nữa.

Ông Nguyễn Lâm Phương trả lời câu hỏi của độc giả
Ông Nguyễn Lâm Phương trả lời câu hỏi của độc giả Dân trí.

Đặng Văn Long - Email: Danglong.xxx@gmail.com - Mobile: 0169.789.0xxx - 12/08/2013 12:34:05    

Làm thế nào để tìm ra cho mình một con đường với niềm đam mê của mình khi trong tay không có gì? (Không tiền, không có thời gian)

Ông Nguyễn Lâm Phương

Theo tôi trước hết hãy làm 1 việc gì đấy để kiếm tiền đã. Trong lúc đó đồng thời suy nghĩ, cân nhắc về con đường đi đến niềm đam mê.

Nguyễn Hoài Thương - Email: pemiu_love_xxx@yahoo.com.vn - Mobile: 0993965xxx - 12/08/2013 11:46:13

Năm nay em vừa bước chân vào trường cấp 3. Em có sở thích kinh doanh và có niềm đam mê rất lớn với thức ăn. Em rất muốn mở một cửa hàng bánh ngọt, thức ăn và cà phê nhưng ba mẹ em lại cố gắng hướng em vào con đường đại học. Em và ba mẹ đã tranh cãi rất nhiều về việc này nhưng chưa bao giờ em thắng. Sức học của em không tốt nên em không thể chắc chắn rằng có thể thi đậu đại học hay không. Mỗi lần đối diện với ba mẹ chuyện học em sợ lắm. Em cố gắng lắm nhưng không học tốt được như người ta. Giờ em phải chọn con đường nào để đi và phải làm thế nào để thuyết phục ba mẹ em?

TS. Đàm Quang Minh

Chào em! Trước tiên, xin chúc mừng em vì đã xác định được sở thích và niềm đam mê trong công việc của mình, điều đó, không phải bạn nào ở lứa tuổi như em cũng làm được. Mỗi người đều có một năng khiếu và thế mạnh riêng, nếu được cỗ vũ và phát huy sẽ đạt được thành công cao trong cuộc sống. Những người làm cha làm mẹ luôn mong muốn điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con cái mình, nên luôn đặt kỳ vọng vào các con là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, em có thể thuyết phục bố mẹ từ từ bằng thái độ tích cực: luôn cố gắng học tập một cách nghiêm túc. Tất cả các ngành nghề muốn làm tốt cũng cần phải có kiến thức chuyên môn cơ bản. Em muốn kinh doanh về lĩnh vực thực phẩm, em cũng cần phải có kiến thức về các loại thực phẩm đó, và kiến thức về kinh doanh, quản lý... Tùy vào năng lực mà em có thể theo học Đại học, Cao đẳng hay học trường nghề. Hiện nay, có nhiều trường Cao đẳng, Trung cấp nghề xét tuyển đầu vào dựa trên lực học THPT và điểm thi tốt nghiệp, nên em hoàn toàn có thể yên tâm. Ở FPT Polytechnic, có chuyên ngành QTDN - Marketing & Bán hàng khá phù hợp để em theo đuổi đam mê.

FPT Polytechnic
FPT Polytechnicđào tạo 7 chuyên ngành đang có nhu cầu nhân lực cao trong xã hội.

Cao Thị Thanh Thảo - Email: girl_nghich_ngom_9xxx@yahoo.com - Mobile: 0939741xxx - 12/08/2013 11:09:52

Làm sao để tìm được mục tiêu của đời mình để hướng nghiệp và làm sao để tự tin vào tương lai mình?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Trước hết, bạn cần tin vào mình đã, sau đó có thể tìm hiểu các cơ hội phù hợp với hoàn cảnh bản thân. Bạn có thể đưa ra các lựa chọn của mình để bàn bạc với gia đình hoặc bạn bè.

Luc Chinh Han - 12/08/2013 08:26:58

Để có thể ra làm việc ở ngoài xã hội nhất là với xu thế công nghệ hiện nay thì không vào học các trường đại học thì có làm tốt được không, mà hiện nay nhiều nơi không tuyển nhân viên học hệ cao đẳng hay trung cấp mà tuyển theo lao động phổ thông?

Ông Nguyễn Lâm Phương 

Trong công nghệ thông tin thực chất có rất nhiều công việc khác nhau. Có cái thì cần các kiến thức thường được giảng dạy ở trường đại học, có cái thì không nhất thiết. Ngoài ra kiến thức cũng có thể được tích luỹ thông qua tự học. Trong các công ty phát triển phần mềm ở Việt nam theo tôi biết đội ngũ tốt nghiệp cao đẳng cũng rất đông đảo và làm việc tốt.

Phùng Văn Duy - Email: Phungduysxxx@gmail.com - Mobile: 01636190xxx - 12/08/2013 07:47:54 

Chúng ta có nên ra nước ngoài làm việc sau khi tốt nghiệp đại học không?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Nếu bạn được công ty nước ngoài tuyển dụng thì rất nên ra nước ngoài. Làm việc ở nước ngoài sẽ giúp bạn mở rộng tầm nhìn và tác phong công nghiệp. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Bạn có thể tiếp cận được với cách tổ chức công việc, học hỏi cách vận hành của thị trường nước ngoài. Có một điểm khác biệt quan trọng là khi làm việc với các công ty nước ngoài, bạn sẽ thường được giao công việc trong một lĩnh vực hẹp chứ ít khi được thử nhiều thứ một lúc như trong môi trường kinh doanh tại Việt nam. Nếu bạn muốn phát triển cá nhân theo hướng chuyên gia thì có thể làm việc lâu dài ở nước ngoài. Nếu bạn muốn khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp riêng của mình thì bắt đầu ở Việt Nam cũng rất tốt.

Phạm Linh Trang - Email: linhtrangxxx@gmail.com - Mobile: 01666691xxx - 12/08/2013 09:59:42

Kính gửi các vị khách mời. Qua mùa hè này em sẽ trở thành một tân sinh viên khoa Sư phạm ngữ văn của trường Đại học Sư phạm. Nhưng ước mớ của em lại muốn trở thành một nhà văn trẻ. Và ước mơ, dù có to lớn hay đẹp đẽ tới đâu cũng phải bắt đầu nhìn từ thực tế. Dù bản thân em có đam mê và nỗ lực, nhưng em không biết con đường mình đang đi. Em chọn ngành giáo dục gò bó thay vì văn chương khoáng đạt. Nếu bây giờ em bắt đầu, thì em sẽ phải làm 2 việc một lúc. Dù sao em cũng muốn các vị khách mời tư vấn cho em con đường có thể đi để nuôi giữ đam mê này. Em xin chân thành cảm ơn, các vị khách mời cùng đơn vị tổ chức đã tạo nên buổi tọa đàm đầy ý nghĩa này!

TS. Đàm Quang Minh

Em có nhận xét rất đúng là để trở thành một nhà văn chuyên nghiệp vô cùng khó khăn. Trong cuộc sống, để theo đuổi đam mê là điều không dễ dàng và đôi khi chúng ta cũng cần biết làm cả những điều không thực sự thích để đạt được mục đích lâu dài. Tôi cũng có những người bạn nhà văn, họ vẫn phải kiếm sống hàng ngày bằng nhiều nghề khác nhau như viết báo, làm kịch bản bên cạnh việc ấp ủ cho những tác phẩm tâm huyết.

Để rõ hơn con đường của mình, em cũng nên tìm gặp các nhà văn mà em cảm thấy yêu mến để có thể học hỏi kinh nghiệm cho bản thân để có đủ tinh thần theo nghiệp văn chương.

Khánh Dương - Email: khanhduongxxx@gmail.com - 12/08/2013 08:32:05

Xin hỏi 3 vị khách mời TS Minh, Ths. Hiếu và Mr. Phương là: Đam mê đến đâu thì có thể khởi nghiệp được trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn như hiện nay khi mà xin 1 công việc bình thường cũng không phải là chuyện dễ dàng mặc dù tố chất, năng lực có thừa.

Ông Nguyễn Lâm Phương

Theo tôi thì thước đo năng lực của 1 start-up nằm ở chính sự thành công của doanh nghiệp. Bạn có thể khởi nghiệp bất cứ lúc nào nếu cảm thấy mình có ý tưởng tốt, có thị trường và có nguồn ủng hộ tài chính. Trong khi chưa hội tụ đủ các yếu tố trên thì tập trung xin việc trước để đảm bảo cuộc sống đã. Theo nguyên tắc thị trường thì tố chất và năng lực sẽ được đánh giá tương ứng. Bạn cần đánh giá chính xác bản thân để quyết định các tiêu chí về đơn vị công tác trong tương lai.

Đậu Khắc Điệp - Email: daukhacdxxx@gmail.com - Mobile: 0905092xxx - 12/08/2013 02:59:40

Cho tôi hỏi, làm sao mình có thể tìm ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tim ra hướng đi đúng cho bản thân tôi và từng cá nhân nói của mỗi người. Xin cảm ơn.

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Đây là câu hỏi vô cùng cơ bản, và rất hay!

Để tìm ra định hướng nghề nghiệp cho bản thân, chúng ta cần đi 4 bước:

- Một là: am hiểu tiêu chí của một nghề nghiệp đúng

Muốn có một nghề nghiệp hợp lý nhất, phải thỏa mãn cả 3 đỉnh của tam giác chọn nghề.

* Đỉnh thứ nhất mang tên Đam Mê. Mình yêu anh chàng này nhưng lại phải kết hôn với anh chàng khác thì khó mà hạnh phúc. Muốn sống chung trọn đời với nghề nghiệp ấy, muốn có động lực để rèn luyện chuyên môn thì phải có sự yêu thích, có động cơ.

* Đỉnh thứ hai mang tên Năng Lực. Đó chính là năng khiếu. Tuy nhiên, năng lực không chỉ là năng khiếu, mà còn là khả năng đầu vào. Năng lực còn là khả năng tài chính.

* Đỉnh thứ ba là Cơ hội nghề nghiệp.

- Đầu tiên là cơ hội việc làm hoặc tự tạo việc làm. Những ngành nghề xã hội cần lao động sẽ có nhiều cơ hội tìm việc. Tuy nhiên, những ngành ấy cũng sẽ có ùn ùn thí sinh thi vào. Một cái chậu có 10 con cá và một cái chậu có 2 con cá, hãy chọn lựa một cách khôn ngoan.

=> Tuy nhiên, cơ hội việc làm không phải yếu tố tiên quyết, vì thực ra, dù không phải ngành “hot”, nhưng nếu thật sự giỏi, ta vẫn có thể thành đạt.

=> Cơ hội nghề nghiệp còn là cơ hội thực hiện ước mơ trong đời qua nghề nghiệp đó.

- Hai là: am hiểu bản thân

Muốn có một nghề nghiệp hợp lý nhất, phải biết mình là ai, ưu khuyết điểm gì, sống để làm gì. Lúc đó, mình cần có kỹ năng khám phá bản thân bằng các cách: Lắng nge, tự quan sát bản thân,  Thực hiện các trắc nghiệm tâm lý hoặc  phương pháp hiệu quả nhất : “Bung” mình trong các hoạt động

- Ba là: am hiểu các nghề nghiệp trong xã hội

* Hãy đọc các sách giới thiệu về những nghề nghiệp mà bạn cảm thấy thích

* Tìm gặp và phỏng vấn trực tiếp những người đang làm trong ngành nghề đó để hiểu sâu hơn về các yêu cầu của nghề

* Tìm hiểu trước chương trình học thông qua website các trường, những người đã từng học qua ngành học đó

* Nếu được, hãy tìm cơ hội “thử nghề” thông qua một việc làm thêm nho nhỏ, làm những công việc tương tự với nghề nghiệp mình dự định chọn.

- Bốn là: đánh giá sự tương hợp giữa mình và các nghề nghiệp đó, từ đó tìm ra định hướng nghề nghiệp phù hợp nhất

 => Nhiều việc để làm quá phải không? Chọn nghề như chọn bạn đời, phải kỹ lưỡng và công phu thế đấy. Ta có thể mất một tuần, một tháng, một năm để thực hiện chúng, để ta sẽ khỏi phải phí cả một đời.

Trần Văn Thanh - Email: thanhxxx@gmail.com. Mobile: 0962355xxx - 12/08/2013 02:45:30 

Có nên tiếp tục theo đuổi kinh doanh theo mạng không?

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Kinh doanh theo mạng (trước đây gọi là kinh doanh đa cấp) không xấu, xấu hay không là ở cách chúng ta làm. Cũng giống như buôn bán, bản chất là tốt nhưng nếu dùng thủ đoạn để lôi kéo người khác gia nhập hay buôn gian bán lận thì mới là xấu thôi.

Kinh doanh theo mạng phù hợp cho những người giao tiếp giỏi, thực chất đây là loại hình kinh doanh phụ thuộc vào mối quan hệ giao tiếp. Do đó, một nguy cơ dễ mắc phải là: vì tháp thu nhập mà sẵn sàng lôi kéo người khác tham gia mặc dù họ không muốn, cứ kiên trì thuyết phục - lôi kéo, từ đó làm rạn nứt mối quan hệ, người thân và bạn bè xa lánh, gặp mình họ sẽ tránh xa vì sợ mình lôi kéo họ vào trong mạng lưới.

Ngoài ra, đừng quá phóng đại các công dụng sản phẩm hay phóng đại khả năng kiếm tiền, đừng vẽ ra các viễn cảnh quá tốt đẹp mà thực tế vô cùng khó đạt. Khi đó, ta sẽ không bị mang tiếng là lừa gạt hay dụ dỗ.

Kinh doanh theo mạng đang phát triển, nó mang đến thu nhập thật, tuy nhiên bạn vẫn phải bỏ ra công sức và cái giá phải trả. Còn “Tự do tài chính” thì không phải ai cũng có thể đạt được. Do đó, nên hay không nên tùy thuộc vào khả năng giao tiếp của bạn có rất tốt hay không, cơ sở kinh doanh bạn đang gia nhập có chân chính và thực chất hay không, hiệu quả kinh tế mang lại khi bạn tham gia có cao hay không. 3 câu trả lời đều là “có” thì bạn hãy tiếp tục theo đuổi sự nghiệp kinh doanh theo mạng của mình. Nếu không, hãy dừng lại và chọn một con đường khác để tiến đến “Tự do tài chính”.

Trần Văn Hùng - Email: Samvoxxx@gmail.com.vn - c - 12/08/2013 02:50:46

Em thi đại học 2 năm rồi những vẫn trượt. Em đang có suy nghĩ là học cao đẳng, hoặc là ở nhà ôn thi thêm năm nữa. Em đang phân vân không biết nên lựa chọn nào cho đúng?

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Hùng mến!

Điều quan trọng nhất để quyết định có thi tiếp hay không phụ thuộc vào 3 điều kiện sau đây:

* Bước một: Ngành học của em có nhất thiết chỉ đào tạo ở trình độ đạo học không? Nếu cao đẳng vẫn có, trung học vẫn có, thì đại học không phải là cách duy nhất. Còn nếu em ước mơ học ngành ấy, mà ngành ấy chỉ có đào tạo trình độ đại học thôi, thì ta qua bước hai:

* Bước hai, nếu tiếp tục thi một lần nữa thì khả năng đậu có cao hay không? 2 năm qua ta thi đều trượt là vì lý do gì? Điểm chuẩn quá cao so với khả năng? Quá trình ôn luyện không hiệu quả? Xác định ra nguyên nhân, tìm ra cách cải thiện để lần sau phải chắc chắn thành công. Lúc đó hẵng chọn con đường thi lại. Còn nếu khả năng thi đậu vẫn thấp, ta qua bước 3:

* Bước 3: Học nghề và tự lập nghiệp. Nếu con đường thi cử không phù hợp với mình thì đừng mãi đeo bám và phí hoài tuổi trẻ vì nó. Hãy chọn cách khác để sống tự lập và nuôi bản thân mình và giúp gia đình mình. Còn nếu vẫn thích học thì có hệ vừa học vừa làm, hoặc một số trung tâm đào tạo uy tín có cấp chứng chỉ hay bằng tốt nghiệp mà không cần thi đầu vào.

Đời có nhiều đường, hãy chọn đường nào hợp với mình nhất. Đại học cũng chỉ là một cây cầu trong số rất nhiều cây cầu để qua được bờ bên kia.

Sinh viên FPT Polytechnic
Sinh viên FPT Polytechnic.
 

Nguyễn Linh Hoang - Email: linhhoang.1xxx@gmail.com - Mobile: 0975848xxx - 12/08/2013 12:14:35          

Xin kính chào ban tư vấn ! Em có đam mê là được viết, được khám phá thực tại xã hội, phê phán, phản ánh xã hội, em muốn đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam để tìm lại những gì con người Việt Nam đã đánh mất. Em rất muốn trở thành một nhà báo nhưng khả năng em thi vào ngành báo chí là rất khó đậu. Năm vừa rồi em thi ngành xã hội học của trường ĐHKHXH&NV nhưng trượt, hiện em đã đi ôn và sang năm thi lại để tiếp tục theo đuổi ước mơ. Vì khả năng em thi thẳng vào ngành Báo chí rất khó, vì thế em muốn đi đường vòng bằng ngành Văn học hoặc Xã hội học. Xin hỏi ban tư vấn như vậy liệu có ổn? Và xin hỏi có con đường nào khác để giúp em trở thành một phóng viên hay không? Xin cảm ơn ban tư vấn rất nhiều!

TS. Đàm Quang Minh

Nghề báo chí là nghề cao cả và vô cùng thách thức. Thực tế người làm báo là người giàu vốn sống và có cách nhìn sâu sắc về các lĩnh vực đời sống. Chính vì vậy có những nhà báo không hề học báo chí, đặc biệt trong những lĩnh vực đặc thù. Vì vậy bên cạnh khả năng viết thì vốn sống của người làm báo cũng vô cùng quan trọng.

Vì vậy để trở thành nhà báo không nhất thiết em phải học Báo chí, lựa chọn học ngành Văn học hay xã hội học cũng là những kiến thức rất tốt để em thực hiện được ước mơ. Em cũng nên xem có quen ai làm nghề báo, họ sẽ có được những lời khuyên bổ ích hơn nữa cho em.

Bên cạnh đó, cần phải không được quên là chỉ có rèn luyện mới giúp ta thành công. Em cần luyện viết để viết tốt hơn. Em cũng cần chịu khó tìm hiểu cuộc sống xã hội để có được những bài viết sâu sắc. Chúc em thành công.

Start - Email: vohoxxx@gmail.com - Mobile: 0909919xxx - 12/08/2013 08:40:55           

Thất bại nếu nhận ra và suy nghĩ tích cực đó có phải là 1 thành công rồi không ạ?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Chắc chắn rồi. Quan trọng là bạn có học được gì từ thất bại đó để tránh những trường hợp tương tự trong tương lai. Có một số công ty khi phỏng vấn nhân viên tương lai thường hỏi về các thất bại của họ trong quá khứ và cách họ vượt qua các thất bại. Thông qua đó các chuyên gia phỏng vấn sẽ biết rõ hơn về năng lực xử lý tình huống của các ứng viên này. Đây cũng là một cách suy nghĩ tích cực về khía cạnh thất bại là mẹ thành công.

Tuy vậy, trong lĩnh vực khởi nghiệp, các nhà đầu tư mạo hiểm lại thích những người chưa mắc sai lầm hơn. Họ thường chọn đầu tư cho các nhà khởi nghiệp đã có thành tích trong quá khứ. Có thể yếu tố rủi ro được đặt lên hàng đầu nên họ không muốn mạo hiểm với người đã thất bại trong quá khứ.

Nguyễn Quốc Thịnh - Email: thinh10031xxx@gmail.com - Mobile: 0985901xxx - 12/08/2013 11:50:19

Hiện nay em đang học kì 3 ở ngôi trường chung FPT Đà Nẵng. Được biết có buổi tọa đàm, em xin hỏi: Không phải ai cũng có niềm đam mê của mình vào một công việc tốt cho bản thân để giúp mình phát triển các kĩ năng, cho mình cơ hội sống tốt hơn. Vậy khi có niềm đam mê thì phải làm gì để thực hiện niềm đam mê đó để có thể khởi nghiệp, không phải ai cũng làm được và thành công trên con đường, niềm đam mê của mình.

TS. Đàm Quang Minh

Chào Thịnh, tôi rất vui mừng vì em đã chọn học tập tại FPT Polytechnic cơ sở Đà Nẵng. Khởi nghiệp là em đứng ra làm chủ một doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh đồng thời tuân thủ các quy định về pháp luật liên quan. Em có đam mê là rất tốt và đó là yếu tố giúp em có thể thành công lâu dài, tuy nhiên khởi nghiệp với đam mê của mình cần phải có sự chuẩn bị thật tốt. Em cần trau dồi kiên thức và kĩ năng học được, tìm hiểu về hoạt động kinh doanh liên quan và tìm những người bạn đồng hành với mình. Thông thường, các bạn trẻ khi khởi nghiệp thường tìm cho mình những cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực.

Có đam mê em sẽ có được dũng cảm để vượt qua khó khăn. Đúng là không phải ai cũng làm được và thành công nhưng nếu em không bắt đầu thì chắc chắn thất bại. Mình không làm thì không thể biết mình có thành công hay không, đúng không?

Chúc em thành công!

Sinh viên FPT Polytechnic được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự tin khởi nghiệp
Sinh viên FPT Polytechnic được trang bị các kỹ năng cần thiết để tự tin khởi nghiệp.

Vũ Hồng Giang - Email: giangdreaxxx@gmail.com - Mobile: 01665418xxx - 12/08/2013 12:14:47

Em có niềm đam mê với Công nghệ thông tin và em muốn biết làm cách nào để em có thể theo đuổi niềm đam mê của mình?

TS. Đàm Quang Minh:

Chào em! Có nhiều cách để theo đuổi niềm đam mê của mình, điều quan trọng là cách đó phải phù hợp với điều kiện hiện tại: năng lực bản thân, hoàn cảnh...

Với niềm đam mê Công nghệ thông tin, em có thể lựa chọn theo học một trong các chuyên ngành tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic như: Thiết kế Website, Ứng dụng phần mềm, Thiết kế đồ họa - mỹ thuật đa phương tiện, Lập trình máy tính - Thiết bị di động. Chúc em thành công!

TS. Đàm Quang Minh trả lời câu hỏi của độc giả
TS. Đàm Quang Minh trả lời câu hỏi của độc giả Dân trí.

Nhữ Thị Phương Nguyên - Email: pig_monsxxx@yahoo.com.vn - Mobile: 01665554xxx - 12/08/2013 02:38:04

Không phải bất kì ai cũng có đủ điều kiện, cơ sở để theo đuổi đam mê, ngành nghề mà mình thật sự thích. Một phần do định kiến xã hội, xu hướng nghề nghiệp. Liệu các bạn trẻ có thề thành công khi không đủ đam mê.

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Phương Nguyên mến,

Đam mê kiến tạo nên tuổi trẻ. Tất cả các khoa học, nghệ thuật, tôn giáo, kinh tế… trên đời này đều là con số 0 nếu không có đam mê.

Tuy nhiên, đam mê cũng chỉ là một hạt giống. Nhưng để hạt giống có thể nảy mầm, ra lá, đơm hoa cho đến kết quả là một quá trình dài.

Do đó, để thành công thì phải là sự cộng hưởng của các yếu tố: hạt giống đủ khỏe, đất màu mỡ và khí hậu phù hợp. Tức đam mê đủ mạnh, điều kiện đủ mạnh và môi trường thuận lợi.

Do đó, sự thành công mọc vững chãi, hay chỉ mọc cầm chừng, hay èo uột yếu ớt là do sự tính toán và tận dụng thiên thời - địa lợi - nhân hòa của mỗi chúng ta.

AngelMissUot - Email: luongtiexxx@yahoo.com.vn- Mobile: 0913208xxx12/08/2013 11:02:33

Em muốn hỏi nếu học ở FPT Polytechnic sau này ra có kiếm được việc làm đúng với chuyên ngành hay không?

TS. Đàm Quang Minh

Chào em!

Có được việc làm đúng ngành sau khi ra trường là mong mỏi lớn nhất của các sinh viên và phụ huynh. Việc sinh viên tốt nghiệp làm không đúng với ngành học của mình thường do nhu cầu lao động của xã hội, chương trình học sát với thực tế hoặc khả năng của bàn thân và một phần yếu tố may mắn. Tại FPT Polytechnic, chúng tôi chủ động khảo sát chương trình học sát với nhu cầu của thị trường lao động và bám sát thực tiễn của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới định hướng làm việc sau khi ra trường.

Ngoài ra, nhà trường có ban Quan hệ Doanh nghiệp, chịu trách nhiệm là cầu nối giữa sinh viên với các công ty trong tập đoàn FPT và các công ty, doanh nghiệp là đối tác bên ngoài. Sinh viên sẽ được hỗ trợ, tạo điều kiện giới thiệu thực tập, làm việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Điều quan trọng là trong quá trình học, em biết phấn đấu, nỗ lực hết mình để giành lấy khi cơ hội việc làm đến. Thực tế, hơn 50% sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của trường đã có việc làm trước khi chính thức được nhận bằng tốt nghiệp đa số đúng với lựa chọn ngành học ban đầu. Các sinh viên còn lại lần lượt xin được việc làm ngay sau đó. Vì vậy, em có thể tự tin với quyết định của mình.           

Hơn 50% sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của
Hơn 50% sinh viên tốt nghiệp khóa đầu tiên của FPT Polytechnicđã có việc làm trước khi chính thức được nhận bằng tốt nghiệp đa số đúng với lựa chọn ngành học ban đầu

Phong - Email: hikaru_takxxx@yahoo.com - Mobile: 0909553xxx - 12/08/2013 10:12:57          

Cơ hội để kiếm được việc làm hiện nay là rất khó khăn. Cho em hỏi vậy mình nên kiếm một nghề làm để có cuộc sống hàng ngày trước hay phải tìm ra đam mê của mình trước?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Theo tôi thì trước hết cần kiếm tiền để sống đã. Đam mê thì lúc nào cũng có thể theo đuổi và nếu có cơ hội chuyển các đam mê đó thành tiền thì mình thay đổi công việc cũng không sao. Rất nhiều người tham gia vào mạng lưới lập trình viên freelance hoặc open-source trên thế giới là làm việc ngoài giờ. Ban ngày họ có thể là kỹ sư, bác sỹ hoặc nhân viên phục vụ trong những công việc không liên quan gì đến tin học.

Trần Thị Huỳnh An - Email: heomoichaylonxxx@yahoo.com.vn - Mobile: 01203361xxx- 12/08/2013 10:08:41 

Có những đam mê, ước muốn nhưng đôi khi vì lí do trình độ học vấn hay vì hoàn cảnh mà điều đó chỉ là ước mơ mà thôi, có cách nào mà có thể đạt được mà trong khi trình độ học vấn là 1 vấn đề hay không?

TS. Đàm Quang Minh:

Chào em! Cuộc sống luôn đòi hỏi con người muốn thành công phải nỗ lực trong tất cả mọi việc. Tuy nhiên, ngoài trình độ chuyên môn còn cần đến yếu tố may mắn nữa. Có thể vì nhiều lý do mà chúng ta chưa đạt được mục đích, nhưng lý do về trình độ học vấn có thể cải thiện được. Mỗi người đều có thể có một hướng đi phù hợp cho mình, không vào Đại học, Cao đẳng thì có thể theo học các trường nghề bằng hình thức xét tuyển hồ sơ từ lực học THPT, miễn là em có sự lựa chọn đúng ngành học theo ước muốn, đam mê của mình và nỗ lực đến cùng để theo đuổi nó, chắc chắn thành công sẽ đến với em.

Tọa đàm “Khởi nghiệp từ đam mê”
Lựa chọn đúng ngành học theo ước muốn, đam mê của mình và nỗ lực đến cùng để theo đuổi nó, chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.

Vũ Nguyễn Khánh Linh - Email: puca.luv_gxxx@yahoo.com.vn - Mobile: 0988662xxx - 12/08/2013 10:04:56 

Đam mê thực sự là gì? Làm thế nào để biết mình có niềm đam mê đối với ngành nghề, lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống? Nếu đã bị chệch hướng khỏi đam mê của mình thì liệu khả năng tìm lại và thành công sẽ như thế nào? Dù rất đam mê lĩnh vực đó nhưng thực tế đánh giá và thể hiện là mình không phù hợp thì sao (em thích viết báo nhưng em không viết hay và hiện giờ đang học về kinh tế).

Ông Nguyễn Lâm Phương

Để kiểm tra xem viết báo có phải là đam mê thực sự của bạn không thì rất dễ. Bạn có thể bắt đầu bằng việc viết blog. Bạn sẽ biết ngay khả năng viết lách của mình đến đâu dựa trên số độc giả. Nếu bạn viết về các vấn đề kinh tế thì có thể kết hợp cái mình thích với những điều mình được học. Có những người chỉ viết blog cũng kiếm được khối tiền như huffingtonpost chẳng hạn. Tóm lại lựa chọn công việc nhiều khi cũng như đi ăn buffet. Bạn sẽ ăn thử mỗi thứ 1 chút trước khi quyết định sẽ ăn chính món nào. Nếu gặp may bạn có thể gặp món mình thích ngay lần thử đầu tiên.   

Để rõ hơn mình thích hợp về ngành nghề nào, bạn có thử trắc nghiệm tại đây

Ôn Bích Ngọc - Email: congchuaxxx@yahoo.com - Mobile: 0908417xxx - 12/08/2013 11:46:51

Em thấy thích ngành Tâm lý học nhưng thật sự không biết mình có thật sự thích hợp với nó hay không? Không biết là em chỉ thích tạm thời hay thật sự đam mê với nó nữa... bởi em có 1 người bạn tâm lý không ổn định lắm, bạn ấy đã phải nhiều lần tìm đến bác sĩ tâm lí mới ổn được... em thấy thương bạn đó lắm và nghĩ là vấn đề tâm lý là 1 vấn đề quan trọng vô cùng, cần được quan tâm nhiều... Mặt khác em thật sự thấy là ngành này có rất nhiều điểm thú vị nên em cảm thấy muốn theo đuổi...

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Đây là ý kiến của riêng thầy: người làm nghề tâm lý phải có 3T:

Cái Tâm trong tim - Cái Tầm trong trí - Cái Tinh trong ứng xử

Tâm là cái tâm đối với công việc mình làm, phải thật sự mong muốn giúp đỡ người khác và xem đó là niềm vui mỗi ngày của mình. Nếu ai không thích tiếp xúc với con người, sợ người khác làm phiền, dễ nóng nảy, dễ bị người ta làm cho bực bội thì không nên làm nghề này.

Tầm là tầm hiểu biết về con người. Hiểu biết đó có thể đến từ nhà trường, từ quá trình đào tạo chuyên môn. Nhưng hiểu biết ấy cũng cần đến từ cuộc sống, trải qua những hạnh phúc tột cùng và đau đớn tột cùng của con người, từ đó mới thấu hiểu và đồng cảm được với mọi cảm xúc của người mà mình tiếp xúc.

Tinh là tinh tế trong ứng xử, là kỹ năng tác nghiệp; đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công việc. Nếu không, một hành động bồng bột hay lời nói hời hợt của chúng ta đôi khi ảnh hưởng đến cả mạng người đấy, lúc đó không còn là người gỡ rối mà trở thành người gây rối.

Hai chữ T sau bạn có thể rèn luyện trong quá trình học tập và tác nghiệp, nhưng chữ T đầu tiên là cái Tâm bạn phải có từ đầu.

Rất hoan nghênh các bạn đã quan tâm đến ngành này. Tuy nhiên, chọn một nghề như chọn bạn đời, chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng nhé. Học Tâm lý học không chỉ đi tham vấn tâm lý, mà còn đi giảng dạy, còn làm trị liệu ở bệnh viện, còn làm nghiên cứu, tổ chức đào tạo, hỗ trợ các nhà quản lý, ứng dụng vào kinh doanh, hoạt động sáng tạo… Tâm lý học ứng dụng rộng lắm, nơi nào có con người, nơi đó cần ứng dụng Tâm lý học mà. Vì vậy, phải xác định mình thích làm dạng công việc nào trong cả chục hướng ứng dụng của Tâm lý học.

Tuy nhiên, tất cả các công việc trên đều có một điểm chung: làm việc vì sự phát triển của người khác. Nếu yêu thích điều này, xin chào đón bạn bước vào cộng đồng tâm lý học.

ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trả lời câu hỏi của độc giả báo
ThS. Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu trả lời câu hỏi của độc giả báo Dân trí.
 

Phạm Nguyên Lộc - Email: ph.nguyenlocxxx@gmail.com - Mobile: 01225567xxx - 12/08/2013 07:44:05

Chào Thầy Hiếu, cho em hỏi là em rất yêu nghệ thuật, em thắc mắc không hiểu sao khi các phụ huynh nếu có con và con của họ có ước mơ là trở thành bác sỹ...thì họ khuyến khích và ủng hộ. Còn em khi nói ước mơ của mình trở thành người làm nghệ thuật và biểu diễn, thì bị họ nói là đua đòi và ước mơ không chính đáng. Ngay cả khi em đã đi học nhạc thì họ hàng em họ hỏi, học ra rồi làm gì? Ai xung quanh cũng nói em chọn cái nghề bạc, con đường đi không ra gì. Em đồng ý là đi theo đường này thì mọi người nói, chắc em ham hào quang của nghề, nhưng em nghĩ rằng đâu dễ để tạo ra ánh hào quang đó, nghề nào cũng có ánh hào quang riêng mà đi liền với hào quang là một sự cống hiến thật sự, nếu không thì nó cũng sớm tắt. Vậy thưa thầy em có nên theo con đường này mà bước tiếp, khi gia đình không ũng hộ, bạn bè cũng có sự nghi ngờ về quyết định của em và em cũng rất mông lung trên con đường mình đi. Em cám ơn thầy!

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu 

Nguyên Lộc mến,

Vì trở thành một ca sĩ thành công là rất khó, đòi hỏi phải có năng khiếu riêng và thậm chí cả ngoại hình nên nhiều người mới cho rằng theo nghề này là “đua đòi”. Muốn biết có đua đòi hay không thì em hãy tự cho điểm mình xem nhé:

Em hãy chọn một vài ca sĩ thành danh - hình mẫu tiêu biểu cho dòng nhạc mà em đang hướng đến, sau đó so sánh bản thân với các ca sĩ ấy xem mình đáp ứng được bao nhiêu tiêu chuẩn:

- Về tài năng, năng khiếu sẵn có + sự nỗ lực rèn luyện = tài năng mức họ đang có?

- Ngoại hình của mình có phù hợp cho công nghệ giải trí? Nếu không thì tài năng có đủ để bù đắp cho khoản ngoại hình?

- Tính cách của mình có phù hợp khi bước vào showbiz? Cẩn ngôn, khéo léo, “khôn sân khấu”…?

- Mối quan hệ có sẵn và lộ trình xây dựng thương hiệu của cá nhân có thuận lợi như họ?

Và đặc biệt, em có bao giờ hát để người có chuyên môn nghe thử và đánh giá tiềm năng giọng hát của mình chưa? Nếu chưa thì quyết định của mình là hấp tấp quá.

Em cũng tìm hiểu kỹ về đằng sau bức màn sân khấu showbiz hay chưa? Và em có thể tồn tại trong thế giới cạnh tranh khốc liệt đó?

Nếu các câu trả lời trên vẫn còn mù mờ thì sự e dè của người thân em là hoàn toàn có cơ sở.
Bản thân mình còn không tin mình thì làm sao người khác có thể tin đúng không nè. Hãy kiểm nghiệm mình trước khi chọn nghề này em nhé.

Lại Hữu Hưng - Email: mrhungtcbxxx@gmail.com - Mobile: 090542xxxx - 13/08/2013 02:45:13

Tôi mới chỉ có ham mê kiếm tiền và kha khá kinh nghiệm về kinh doanh sản phẩm cho doanh nghiệp tại 1 ngân hàng TMCP. Nếu tôi muốn thử sức với nghiệp kinh doanh thì đánh giá cơ hội thành công của tôi như thế nào? Tôi cần thêm các yếu tố nào để có thể bắt đầu khởi nghiệp?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Theo tôi bạn cần hiểu rất rõ đối tượng khách hàng tương lai của mình là ai và họ có nhu cầu gì trên thực tế. Vì không có thông tin rõ hơn về ý tưởng kinh doanh của bạn nên tôi chưa thể góp ý về cơ hội thành công. Tuy vậy để bắt đầu khởi nghiệp, bạn sẽ cần một sự dũng cảm lớn và một nguồn tài chính hỗ trợ tốt. Điều này cũng gần giống như nhảy từ trên cao xuống nước và học bơi trong quá trình nhảy. Bạn sẽ gặp vô vàn rủi ro so với việc tiếp tục công việc hiện tại ngân hàng tuy nhiên nếu thành công thì trải nghiệm sẽ vô cùng tuyệt vời.

Vũ Minh Ngân - Email: vuminhngaxxx@gmail.com - Mobile: 0947886xxx - 13/08/2013 11:06:00

Xin chào các thầy! Các thầy có thể cho em hỏi "điều kiện cần & đủ" để có được ''ĐAM MÊ'' là gì ?? Em xin chân thành cảm ơn!

TS. Đàm Quang Minh

Chào Ngân, câu hỏi của em thực sự rất khó. Theo tôi, đam mê đến một cách tự nhiên khi con người tiếp xúc với các sự vật hiện tượng từ đó hình thành nên một sự yêu thích nhất định và qua thời gian có thể hình thành nên đam mê. Do đó, điều kiện cần là bạn để cho tâm trí của bản thân mở để có thể tương tác với nhiều sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh. Về điều kiện đủ, tôi nghĩ bạn cần có môi trường để nuôi dưỡng niềm đam mê đó. Ví dụ như bạn đam mê đá bóng thì cần phải tham gia vào một đội bóng nhỏ nào đó để sinh hoạt thường xuyên hoặc bạn có đam mê về công nghệ thông tin thì có thể theo học một trường đào tạo về CNTT.

Tô Mạnh Cường - Email: totomanhcxxx@gmail.com - Mobile: 01668613xxx - 13/08/2013 12:03:35

Mong anh Phương và anh Minh có thể tư vấn về Marketing cho sản phẩm công nghệ?

Ông Nguyễn Lâm Phương

Nếu bạn định hỏi về cách đưa một sản phẩm công nghệ mới ra thị trường thì bạn nên giới thiệu sản phẩm với nhóm người dùng thích thử nghiệm và có ảnh hưởng rộng trong cộng đồng. Khi sản phẩm của bạn được nhóm này chấp nhận, bạn có thể xem xét mở rộng sang các cộng đồng lân cận. Facebook đã đi theo con đường này và đã thành công. Hiện nay có rất nhiều cách thực hiện viral marketing thông qua forum, mạng xã hội và nếu vận dụng tốt các kênh này thì hiệu quả rất cao với chi phí thấp.

Nguyễn Văn Tuấn - Email: chief.sec@sunrisenhatrxxx.com.vn - Mobile: 0905380xxx - 12/08/2013 08:49:13

Tôi có con đang theo học tại FPT Polytechnic TPHCM. Tôi muốn cho con tôi tiếp tục học liên thông Đại học FPT. Vậy nhà trường có chính sách gì cụ thể cho sinh viên? Những sinh viên đang theo học hệ cao đẳng của trường có được ưu tiên trong việc xét tuyển không?

TS. Đàm Quang Minh

Xin chào anh Tuấn, sinh viên FPT Polytechnic sau khi ra trường đã có sẵn lộ trình để liên thông lên Đại học FPT. Trường Đại học FPT để đảm bảo chất lượng hiện tại cũng chỉ tuyển liên thông từ FPT Polytechnic. Sinh viên học chuyển tiếp sẽ được miễn giảm tất cả các môn đã hoàn thiện ở bậc học cao đẳng và những môn bổ sung của FPT Polytechnic như Tiếng Anh và Vovinam. Thông tin chi tiết em có thể tham khảo thêm tại đây

Phạm Minh Quý - Email: nhoxquyxxx@yahoo.com - Mobile: 01633957xxx - 12/08/2013 06:19:59

Em đam mê CNTT và biết được trường FPT Polytechnic. Em muốn hỏi chuyên ngành Lập trình website và Lập trình máy tính thiết bị di động thì ngành nào cơ hội việc làm ngành nào tốt hơn ạ? Mới ra trường mức lương khởi điểm là bao nhiêu? Nếu tiếng Anh không giỏi thì học ngành lập trình thiết bị di động liệu có khó khăn lắm không ạ?

TS. Đàm Quang Minh

Chào Quý, cảm ơn em đã quan tâm đến FPT Polytechnic. Chủ trương của FPT Polytechnic là chỉ dạy những ngành có nhiều nhu cầu trong xã hội. Hai chuyên ngành mà em quan tâm là Thiết kế, lập trình websiteLập trình máy tính - thiết bị di động đều là những chuyên ngành đang có nhu cầu lớn. Đặc biệt với sự phát triển của các thế hệ điện thoại thông minh mới, hàng loạt các yêu cầu công việc mới liên quan đến lập trình di động tăng cao. Hiện nay lương khởi điểm của ngành này  vào khoảng 5-10 triệu/tháng. Về việc Tiếng Anh của em chưa giỏi thì em sẽ được học bổ sung để có thể tự học hỏi tiếp. Ngoài ra toàn bộ giáo trình cũng được dịch ra Tiếng Việt để các em dễ dàng tiếp cận hơn.
 
Bùi Nguyễn Yến Vi
 

Bùi Nguyễn Yến Vi - Email: buinguyenyenvxxxxxxxx@gmail.com - Mobile: 016343xxxxxxx - 12/08/2013 01:59:47

Trong buổi tọa đàm này, em rất muốn BTC tư vấn cho em về vấn đề sau đây: Từ nhỏ, em mơ ước được làm một tiếp viên hàng không và đến bây giờ vẫn thế. Nhưng gia đình lại muốn em trở thành giáo viên vì những lí do sau: 1) dễ có việc làm 2) thu nhập ổn định 3) ở gần gia đình 4) được mọi người tôn trọng. Và họ cho rằng nghề tiếp viên hàng không khó xin được việc và có độ rủi ro nhất định. Thật tình em rất khó xử. Em mong được nghe lời khuyên từ BTC ạ. Em xin cảm ơn!

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu 

Yến Vi mến,

Muốn chọn một nghề, thích thôi chưa đủ, em cần phải tính đến hàng loạt yếu tố khác:

* Em có khả năng để học ngành đó hay không?

- Ngoại hình có phù hợp tiêu chuẩn tuyển?

- Trình độ văn hóa và trình độ ngoại ngữ có đáp ứng yêu cầu?

- Khả năng giao tiếp – khả năng xử lý tình huống có phù hợp với đòi hỏi của nghề?

- Sức khỏe có đảm bảo?

- Đủ tiền đóng học phí?

* Em có khả năng xin việc hay không?

- Nhu cầu việc làm của ngành này có cao?

- Mình có thông tin/mối quan hệ/lý lịch cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của vị trí này?

Em cần tìm đến những người đang làm trong ngành này hoặc ít nhất là người am hiểu về nó để hỏi, để hiểu và để tự lượng sức mình.

Như vậy, giả sử nếu cho điểm mỗi phần Sở thích – Khả năng – Cơ hội là 3 - 4 - 3  thì tổng điểm khoảng từ 7 trở lên thì thầy mới đặt bút chọn nghề. Còn nếu thấp hơn, thầy sẽ phải tìm một nghề nào đó khác tương đồng, như hướng dẫn viên du lịch chẳng hạn.

* Còn ngành sư phạm, đừng bao giờ chọn chỉ vì nó ổn định, được mọi người tôn trọng.v.v… Muốn làm cô giáo, tiêu chí đầu tiên là em phải yêu học sinh, thích làm việc giới giới trẻ, mong muốn giúp đỡ cho người khác, làm cho người ta phát triển. Tiêu chí kế đến là phải có khả năng diễn đạt – khả năng giao tiếp - khả năng tác động đến người khác. Tức là Tâm và Tinh.

Hiện tại định hướng của em cũng còn khá mù mờ, phải tìm hiểu kỹ hơn để chọn cho mình người bạn đời ưng ý em nhé.

* Còn nếu em đã nghĩ kỹ và tin chắc mình chọn lựa đúng thì hẵng thuyết phục cha mẹ:

1. Thuyết phục ba mẹ bằng :

Thể hiện sự tôn trọng đối với ý kiến của ba mẹ, sau đó nêu ý kiến của mình. Ví dụ, con không hợp làm cô giáo: con rất nóng tính, không cẩn thận, không diễn đạt tốt, cũng không thích học sinh quậy. Nếu làm nghề này, con vừa cảm thấy như cực hình chứ không an nhàn, lỡ không kiềm chế là làm hư biết bao nhiêu học sinh, biết bao nhiêu thế hệ.

2. Thuyết phụ ba mẹ bằng tình: Tâm sự riêng với ba hoặc mẹ (lựa chọn người dễ thuyết phục hơn). Thủ thỉ tâm tình rằng nếu bạn không được làm điều bạn yêu thích, cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa, nhạt nhẽo và buồn bã. Thể hiện khao khát tột độ để ba mẹ “rung rinh”.

3. Nhờ đồng minh: Nhờ ông bà, anh chị hoặc giáo viên - những người có uy tín với ba mẹ, tiếng nói sẽ có “trọng lương” hơn rất nhiều. 

Chúc em suy nghĩ thật kỹ để hành động thật đúng.
 
Chúc em suy nghĩ thật kỹ để hành động thật đúng.

Nguyễn Thị Lan - Email: lan25xxx@gmail.com - Mobile: 0984111xxx - 12/08/2013 11:35:09

Dạ thưa Ths Tâm lý học Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, cho em hỏi em thích những công việc năng động, em thích bán hàng, thích kinh doanh, nhưng em lại là người nóng tính, thẳng tính, giải quyết cái gì cũng muốn nhanh chóng, thường làm việc theo cảm tính, có vẻ ngoài lạnh lùng khó gần nhưng đã quen và nói chuyện rồi thì lại rất hòa động vui vẻ. Mọi người thường bảo em là nóng tính như em thì kinh doanh cái nỗi gì? Kinh doanh hay bán hàng thì phải khéo, phải lươn thì mới tồn tại được chứ thẳng tính và nóng tính như em thì có đường mà ăn cám. (Đã có lúc em rất quyết tâm theo đuổi sở thích của mình nhưng nhiều khi em lại thấy nản lòng và muốn buông xuôi. Thầy có thể giúp em cho em lời khuyên với được không ạ? Em cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ!

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Lan mến,

Kinh doanh thì có nhiều đường lắm, không nhất thiết là phải “lươn” thì mới tồn tại được, hay thẳng tính thì không kinh doanh được. Thực ra, thẳng thắn là một trong những đức tính cần thiết của một doanh nhân đấy.

Còn nóng tính thì không có nghề nào mà hợp với cái sự nóng tính này cả. Đây là khuyết điểm chung mình cần rèn luyện cho tất cả mọi ngành nghề. Tuy nhiên, em vẫn có thể chọn một số vị trí kinh doanh mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp nhiều với khách hàng. Chẳng hạn em phụ trách khâu lên hế hoạch, lên chiến lược, tổ chức marketing, làm sự kiện khách hàng.v.v…

Tính cách thì mình có thể rèn luyện uốn nắn từ từ nếu mình thật sự có đam mê với công việc đang theo đuổi. Khi đi dạy học, ban đầu thầy cũng nóng tính lắm đấy, nhưng dần dần rèn luyện thì bây giờ cũng đỡ hơn nhiều mặc dù chưa khỏi hẳn. Cho nên, điều quan trọng nhất là mình phải thích, phải yêu, rồi mình phải hợp với nó một cách tương đối nữa, còn các điều lặt vặt khác mình có thể rèn giũa thêm.

Chúc em sẽ trở thành một doanh nhân thẳng thắn, tạo được sự tin tưởng nơi đối tác làm ăn em nhé.

Trần Kim Oanh -  Email: muathuxxx@gmail.com - Mobile: 0984111xxx - 12/08/2013 14:35:09

Xin chào ban cố vấn, em đam mê với ngành kế toán và những con số. Nhưng em đã thi trượt đại học ngành kế toán trong đợt thi vừa rồi. Em chỉ được 14 điểm. Em đang rất băn khoăn không biết nên lựa chọn học tiếp tục ở đâu mà chương trình học tốt và vẫn được đào tạo Tiếng Anh tốt? Rất mong các thầy tư vấn giúp em?

TS. Đàm Quang Minh

Chào em, em vẫn có thể tiếp tục niềm đam mê với ngành kế toán của mình khi đăng ký xét tuyển vào các chương trình không xét tuyển trên điểm thi đại học như Cao đẳng thực hành, Trung cấp,..

Hiện nay, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang tuyển sinh chuyên ngành kế toán doanh nghiệp với thời gian đào tạo trong vòng 2 năm 4 tháng và thời gian thực hành chiếm tới 70% thời lượng học. Sinh viên của FPT Polytechnic còn được đào tạo Tiếng Anh theo giáo trình chuẩn Top Notch, đảm bảo cho các bạn đạt đủ trình độ Tiếng Anh tương đương với mức IELTS 4.0. Oanh có thể làm bộ hồ sơ và gửi tới trường trước ngày 25/08/2013 này. Thông tin chi tiết về đợt tuyển sinh của trường, em có thể tham khảo thêm tại đây. Hẹn sớm gặp lại em tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic!

FPT Polytechnic đang tuyển sinh trên toàn quốc. Hạn nộp hồ sơ: 25/8/2013
FPT Polytechnic đang tuyển sinh trên toàn quốc. Hạn nộp hồ sơ: 25/8/2013.

Nguyễn Thùy Liên Khương - Email: aloha.haveanicexxx@yahoo.com.vn - Mobile: 0908019xxx - 12/08/2013 07:45:03

Đúng như câu nói "cứ theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn". Tuy nhiên, có một điều em luôn trăn trở, vậy theo đuổi đam mê thế nào mới là đúng? Có biết bao nhiêu bạn trẻ, vì niềm "đam mê" đã bỏ quên những người thân của mình, mặc cho họ lo lắng cho bạn,ngày đêm mong bạn học thành tài ra trường, có một công việc ổn định, thay vì ngày đêm sống vì niềm "đam mê",vẽ tranh,ca hát, rồi bè bạn,...để rồi thời gian chứng minh cho họ thấy rằng "họ thật sự không thích hợp".Gia đình không biết phải chờ đến bao giờ cái gọi là "niềm đam mê" của bạn. Em biết có nhiều người dành cả đời theo đuổi đam mê, nhưng không phải tất cả họ đều thành công, nguyên nhân là do họ bất tài hay do họ chưa thực sự sống hết mình vì niềm đam mê mà họ lựa chọn. Đâu mới là "đam mê" thực sự mà người ta có thể theo đuồi cả đời.

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Thân gửi đến Liên Khương một tràng vỗ tay vì câu hỏi rất hay.

Những người theo đuổi “đam mê” đến nỗi đánh rơi gia đình, bỏ mặc việc học, cuối cùng nhận ra mình đi sai đường thì đó là “mê muội” chứ không phải đam mê.

Đam mê không phải là cái gì đó làm cho vui, chơi cho thích, theo đuổi để thỏa mãn sở thích nhất thời, mà đam mê là một ước mơ lâu dài được thắng cương bởi lý trí.

Để không trở thành mê muội, người ta phải am hiểu sức mình – am hiểu điều mình đang theo đuổi – am hiểu các nguy cơ trên con đường sắp tới và đề ra phương án đề phòng. Như vậy, đam mê được lý trí mổ xẻ rất kỹ lưỡng và vì vậy, tính khả thi sẽ cao hơn, cái giá phải trả sẽ nằm ở mức độ chấp nhận được.

Tuy nhiên, ngày nay có nhiều người lấy chữ đam mê để ngụy biện cho sự lười biếng học hành, thỏa mãn thú vui riêng. Đam mê là phải có ích cho mình và cho người, phải lên kế hoạch vô cùng kỹ lưỡng và có khả năng đạt được, và còn là phải trách nhiệm với những người đã cưu mang và  cho mình cuộc sống - đó chính là cha mẹ, gia đình, bè bạn. Nếu thiếu đi những điều đó, ta chỉ có u mê.

Lê Thị Minh Thư - Email: minhthust1xxx@gmail.com - Mobile: 01696075xxx - 12/08/2013 10:52:43  

Em vừa thi đậu trường Đại học Bách khoa TPHCM, ngành Công nghệ vật liệu. một ngành mà em cũng không biết gì về nó. em thi vào vì điểm ngành đó vừa sức với em, với lại em muốn thi vào bách khoa để sau này ra trường dễ xin việc làm. thật sự bây giờ em cũng không biết đam mê của mình là gì, em mong mọi người có thể giúp em làm sao để có thể xác định được đam mê của bản thân mình. vì em sợ nếu không làm bằng đam mê thì sẽ rất khó thành công. mong mọi người có thể gửi câu trả lời qua mail của em dùm vì nhà em xa không có điều kiện để đến dự buổi tọa đàm. em xin chân thành cảm ơn.

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Minh Thư mến,

Em thật là gan dạ - hoặc thật là liều lĩnh. Em dám "kết hôn với một người trong khi mình chỉ mới biết tên của họ".

Tuy nhiên, có lẽ em cũng phải có một chút hứng thú nào đó với ngành này thì em mới đặt bút chọn trong số hàng trăm ngành có điểm chuẩn vừa sức khác chứ, phải không? Hay chỉ đơn thuần là vì ngành ấy nằm trong một trường đại học mà tốt nghiệp dễ xin việc làm?

Dù cho có lý do nào đi nữa thì câu hỏi quan trọng nhất mà em đặt ra là: Làm sao để xác định được đam mê?

Ta không thể nào thích một quyển sách nếu ta chưa từng đọc. Ta cũng không thể yêu một người nếu chưa từng tìm hiểu. Nếu có thì chỉ là sự chú ý bên ngoài cái tựa nghe hay hay, cái bìa nhìn đẹp đẹp.

Muốn biết mình đam mê cái gì thì mấu chốt là mình phải có sự TRẢI NGHIỆM. Biết trên thế gian này có những gì thì mới xác định được mình thích cái nào. Trải nghiệm càng nhiều thì khả năng xác định được đam mê càng lớn. Em thấy đấy, tất cả những cặp đôi yêu nhau đều bắt nguồn từ những lần tình cờ gặp gỡ. Nếu ngồi mãi trong nhà thì cũng sẽ chẳng biết ngoài kia có cái gì để mà mình thích.

Vì vậy, đừng chỉ cố sống lâu, hãy sống cho sâu cho rộng, tiếp xúc nhiều người, chứng kiến nhiều việc, tìm hiểu nhiều nghề, trải nghiệm nhiều hoàn cảnh, lúc đó, ta mới có thể khám phá ra mình yêu thích điều gì.

Nguyễn Ngọc Quỳnh Thơ - Email: oh.yes_xxx@yahoo.com - Mobile: 01867603xxx - 12/08/2013 10:57:12 

Dạ, cho em xin hỏi có khi nào sau một khoảng thời gian miệt mài vì đam mê, đột ngột cảm thấy mệt mỏi và muốn dừng lại, hoặc trở nên tự kiêu, nghĩ rằng thời gian qua mình đã làm việc rất nhiều, đã đạt được đỉnh cao, và muốn dừng lại hưởng thụ, hoặc cảm thấy mình đã vắt hết sức rồi,đã đạt được vị trí mà mình không bao giờ nghĩ mình sẽ đạt được, giờ không thể tiến thêm được đâu, với lại như vậy cũng là hơn khối người rồi, hài lòng mãn nguyện rồi. Trong trường hợp như vậy, em nên làm sao? Cảm ơn.

Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Quỳnh Thơ thân mến,

Điều em vừa nói chính là “đam mê tùy hứng”. Chúng ta sẽ tùy hứng khi không có kế hoạch, không định trước từng mốc mục tiêu gần và mục tiêu xa, nên không biết bao giờ là đủ, khi nào là thiếu. Giống như đi trên đường, không biết cuối đường là đến đâu, từng mốc trên đường là chỗ nào, thì sẽ dễ rơi vào trạng thái “thôi đi đến đây chắc là được rồi”, hoặc “thôi đi mãi cũng chẳng tới nơi đâu”.

Do đó, biện pháp khắc phục là ta phải có kế hoạch: năm nào – ta sẽ đạt được mốc nào, năm nào - mốc nào sẽ là kết thúc.

Nguyên nhân thứ hai, chúng ta “tùy hứng” vì ý chí không bền. Để làm được điều đó, ta hãy tự thưởng cho mình khi đạt đến một mốc mục tiêu kế tiếp. Sau khi tự thưởng, hãy hình dung ra viễn cảnh tươi đẹp thế nào khi ta cố gắng đi tiếp và đạt được cái mốc kế tiếp trên con đường chinh phục đam mê của mình. Chính hình ảnh đó sẽ tiếp thêm động lực để ta bước tiếp.

Nguyên nhân thứ ba, chúng ta muốn dừng vì gặp phải khó khăn bế tắc. Muốn đi tiếp thì phải tìm ra phương án xử lý các khó khăn đó. Còn nếu không xử lý được, mà việc đi tiếp sẽ phải trả giá quá đắt, lúc đó chúng ta đừng quá cầu toàn, đôi khi phải tính toán giữa cái được và cái mất để biết là nên đi tiếp hay hài lòng với những gì mình có.

Lê Phạm Quân - Email: quanxxxx@wru.vn - Mobile: 0985 98xxxx - 13/08/2013 12:51:48

Em xin kính chào chương trình em biết đến chương trình qua Facebook của thầy Hiếu em rất vui khi biết tới trương trình. Em có vấn đề này rất mong các chuyên gia cùng thầy Hiếu có thể giúp em! Hiện em đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành xây dựng dân dụng, đúng với lĩnh vực mà em mơ ước từ nhỏ. trong thòi gian chờ nhận đồ án tốt nghiệp em đã tự liên hệ đi làm tại 1 công trường xây dựng, em đang gặp phải vấn đề về khả năng hòa đồng với đồng nghiệp và làm sao để giám đốc tại công trường tin tưởng vào năng lực của bản thân ( giám đốc của em vốn là người thiếu tin tương vào những người như em). Rất mong chương trình tư vấn cho em để em có thể theo đuổi và thành công với công việc - ước mơ của em!

ThS.Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu

Phạm Quân thân mến,

* Về việc hòa nhập với đồng nghiệp:

Trong giao tiếp, có 3 nguyên tắc vàng để tạo sự hòa nhập:

- Một là: tạo ra các hoạt động chung. Em mua một ít trái cây mời mọi người dùng chung vào giờ giải lao; tham gia vào các hoạt động trò chuyện, ăn trưa và các sinh hoạt chung khác các dịp có thể.

- Hai là: thể hiện sự quan tâm đến họ. Một cuộc trò chuyện hỏi han trong lúc nghỉ tay, vài câu hỏi thăm quan tâm ngắn ngắn khi họ làm việc cực nhọc, rót mời đồng nghiệp ly nước lúc trời đang nắng… Khi họ thấy rằng em biết quan tâm, họ sẽ dành lại cho em thiện cảm.

- Ba là: giúp đỡ họ trong khả năng có thể. Sự giúp đỡ nhau là chất keo kết dính diệu kỳ giữa con người với con người, trái tim đến trái tim. Không nhất thiết phải giúp những điều to tát, hãy làm những việc trong khả năng có thể của mình.

* Về việc tạo sự tin tưởng ở sếp:

- Hãy tìm ra nguyên nhân vì sao sếp thiếu tin tưởng ở những thành viên như em? Vì sinh viên vừa ra trường thì hay mắc lỗi kỹ thuật? Vì chưa biết làm việc nhóm? Vì không sáng tạo? Vì không cẩn thận?

- Khi đánh giá được nguyên nhân rồi thì em hãy làm cho quản lý của mình an lòng thông qua chất lượng làm việc của mình. Dù có làm bao nhiêu lâu mà chất lượng công việc quá tệ thì làm gì đi nữa người ta vẫn không dám tin mình.

- Đối với những điều mình còn hạn chế, hãy thể hiện tinh thần học hỏi. Chính tinh thần cầu tiến đó sẽ khiến sếp an lòng và tin tưởng hơn mặc dù công việc hiện tại em chưa làm hoàn hảo.

TS. Đàm Quang Minh

Đam mê là gốc của của thành công, hành trình tìm tòi để phát hiện ra những năng lực và đam mê của bản thân là một hành trình dài trên con đường tìm kiếm hạnh phúc và thành công của mỗi người. Không có thành công nào là dễ dàng cả, chỉ có quyết tâm và sự phấn đấu không mệt mỏi mới đem lại thành quả. Mỗi bạn trẻ khi bước vào cuộc đời đều cần chuẩn bị cho mình những hành trang để có thể tự quyết định tương lai và trở thành người hữu ích cho xã hội. Chúc các bạn trẻ năm nay thi đại học tìm được ngôi trường có thể chắp cánh tương lai của mình. Chúc các bậc phụ huynh hãy là những nhà tư vấn sáng suốt giúp con em phát triển được năng lực cá nhân để có thể trở nên thành đạt sau này. Thay mặt cho các khách mời, tôi xin được cám ơn các quý vị đã tham gia buổi giao lưu này.

* Buổi tọa đàm chiều nay được tổ chức theo hình thức offline. Do thời gian có hạn nên buổi tọa đàm được dừng lại tại đây, những phần câu hỏi chưa được giải đáp, FPT Polytechnic sẽ trả lời theo địa chỉ mail của độc giả gửi tới báo Dân trí