Trường ĐH Lâm Nghiệp tổ chức thi năng khiếu cho thí sinh

(Dân trí) - Hội đồng tuyển sinh ĐH,CĐ hệ chính quy năm 2016 của Trường Đại học Lâm nghiệp vừa thông báo đến các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành khối V,H, ngoài việc dự thi các môn văn hóa trong kì thi THPT Quốc gia năm 2016 sẽ phải đăng ký và dự thi thêm các môn năng khiếu để lấy điểm xét tuyển.

Nội dung cụ thể như sau:

1. Các ngành tuyển sinh khối V

TT

Tên ngành học

Mã ngành

Môn thi/ xét tuyển

Dự kiến chỉ tiêu

1

Kỹ thuật công trình xây dựng

D580201

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Lý, Anh;

Toán, Văn, Anh;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật.

120

2

Thiết kế công nghiệp

D210402

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Văn, Anh;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật;

Văn, Vẽ Hình họa, Vẽ trang trí

20

3

Thiết kế nội thất

D210405

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Văn, Anh;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật;

Văn, Vẽ Hình họa, Vẽ trang trí

20

4

Kiến trúc cảnh quan

D580110

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Văn, Anh;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật;

Văn, Vẽ Hình họa, Vẽ trang trí

50

5

Lâm nghiệp đô thị

D620202

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Lý, Anh;

Toán, Văn, Anh;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật.

100

6

Công nghệ chế biến lâm sản

(Công nghệ gỗ)

D540301

Toán, Lý, Hóa;

Toán, Lý, Anh;

Toán, Sinh, Hóa;

Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật

50

- Phương thức tuyển sinh đối với các ngành năng khiếu:

+ Khối V: xét tuyển 2 môn thi THPT quốc gia và môn năng khiếu Vẽ mỹ thuật (nhân hệ số 2), môn năng khiếu do trường ĐHLN tổ chức thi tại cơ sở Hà Nội hoặc xét tuyển từ các trường đại học tổ chức thi khối V;

+ Khối H: xét tuyển môn Văn kỳ thi THPT quốc gia và 2 môn năng khiếu (Vẽ Hình họa, Vẽ trang trí) xét tuyển từ các trường đại học tổ chức thi khối H.

+ Điểm trúng tuyển theo tổ hợp môn thi và nhóm ngành học.

- Thời gian nộp hồ sơ: Từ 01/5 - 30/6/2016.

- Ngày thi: từ 14 - 15/7/2016.

- Vùng tuyển sinh: tuyển sinh trong cả nước.

Quy định môn thi Vẽ mỹ thuật( khối V) của trường Đại học Lâm nghiệp

Hình thức đề thi: gồm hai bài thi vẽ bằng chì

- Bài thi chính:

+ Điểm thi: Tối đa 7 điểm

+ Nội dung: Vẽ tổ hợp tĩnh vật có nền

+ Số lượng mẫu vật trong tổ hợp tĩnh vật: 3 - 4 mẫu vật và vải nền

+ Chất liệu thể hiện khi làm bài thi: vẽ bằng chì

- Bài thi phụ:

+ Điểm thi: Tối đa 3 điểm

+ Nội dung: Kiểm tra khả năng sáng tạo của thí sinh theo chủ đề. Việc xây dựng chủ đề bài thi sẽ do Nhóm chuyên môn thảo luận xây dựng và trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định về loại hình chủ đề, hoặc các thành viên độc lập chuẩn bị chủ đề sau đó trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh để làm cơ sở bốc thăm và ra quyết định.

+ Chất liệu thể hiện khi làm bài thi: Vẽ bằng chì

Thời gian làm bài thi

Thí sinh sẽ làm 2 bài thi trong thời gian 4 giờ liên tục, không giải lao.

Vật dụng làm bài thi của thí sinh

- Vật dụng làm bài thi do Hội đồng tuyển sinh chuẩn bị Giấy thi: Khổ giấy quy định A3, do Hội đồng tuyển sinh phát cho thí sinh.

- Vật dụng do thí sinh chuẩn bị và được phép đưa vào phòng thi:

Bảng vẽ: Bảng khổ giấy A3, kích thước 45cm x 60cm (thí sinh tự chuẩn bị); Bút chì: loại HB,2B, 3B… tùy chọn của thí sinh; Kẹp cố định giấy; Que ngắm tỷ lệ.

Hồng Hạnh