Tư vấn “Định hướng và xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ”

(Dân trí) - Các đại diện đến từ Language Link đang trả lời các thắc mắc của độc giả trong buổi tư vấn “Định hướng & xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ”. Mời bạn đọc theo dõi.

Đang tư vấn: Chọn cách nào để giúp trẻ học tốt tiếng Anh?
Các đại diện đến từ Language Link trong buổi tư vấn “Định hướng & xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ”.
 
Đàm Thị Thuý Luyện - Email: damthuyluyen@... - Mobile: 01677992xxx - 13/11/2013 10:55:16
 
Kính gửi đến các chuyên gia tư vấn. Tôi có 2 cháu, một học cấp 2 chuẩn bị vào cấp 3 và một cháu đang học cấp 1. Tôi nhận thấy cả 2 cháu đều thích học Tiếng Anh nhưng cháu học cấp 2 cảm thấy khó khăn hơn trong việc học Tiếng Anh. Vậy tôi nên làm gì để giúp đỡ các cháu học Tiếng Anh tốt hơn? 

Tôi cảm ơn khi chương trình có buổi tư vấn trực tiếp như thế này. Cho tôi xin hỏi con gái tôi đang học lớp 1, nhà trường đang cho học tiếng Anh Let’s Learn thì có phù hợp không, vì cháu học không thấy hiệu quả. Trước đó ở mẫu giáo cháu học tiếng Anh bằng hình ảnh thì cháu học rất tốt và nhớ rất lâu. Vậy tôi nhờ chương trình tư vấn và giải thích giúp tôi nên cho cháu học tiếng Anh gì là phù hợp và hiệu quả với độ tuổi của cháu. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link: 

Tôi cảm ơn các quý phụ huynh đã gửi những băn khoăn của mình tới chương trình. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi muốn nói rằng giáo dục trẻ em là một vấn đề rất lớn mà khó có thể nói hết trong một buổi giao lưu ngắn như ngày hôm nay. Ở tại Language Link, mỗi đứa trẻ đều rất đặc biệt, mỗi nhóm tuổi đều có những đặc điểm, nhu cầu học khác nhau. Hãy hiểu những tâm sinh lý của mỗi đứa trẻ để hiểu trẻ và tìm được những phương pháp học tập phù hợp với các bé. Dưới đây là một số tâm lý đặc trưng của mỗi nhóm tuổi.

Học sinh tiểu học lần đầu tiếp xúc với cuộc sống trong những lớp học truyền thống. Việc chuyển đổi từ bậc giáo dục mẫu giáo mầm non với những thói quen khác và ít thời gian ở nhà hơn có thể tương đối khó khăn. Các em không chỉ học các môn học mà còn học cách làm quen với cô giáo và bạn bè. Điều quan trọng ở bước này là một phòng học ấm cúng và thân thiện. Phương pháp giảng dạy áp dụng ở đây sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng tập trung ở lứa tuổi này, vì vậy bất kể giờ học dài bao nhiêu, các hoạt động cần luôn đa dạng và thay đổi để các em tham gia với đầy đủ các phương thức: trực quan, thính giác và các vận động. Ở lứa tuổi này, các tiết học thường bao gồm nhiều trò chơi, bài hát và hoạt động làm thủ công.

Khi bước vào trung học cơ sở, các em đã quen với các luật lệ và hệ thống giáo dục trong các lớp học. Tuy nhiên lúc này, các em bắt đầu muốn khẳng định mình độc lập khỏi cha mẹ. Ở một số nền văn hóa, đây là giai đoạn các em thách thức mọi quy định xem mình có thể chứng minh bản thân đến đâu. Vì vậy, ở lưa tuổi này các quy định kỷ luật là rất quan trọng . Nếu giáo viên luôn công bằng và nhất quán trong việc thực thi các quy định cần thiết trong mỗi lớp học, các em thường khó có thể tuân theo. Điểm thuận lợi với lứa tuổi này là các em thường rất ham hiểu biết và đây cũng là lúc các em có trình độ tiếng Anh đủ để thực hiện những giao tiếp trong hầu hết các chủ đề chính. Trí tò mò vốn có sẽ giúp cho các em thích thú hơn với bài học và có thể tiếp thu tiếng Anh một cách tự nhiên mà đôi khi các em cũng không nhận ra.

Với  học sinh trung học phổ thông, sẽ là nói dối nếu khẳng định bạn có thể hiểu được các em. Đây là lứa tuổi có tâm lý phức tạp nhất của mỗi con người nói chung. Các em vẫn đang cố gắng độc lập khỏi cha mẹ và cùng lúc đó tìm chỗ đứng của mình giữa bạn bè. Những mâu thuẫn giữa các giá trị hiện đại và truyền thống bắt đầu xuất hiện, các em bắt đầu thắc mắc về chính bản thân mình trong xã hội. Những thay đổi về giới tính làm cho mọi việc càng phức tạp hơn. Điều này có thể được thể hiện qua nhiều cách trong lớp học, điều dễ gây khó chịu nhất với giáo viên là sự im lặng. Rõ ràng khi giảng dạy một ngôn ngữ thì sự im lặng là rào cản lớn nhất. Hãy hỏi bất kỳ giáo viên tiếng Anh nào và họ sẽ trả lời điều khó khăn nhất trong giảng dạy ở lứa tuổi này là làm các em tham gia vào bài học và các chủ đề trong tài liệu học. Đôi khi điều này tưởng chừng không thể với những khác biệt về lứa tuổi và khoảng cách về văn hóa giữa giáo viên nước ngoài và học sinh. Những người có thể đoán biết được các em cần gì và thích gì có lẽ đều đang làm trong ngành truyền thông thay vì dạy tiếng Anh. Theo tôi điều quan trọng nhất là khiến các em có trách nhiệm học tập. Đây là lúc đối xử với các em như những người lớn và tôn trọng mong muốn được trưởng thành và có trách nhiệm với bản thân mình của các em. Nếu giáo viên có thể đưa ra những lợi ích của việc học tiếng Anh (đi du học, có công việc tốt, tìm hiểu về thế giới,…) cũng như những bất lợi khi không học tiếng Anh, cùng lúc đó ngừng cư xử với các em như những đứa trẻ, các em sẽ thể hiện sự tin tưởng và tôn trọng và nghiêm túc nghe theo chỉ dẫn của giáo viên trong học tập. Học tập trực tiếp là phương pháp nên áp dụng trong độ tuổi này.
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link đang trả lời câu hỏi của độc giả
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link đang trả lời câu hỏi của độc giả.
 
Đinh Thị Kim Quyên - Email: kimquyen_xxxx@yahoo.com.vn - Mobile: 0123499xxxx - 08/11/2013 07:57:16

Trẻ em học tiếng Anh có giống như người lớn không và nên áp dụng Phương pháp gì để dạy trẻ từ 4-7 tuổi?

Con tôi 4 tuổi, tôi muốn cho bé làm quen với ngoại ngữ tiếng Anh, để cháu tự tin và có nền tảng kiến thức ngoại ngữ sau nay. Vậy tôi có nên cho bé đi học tại Trung tâm ngoại ngữ không, xin vui lòng tư vấn cho tôi có cách để định hướng cho trẻ học tốt tiếng Anh phù hợp với lưá tuổi này?

Tô Văn Đoàn - Email: toxxx@tannhathuong.com - Mobile: 0913276xxx - 10/11/2013 06:26:11

Với trẻ em độ tuổi 5-6 tuổi thì nên chọn phương pháp giảng dạy như thế nào? Giáo trình học tiếng Anh nào để giúp trẻ học là hiệu quả nhất và tôi có thể mua giáo trình đó ở đâu?

Trần Thị Huyền - Email: huyexxx@yahoo.com - 14/11/2013 09:43:56
 
Xin chào các thầy cô, hiện nay tôi có 2 con nhỏ, các cháu đang ở độ tuổi 5 tuổi, 2 tuổi và 1 cháu 7 tuổi, tôi rất muốn cho cháu học ngoại ngữ ngay từ nhỏ để có thể nói được như người bản xứ. Tôi không biết có nên tự dạy cho cháu không. Với độ tuổi của các cháu như vậy thì tôi nên mua tài liệu gì để cho cháu học và mua ở đâu? Xin trân trọng cảm ơn.
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi tới chương trình. Ở lứa tuổi 4 - 7 tuổi là một lứa tuổi đặc biệt có những đặc điểm về tâm lý, nhu cầu học tập khác nhau. Điểm đặc biệt ở Language Link Vietnam là  chúng tôi đều dựa trên nhu cầu cá nhân của mỗi học viên để tìm cách phát triển và giúp trẻ học tốt Tiếng Anh hơn. Sau đây là nguyên tắc cơ bản chúng tôi áp dụng trong giảng dạy ở lứa tuổi từ 4-7 tuổi:

Trong phần mở đầu cuốn sách Very Young Learners, tác giả Vanessa Reily và Sheila Ward đã bàn về khái niệm “giai đoạn im lặng”. Họ nói “Việc ghi nhớ rằng các em có thể cần rất nhiều thời gian để tiếp thu ngôn ngữ trước khi có thể vận dụng nó là rất quan trọng. Bắt các em phải nói một ngôn ngữ mới ngay không phải là cách tốt bởi có thể gây căng thẳng tinh thần. Dù các em không trực tiếp nói ra nhưng các em vẫn phần nào tiếp thu được”. Giống như khi chúng ta còn là nhỏ, chúng ta không thể bỗng nhiên thành thạo tiếng mẹ đẻ. Từ 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi chúng ta chỉ nghe các đặc điểm và âm thanh khác nhau từ bố mẹ và dần dần kết nối với những hoạt động, đồ vật thực tế bằng những tên gọi tượng hình đơn giản. Các em lớn hơn một chút (3-9 tuổi) cũng cần khoảng thời gian này. Các em cần thời gian để lắng nghe một các thoải mái và tham gia vào các hoạt động thú vị, vui vẻ và hài hước để có được mong muốn và tự tin bắt đầu sử dụng một ngôn ngữ thứ hai.

Nếu không có “giai đoạn im lặng” này, các em sẽ đối mặt với những căng thẳng tinh thần khi phải sử dụng ngôn ngữ thứ hai. Nhưng rất nhiều em không thể làm được và điều này có thể được nhận thấy qua các hành động bên ngoài hoặc các hành động kín đáo hơn trong lớp học. Quan trọng hơn, việc không thể sử dụng ngôn ngữ này khi tiếp xúc với môi trường mới cùng một ngôn ngữ hoàn toàn mới và khác biệt sử dụng bắt buộc trong các bài tập về nhà, các bài kiểm tra, bài tập ngữ pháp, bài thi nói, cuộc trò chuyện với người nước ngoài, sẽ hoàn toàn dẫn đến thất bại. Qua thực tế các lớp học tiếng Anh trẻ em ở  cũng chứng minh điều tương tự. Các em ở trình độ “Starter 1” ((Tiếng Anh dành cho trẻ từ 4-7 tuổi) trượt với tỉ lệ cao hơn nhiều so với lớp Young Learners (khóa học Tiếng Anh trẻ em từ 7-11 tuổi).

Mục đích của chương trình Pre-starters (Tiếng Anh dành cho trẻ từ 4-7 tuổi) là tránh hay ít nhất giảm thiểu những khó khăn khi các em chuyển sang môi trường lớp Young Learners (khóa học Tiếng Anh trẻ em từ 7-11 tuổi). Khóa Pre-starter 1 được thiết kế để thực hiện mục tiêu này với một số phương pháp.

Đầu tiên và quan trọng nhất để tránh khỏi những khó khăn là tạo cho các em “giai đoạn im lặng” bằng việc bỏ các bài thi viết hay nói trong cả khóa học, nhờ đó không bắt buộc các em sử dụng tiếng Anh trong hoàn cảnh nhiều áp lực. Bỏ các bài thi viết cũng rất quan trọng bởi ở lứa tuổi đó nhiều em chưa biết đọc viết và không thể làm bài thi.

“Giai đoạn im lặng” này cũng có thể thực hiện bằng một khoảng thời gian hợp lý trong giờ học mà các em không cần phát biểu riêng lẻ. Thay vào đó có thể hát để trả lời câu hỏi hay chỉ trả lời khi cảm thấy có thể. Điều quan trọng nhất là các em không cần trả lời bằng ngôn ngữ mới, các em được tiếp xúc với ngôn ngữ mới qua các hoạt động tương tác thú vị. Qua sự tiếp xúc này, các em có thể dễ thích nghi hơn người lớn, các em có thể tiếp thu các âm thanh, đặc tính và từ vựng cơ bản trong ngoại ngữ.

Bước chuyển tiếp: Khóa học Pre-starters (Tiếng Anh dành cho trẻ từ 4-7 tuổi) đóng vai trò như một bước chuyển tiếp để các em học cách cư xử trong lớp học truyền thống. Cách cư xử và những hành vi cho phép trong lớp học hay xã hội là điều phải được dạy chứ không có sẵn trong bản năng. Các lớp học của chúng tôi được thiết kế hoàn toàn với những lớp học thông thường tại Việt Nam và hoàn toàn khác với khi ở nhà. Với một vài trẻ em có thể chưa bao giờ quen với môi trường học lạ lẫm sẽ bị choáng ngợp và các em cần có thời gian để cảm thấy thoải mái và tìm hiểu xem điều gì đang mong đợi chúng. Toàn bộ cấu trúc chương trình Pre-starters tại Language Link được thiết kế để các em thoải mái với những thói quen thường ngày, tham gia vào các hoạt động và hy vọng sẽ khiến các em thấy thú vị. Những lớp học nhỏ cũng tạo điều kiện cho giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với từng em và trở nên thân thiết hơn. Qua đây các em sẽ biết điều gì các lớp học mong đợi ở mình và khiến các em muốn thực hiện thay vì chống đối. Một nguồn lực vô giá nữa chính là người trợ giảng. Trợ giảng sẽ giúp quản lý lớp học và truyền đạt những mong muốn của giáo viên bằng tiếng mẹ đẻ. Người trợ giảng cũng làm nhiệm vụ xoa dịu và giải quyết những mâu thuẫn trong lớp giữa các em, ví dụ như các em bị trêu chọc, người trợ giảng có thể để tâm và kịp thời nhận biết khi các em gặp khó khăn tinh thần.
 
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.
Một buổi học của lớp Pre-Starters tại Language Link.
 
Học từ cơ bản: Cuối cùng, một trong những mục tiêu của Pre-starters là học tiếng Anh căn bản. Như đã nói ở trên, điều quan trọng là các em tiếp xúc với ngôn ngữ thay vì có thể sử dụng ngay một các độc lập & trẻ sẽ được tiếp xúc những điều này trong các tình huống an toàn, khi trẻ cảm thấy thoái mái để bắt đầu nói mà không chịu nhiều quá áp lực về tâm lý. Những điểm cơ bản của tiếng Anh sẽ được truyền đạt qua các bài hát hay tương tác với giáo viên. Cuối khóa Pre-starter, các em sẽ khá tự tin với bản chữ cái, đếm tới 30, hỏi How are you, nói  I'm fine/happy/sad/angry/scared, miêu tả thời tiết đơn giản hay nói về các ngày trong tuần.
 
Le Hai Yen - Email: yenst09@... - Mobile: 0978233xxx - 09/11/2013 10:25:49

Làm thế nào để trẻ có thể phát âm chuẩn Tiếng Anh? Làm sao để có thể dạy được Tiếng Anh cho con khi bố mẹ không biết hoặc không giỏi tiếng Anh?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:

Để có thể giúp con phát âm tốt, bạn nên cho con bạn có cơ hội sử dụng ngôn ngữ nước ngoài càng nhiều càng tốt.

Nghe các bài hát tiếng Anh nhưng đồng thời cũng phải luyện tập nói tiếng Anh cùng lúc, hãy luyện tập những gì bạn đã nghe, điều này sẽ dần dần giúp khả năng tiếng Anh.Vòng tròn nghe/nói/ luyện tập chắc chắn sẽ cải thiện khả năng nói và phát âm của bạn. Ngoài ra việc ghi âm lại những gì mình nói cũng giúp ích hơn nhiều.

Nếu anh/chị không biết tiếng Anh có thể tìm người giúp hoặc tìm sự trợ giúp trên các kênh truyền thông như Youtube, các kênh đều có hàng loạt các mẫu/ series các chương trình khác nhau. 
 
Trần Văn Quyền - Email: tranxxxx@gp9.vn - Mobile: 0912145xxx - 09/11/2013 09:06:04

Cháu tôi lên 4 tuổi đang đi học mẫu giáo. Ở trường có lớp học tiếng Anh. Khi về nhà cứ nói cháu đi học tiếng Anh ở trường là cháu rất sợ. Vậy tôi xin lời tư vấn gia đình tôi có nên cho cháu đi học tiếng Anh tiếp hay không? Và lứa tuổi này có nên cho cháu học tiếng Anh hay chưa?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:

Học tiếng Anh cần cảm thấy thích học tiếng Anh, chúng ta không nên ép con học. Khi bé 4 tuổi mà bé không thích học tiếng Anh, có thể là do tình huống /môi trường học của cháu. Hãy cho cháu cảm thấy niềm yêu thích tiếng Anh hơn là học cho vui. Thời điểm học tiếng Anh tốt nhất là khi trẻ 4-8 tuổi. Nếu trẻ bắt đầu muộn hơn, trẻ sẽ khó nói tiếng Anh trôi chảy hơn. Nếu con bạn cảm thấy không thích học tiếng Anh, hãy ngừng một thời gian và tìm cách học hoặc phương pháp môi trường khác giúp bé. Khi bé được tạo niềm cảm hứng với môn học tiếng Anh, trẻ sẽ thích học hơn và cách này không chỉ áp dụng với môn tiếng Anh mà cả với các môn học khác. Tuy nhiên sẽ không bao giờ là muộn để cho trẻ học tiếng Anh.

Câu hỏi: Có nên dạy ngữ pháp cho trẻ em trong giai đoạn từ 4-7 tuổi?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Không quá hữu ích khi dạy ngữ pháp cho trẻ em trong giai đoạn trước khi biết chữ - nhưng điều đó không có nghĩa là không để trẻ tìm hiểu nó. Ngữ pháp đơn giản là hệ thống của ngôn ngữ, các quy tắc cho cách ghép các loại từ, như danh từ và động từ và tính từ, để truyền đạt một cách có ý nghĩa nhất. Trong khi đó, trẻ em trước khi biết chữ không cần phải được dạy rõ ràng chính xác các quy tắc ngôn ngữ. Trẻ em có một khả năng tuyệt vời để nhận biết điều đó bằng cách riêng. Đơn giản rằng việc cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ khiến cho phép trẻ tiếp thu nó - và do đó khi bắt đầu nói và viết, nhiều khả năng các em sẽ sử dụng đúng ngữ pháp.

Câu hỏi: Khi dạy ngoại ngữ, chúng ta nên dạy cho trẻ em điều gì đầu tiên (bảng chữ cái, phát âm, từ vựng ...)?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Một lần nữa, việc cho con của bạn tiếp xúc nhiều nhất và sớm nhất có thể với ngôn ngữ là cách tốt nhất để đảm bảo rằng trẻ sẽ học được nó. Trẻ cần phải học bảng chữ cái khi bắt đầu viết - nhưng trẻ có thể đọc thuộc và nhận diện được các chữ cái riêng lẻ trước khi có thể cầm bút chì. Trẻ cần phải biết nghĩa của các từ trước khi ghép chúng lại với nhau trong câu hoàn chỉnh - tuy nhiên các em có thể xác định các đối tượng và hình ảnh dựa vào những từ ta gán cho chúng sớm hơn rất nhiều. Và miệng, lưỡi và cổ họng của bé mềm mại hơn so với người lớn - trẻ sẽ được học cách phát âm đúng tốt hơn so với khi lớn hơn. Nhưng tôi không thể chọn cụ thể điều gì trẻ nên được học đầu tiên. Một cách lý tưởng là cho trẻ tiếp xúc với tất cả cùng lúc.
 
Câu hỏi: Con trai của tôi gần 4 tuổi. Bản thân tôi là một giáo viên tiếng Anh. Tôi muốn dạy cho con tiếng Anh nhưng tôi đang gặp một chút rắc rối bởi vì con tôi không chịu bắt đầu học tiếng Việt . Liệu học tiếng Anh trước khi học tiếng Việt có chi phối hay gây lẫn lộn tới việc học tiếng Việt này không?
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Hoàn toàn không. Nhưng trước tiên cần làm rõ, con bạn đã được học tiếng Việt. Con bạn nói tiếng Việt với bạn và gia đình mỗi ngày, phải không? Trẻ có thể làm như vậy bằng tiếng Anh nếu được bạn dạy. Trẻ có thể chưa có khả năng đọc hoặc viết bằng tiếng Việt, nhưng những điều cơ bản của ngôn ngữ đã có. Và việc học một ngôn ngữ thứ hai không ảnh hưởng tới việc học tiếng mẹ đẻ mà thậm chí có thể hỗ trợ cho nhau. Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học một ngôn ngữ thứ hai từ khi còn nhỏ sẽ dễ dàng hơn việc học một ngôn ngữ thứ ba và thứ tư. Một bộ phận nào đó trong các trung tâm ngôn ngữ của não bộ được kích hoạt, tạo nên những kết nối mà não bộ đơn ngữ không thể tạo thành. Các nghiên cứu tương tự cũng cho thấy rằng trẻ em học song ngữ sẽ tiếp thu dễ hơn khi học các môn học khác, trong đó có môn Toán.

Tôi có một con trai 5 tuổi, cháu hiện đang học tại một trường mẫu giáo song ngữ và có những bài học tiếng Anh mỗi tuần. Tuy nhiên, khi tôi hỏi cháu những gì đã học được, cháu nói rằng cháu không biết. Tôi đã tự hỏi về khả năng tiếp thu ngôn ngữ của cháu và về sự tập trung của cháu trong lớp. Ở nhà tôi cũng dạy cháu một số từ tiếng Anh đơn giản. Vậy liệu có môi trường tiếng Anh nào sẽ làm cháu cảm thấy hứng thú học và làm cho tiếng Anh trở nên dễ nhớ hơn với cháu không?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Anh (chị) hãy xem câu trả lời ở trên với các chi tiết cụ thể của giai đoạn im lặng trong sự phát triển của một đứa trẻ.
 
Nhưng, tôi cũng muốn nói rằng chúng tôi thường nhận được những câu hỏi về khả năng sử dụng tiếng Anh của một đứa trẻ khi ở ngoài lớp học. Khi một phụ huynh có đồng nghiệp nước ngoài hoặc nhìn thấy một người nước ngoài trên đường phố và yêu cầu trẻ nói chuyện với họ. Lúc đó phụ huynh sẽ cảm thấy thực sự bối rối khi trẻ từ chối. Nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Chúng tôi rất cố gắng để tạo cho lớp học trở thành một nơi thoải mái cho việc học tập, nơi mà các em không bị kỷ luật hoặc bị chỉ trích vì đã không chóng tiếp thu bài hoặc mắc lỗi. Điều này rất quan trọng bởi vì chúng ta không thể học hỏi mà không mắc sai lầm. Nhưng khi một đứa trẻ bị đẩy đến trước mặt một người lạ và bị yêu cầu thực hiện những gì trẻ đã học được trong lớp, đó có thể là một tình huống vô cùng đáng sợ, và trẻ thu mình lại. Một cách vô thức trẻ biết cha mẹ (cũng như người lạ) sẽ đánh giá mình, và các em không cảm thấy thoải mái. Do vậy đừng ngạc nhiên nếu con bạn không thể thực hiện điều mà bạn muốn. Nó không có nghĩa là trẻ không học tập, chỉ là trẻ không thoải mái trong hoàn cảnh đó.

Thuy Nguyen - Email: thuynguyen7678@... - 13/11/2013 10:23:59   

Chúc mừng cháu Tống Anh Đoàn đạt những thành tích cao trong học môn tiếng Anh! Cháu bắt đầu học tiếng Anh có hệ thống từ năm bao nhiêu tuổi? Cô có con bằng tuổi cháu nhưng lại không ham mê học tiếng Anh lắm, cháu có thể chia sẻ cách học để bạn cùng học tốt tiếng Anh như cháu với. Cảm ơn cháu!

Cháu Tống Anh Đoàn:
 
Cháu bắt đầu học tiếng Anh có hệ thống từ năm 6 tuổi. Cháu theo học chương trình học tiếng Anh Cambridge của trường Đoàn Thị Điểm. Cháu thường xem ti vi bằng Tiếng Anh ban đầu là có phụ đề và đọc những cuốn truyện dễ, sau đó đọc khó dần lên & có thể vừa đọc vừa dùng từ điển, những từ chưa biết có thể tra lại. Nếu chưa hiểu có thể viết lại những từ mới đối với mình. Cháu đã từng đọc cuốn “the hare and the tortoise” - khi đọc cuốn này lúc đầu con chưa hiểu nhưng cháu đã hỏi giáo viên khi có tiết tiếng Anh. Lúc đó cháu mới biết từ “hare & tortoise” đồng nghĩa với từ “rabbit & turtle” từ đó cháu ngẫm đi ngẫm lại và cuối cùng cháu cũng nhớ được những từ này.
 
“Định hướng và xây dựng lộ trình học Tiếng Anh cho con từ nhỏ”
Cháu Tống Anh Đoàn - giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013 đang trả lời câu hỏi của bạn đọc.

Trần Văn Hùng - Email: tv_hung2xxx@yahoo.com - 09/11/2013 08:55:53

Tôi có con đang học tiểu học ở Hà Nôi, với dự định cho con đi học đại học ở Mỹ, theo ông tôi nên định hướng cho con như thế nào?

Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Học tiếng Anh tại trường công chắc chắn là không đủ để chuẩn bị cho con bạn học tập và nghiên cứu ở nước ngoài . Con cái bạn không chỉ không được chuẩn bị tốt về ngôn ngữ trong cuộc sống du học  hay ngôn ngữ mà họ cần biết , các em sẽ không sẵn sàng cho việc học tập. Môi trường học tập ở phương Tây rất khác biệt so với Việt Nam. Chắc chắn rằng trường học ở Việt Nam thường không dạy - những kỹ năng như tư duy phản biện  và sự khẳng định mạnh mẽ quan điểm. Vì lý do này, các trung tâm tiếng Anh như Language Link đã thiết kế những khóa tiếng Anh học thuật đặc biệt chú trọng cả về ngôn ngữ và kỹ năng học thuật mà sinh viên Việt Nam cần có, các kỹ năng học thuật tôi đề cập ở trên cũng như sự nhấn mạnh vào nói và viết. Cho con theo học khóa tiếng Anh học thuật được thiết kế đặc biệt cho những sinh viên có ý định đi du học là điều bạn nên làm để chuẩn bị cho con.

Lieu Thi Truong Xuan - Email: xuanxxx@yahoo.com.vn- Mobile: 0975227xxx - 10/11/2013 08:39:18

Cháu nhà tôi năm nay 12 tuổi, tôi đã cho cháu học Tiếng Anh nhiều nhưng vốn từ và ngữ pháp của cháu không nhớ nên điểm ngoại ngữ vẫn kém. Làm sao cháu tập trung trong khi học và nhớ lâu?

Đỗ Thanh Bình - Email: binh7999@gmail.com- Mobile: 0936337xxx - 09/11/2013 10:46:56

Xin chào chương trình, tôi có một cháu trai năm nay đang học lớp 4, tôi đã cho cháu theo học rất nhiều lớp tiếng Anh ở trường cũng như ở ngoài, cháu cũng vào dạng thông minh, cháu mắc phải tính học trước nhưng quên sau nên đến giờ tiếng Anh cũng như vốn từ mới không đươc nhiều. Vậy chương trình tư vấn cho để gia đình có biện pháp để giúp cháu học tốt môn này. Xin chân thành cám ơn.

Cô Emma Healy - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em:

Theo tôi, có rất nhiều cách để nâng cao vốn từ và ngữ pháp tiếng Anh.

Thứ nhất, con hãy luôn luôn chú ý nghe giảng trong lớp.

Thứ hai, con cần làm bài tập về nhà hoặc các bài luyện tập giáo viên đưa cho trẻ; ý nghĩa của công việc này là để trẻ lặp đi lặp lại các từ vựng và luyện tập nhiều lần. Việc luyện tập sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn

Thứ ba, hãy tạo nền tảng cho trẻ, không nên dồn ép thông tin một cách dồn dập, hãy từ từ gửi các thông tin cho trẻ , khiến trẻ luyện tập ( bắt đầu với các chương trình đơn giản, có phụ đề tiếng Việt như xem TV kênh Disney Channel, Animal Planet) hoặc học một số website hay các trò chơi giáo dục. Hãy luôn luôn lắng nghe và luyện tập.

Nếu phụ huynh biết và giỏi tiếng Anh, hãy là người hỗ trợ rất tốt cho trẻ. Nếu phụ huynh không biết hoặc không giỏi tiếng Anh, việc cha/mẹ cùng học và tham gia hỗ trợ quá trình học của trẻ vẫn là quan trọng (cha mẹ có thể hỏi hôm nay con học gì, kiểm tra các từ mới, ngữ pháp con đã học trong buổi, đừng tiếc lời khen con,..) sự tham gia của cha/mẹ có thể khiến trẻ tập trung học và tạo sự hứng thú, động lực cho trẻ đồng thời nâng cao mối liên hệ tinh thần giữa cha mẹ và trẻ.
 
Cô Emma Healy (
Cô Emma Healy (bên phải) - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em đang tư vấn cho bạn đọc.
 
Cháu Tống Anh Đoàn:
 
Đối với từ mới, cháu thường học bằng cách viết vào bảng từ sau đó khi nào quên từ nào cháu có thể nhìn lại và ôn đi ôn lại dù từ ấy đã học rồi vì mỗi từ có rất nhiều dạng có động từ, danh từ & tính từ. Một từ có thể hình thành nhiều dạng từ: chẳng hạn như transform có transformation, hay attend có attendants và attendance hay attentive.  Để tập trung học, mẹ thường cho cháu có giờ giải lao, khoảng 1 tiếng lại nghỉ một chút và trong khi nghỉ mẹ có thể cho cháu xem phim Tiếng Anh và hỏi cháu những từ cháu vừa học. Bởi vì mẹ cháu biết Tiếng Anh nên ở nhà mẹ hay nói chuyện với cháu bằng Tiếng Anh và hỏi ngay những từ mới mà cháu vừa học.
 
Tô Thị Minh Hiền - Email: hinlin24@...- Mobile: 01673846xxx - 08/11/2013 07:53:25

Em gái của em năm nay học lớp 3 và bắt đầu học tiếng Anh. Cho em hỏi là với lứa tuổi lớp 3-lứa tuổi bắt đầu học thì cần chú trọng nghe+nói nhiều hơn ngữ pháp hay là ngữ pháp nhiều hơn ạ? Các chuyên gia và khách mời có thể tư vấn cho em những phương pháp dạy hiệu quả nhất để em dạy cho em gái mình được không ạ? Em cảm ơn nhiều.

Cháu Tống Anh Đoàn:
 
Cháu được học tiếng Anh từ hồi lớp 1. Từ lúc bắt đầu học tiếng Anh, mẹ thường hướng cháu học từ vựng và nghe nói nhiều hơn ngữ pháp. Có những cấu trúc nói tiếng Anh mà cháu được học mà không hề biết vì nó diễn ra một cách tự nhiên và cháu có thể sử dụng một cách tự nhiên. Để học nghe nói, cháu thường xem ti vi, nghe đĩa ở những cuốn sách & cháu thường nhắc lại , cố gắng nhắc lại càng giống càng tốt. Chẳng hạn, có thời gian mẹ cho cháu nghe đĩa của sách “let’s go”, cháu sẽ nghe đoạn hội thảo, cầm sách & nhắc lại đoạn hội thoại đó. Về sau, mẹ không cho cầm sách nữa, cháu sẽ phải nghe & ghi lại những đoạn hội thoại đã nghe. Đấy là cách cháu học nghe nói và từ vựng.
 
Còn về ngữ pháp, ban đầu mẹ cho học ngữ pháp cơ bản, in những bài tập trên trang www.4kids.com để cho cháu. Mẹ cho học những cấu trúc cơ bản, rồi bài tập dần dần khó lên theo độ tuổi. Một ngày cháu dành cũng khoảng 1 tiếng học Tiếng Anh ở nhà, hồi còn bé cháu hầu như không học ngữ pháp nhưng bây giờ cháu dành khoảng 45 phút để làm bài tập ngữ pháp.

Nguyễn Thị Huyền - Email: huyennt.vifalaw@...- Mobile: 01666498xxx - 13/11/2013 11:36:26

Chương trình cho em hỏi, mức tuổi học tiếng Anh thích hợp và đạt hiệu quả nhất là bao nhiêu tuổi ạ? Em cảm ơn chương trình.

Cô Emma Healy - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em:

Theo tôi, không có một lứa tuổi cố định cho việc khi nào bắt đầu học tiếng Anh là hợp lý. Nếu cha mẹ có sử dụng tiếng Anh, cha/mẹ có thể giao tiếp cùng trẻ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên đối với môi trường học tập truyền thống, kinh nghiệm của tôi là khoảng 4 tuổi sẽ là lứa tuổi hợp lý, nếu con bé hơn - có thể hiệu quả sẽ không được tốt nhất vì rất khó để giáo viên truyền tải thông điệp. Lớp học cho con nên giới hạn số lượng càng ít càng tốt, như vậy mỗi đứa trẻ sẽ được quan tâm nhiều hơn - nhiều nhất chỉ nên giới hạn số lượng trẻ từ 18-20 em/lớp. Về phần giáo trình học, khi trẻ còn chưa biết đọc biết viết, việc tìm một giáo trình dạy cho trẻ chưa cần thiết. Ở lứa tuổi 6 hoặc lớn hơn, khi trẻ bắt đầu học bảng chữ cái , phụ huynh có thể chọn giáo trình như First Friends hoặc một giáo trình tương tự.
 
Câu hỏi: Tôi có một cháu trai năm nay 5 tuổi, cháu hiện đang học tại một trường mầm non song ngữ, hàng tuần đều có tiết tiếng Anh, nhưng khi hỏi cháu là đã học những gì thì cháu nói không biết. Tôi rất băn khoăn về khả năng tiếp thu ngoại ngữ của cháu và độ tập trung ở lớp cũng không cao. Ở nhà tôi cũng dạy cháu các từ tiếng Anh đơn giản. Tôi muốn hỏi có cách nào cho con tiếp cận với Tiếng Anh để cháu thấy hứng thú và nhớ được lâu không ạ? Xin cảm ơn.
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:
 
Đây là trường hợp hết sức bình thường. Học ngôn ngữ sẽ khác so với việc con học các môn học khác, toán. (bạn dạy con 1+1) bé có thể biết ngay lập tức nhưng ngôn ngữ không phải như vậy. Sẽ cần thời gian, và con cần phải học thường xuyên. Và kết quả sẽ không nhìn thấy ngay được mà cần 1 khoảng thời gian. hơn nữa, mỗi đứa trẻ đều khác nhau, có thể 2 bé cùng tuổi nhưng có thể có bé học nhanh hơn, có bé học chậm hơn, đó không phải là do bé kém hơn mà cách học của bé khác hơn. Trong ngôn ngữ chuyên môn có giai đoạn im lặng , trẻ cần adapt. Giống như khi trẻ học ngôn ngữ đầu tiên bé học ngôn ngữ ngay từ bé nhưng đến tận khi 1 tuổi bé mới có thể nói được những từ đầu tiên.
Khi bạn kiểm tra con bạn,bạn đừng hỏi với giọng điệu có thể khiến trẻ cảm thấy sợ. Khi trẻ cảm thấy không học được điều gì mà bị hỏi có thể dẫn đến sự chán nản ở trẻ và khiến bé cảm giác không thích học nữa. 
Khi bạn không chắc về cách học ở trường bạn có thể hỏi giáo viên ở trường cung cấp cho bạn bản chi tiết kế hoạch học tập, phương pháp học tập để bạn có thể hiểu rõ hơn con bạn đang được học gì.

Chị Doãn Thị Trâm - Email: tramphuxxx@yahoo.com.vn- Mobile: 0164367xxxx –

Con tôi đã gần 9 tuổi nhưng khi học tiếng Anh bé rất lười học nghe và lười tập viết từ vựng có cách nào giúp con tôi hứng thú học nghe và cách nhớ từ vựng dễ nhất.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Chị có thể mua những quyển truyện tiếng Anh có kèm đĩa, chị cho cháu nghe truyện và nhìn theo nội dung và tranh in sẵn, như vậy cháu sẽ hứng thú hơn trong việc nghe đĩa. Ngoài ra có những quyển từ điển hình nội dung rất phong phú và đa dạng gần gũi với cuộc sống hàng ngày, từ dễ nhớ, mỗi ngày chị cho học vài từ, dần dần cháu sẽ phát âm chuẩn theo từ và nhớ từ thông qua hình ảnh và chủ đề của tranh. Ví dụ như cuốn Children’s Picture Dictionary của nhà xuất bản Longman, hay các cuốn truyện tiếng Anh của First New.
 
Em Tống Anh Đoàn và mẹ
Cháu Tống Anh Đoàn - giải Nhì Olympic tiếng Anh tiểu học toàn thành phố Hà Nội năm 2013 và mẹ - chị Đoàn Thị Bích Nguyệt.

Trinh Thu Hoai - Email: thuxxx@gmail.com- Mobile: 0936984xxx - 08/11/2013 10:43:20

Tôi có cháu học lớp 5 hiện nay tôi không biết làm thế nào để cho cháu học tốt môn tiếng Anh bởi mỗi khi nhắc cháu học tiếng Anh, cháu đều không thích học vì sợ khó, mà tôi được biết tiếng Anh là rất quan trọng, tôi lo rằng cứ học như vậy sợ sau này cháu không theo được.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Chị không nói rõ hiện con học tiếng Anh ở đâu? Nếu cháu chỉ học ngữ pháp thì đúng là khó và không tạo hứng thú, nhưng nếu cháu có cơ hội học với người nước ngoài, tại các trung tâm ngoại ngữ như Language Link thì tôi nghĩ cháu sẽ luôn muốn học, vì chương trình dạy nhẹ nhàng chơi và học lồng ghép đan xen ngữ pháp, nghe nói , đọc hiểu rất phù hợp với các con, thông qua nhiều hình thức khác nhau, nên tôi nghĩ rằng các con sẽ không cảm thấy sợ vì các thầy cô người nước ngoài cũng không tạo áp lực về điểm số, các con được động viên khuyến khích cho mỗi buổi học.

Minh Thu - Email: Dongthiminhxxx@yahoo.com.vn- Mobile: 0902117xxx- 09/11/2013 04:16:28

Tôi có 2 con học lớp 1 và lớp 5, các cháu không thích học tiếng Anh, từ vựng, ngữ pháp… Chỉ hay xem các phim hoạt hình… tôi mong được tư vấn làm cách nào để giúp các cháu yêu thích và hứng thú với việc học tập. Thực sự đem đến kết quả tốt. Tôi cảm ơn.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Nếu các cháu chỉ xem hoạt hình thì chỉ tăng cường được kỹ năng nghe và nói, còn kỹ năng viết và đọc hiểu, bắt buộc phải học từ việc đọc truyện để các cháu nhớ cấu trúc ngữ pháp thông qua những câu truyện đơn giản. Chị có thể mua truyện theo trình độ và theo sở thích của các cháu, hiện đang bán rất nhiều tại các nhà sách. Những quyển truyện có cả các bài đọc hiểu, luyện ngữ pháp và từ vựng rất hay nhiều cấp độ khác nhau.

Nguyễn Thị Huệ - Email: nguyenhuexxx@gmail.com- Mobile: 0989084xxx - 13/11/2013

Xin chị cho biết con chị học tiếng Anh từ năm bao nhiêu tuổi?và bắt đầu làm quen với tiếng anh bằng cách nào?

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Bé lớn của tôi bắt đầu học tiếng Anh từ khi lên 6, và tôi cho bé thứ 2 làm quen với tiếng Anh khi lên 4 tuổi. Theo tôi học tiếng Anh càng sớm với người nước ngoài càng tốt, ngay khi bắt đầu học con đã có thể phát âm chuẩn những từ con biết. Hiện nay các trung tâm bắt đầu nhận từ 4 tuổi. Lúc đầu thì tưởng rằng con nhỏ quá không học được nhưng thực ra là rất có hiệu quả, các con phát âm và học thông qua hình ảnh minh họa và các bài hát trò chơi. Càng học muộn khả năng phát âm chuẩn sẽ càng hạn chế.

Nguyễn Thị Thủy - Email: nguyenthuy_xxx@c3thachthat.edu.vn- Mobile: 0986884137 - 08/11/2013 05:48

Cháu nhà tôi năm nay học lớp 3. Tôi rất băn khoăn không biết làm thế nào để con có thể học tốt tiếng Anh ngoài cách bắt con viết từ mới. Khả năng nói của cháu cũng không được tốt lắm. Vây xin chương trình tư vấn cho tôi cách giúp tôi dạy con học tốt.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Học từ mới là rất quan trọng, khi biết được nhiều từ mới khả năng hiểu và sử dụng khi nói sẽ đạt hiệu quả cao, vậy nếu cháu lười tập viết chị có thể cho con học thông qua các hình ảnh minh họa, có nhiều loại từ điển bằng tranh rất bổ ích và đa dạng, hiện đang có bán tại các nhà sách. Tuy nhiên việc học một ngôn ngữ điều quan trọng là phải sử dựng được ngôn ngữ đó để giao tiếp. Các kỹ năng cơ bản như nghe - nói - đọc - viết các con đều cần được học bài bản và được hướng dẫn thực hành theo phương pháp phù hợp với lứa tuổi. Anh/chị có chị có thể cho con tham gia các lớp học tiếng Anh tại các cơ sở đào tạo có uy tín, nhất là các cơ sở đào tạo có giáo viên nước ngoài, để con được tiếp cận với các phương pháp giảng dạy phù hợp, và có môi trường thực hành tiếng. Ở những cơ sở đào tạo như vậy con không chỉ học tiếng Anh mà còn được học kỹ năng giao tiếp, phát triển khả năng tư duy, và kỹ năng học tập. Các hình thức  học tập phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của con sẽ tạo hứng thú cho con với tiếng Anh, chứ không nhàm chán như việc chỉ tập viết từ mới.

Nguyễn Văn Hà - Email: nguyenvanha74@...- Mobile: 0915066xxx - 10/11/2013

Tôi có con đang học lop 3 tôi rất muốn cho cháu theo học tiếng Anh nhưng không biết chọn cách nào cho phù hợp với lứa tuổi của cháu và không bị nhàm chán? Xin cảm ơn.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:

Bé nhà mình đang học lớp 3, đây là lứa tuổi ưa hoạt động, và thích tìm hiểu về thế giới xung quanh, thích hát, xem hoạt hình, ăn quà… Do vậy theo các phương pháp giảng dạy hiện đại, các nhà giáo dục thường cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua các hoạt động mà các em ưa thích và quan tâm. Tai các cơ sở đào tạo tiếng Anh có giáo viên nước ngoài, các em thương được học tiếng Anh thông qua nhiều hoạt động thực hành phong phú như sắm vai, học qua bài hát, bài thơ, truyện tranh, phim, ảnh … Những hoạt động này luôn hấp dẫn các con tham gia. Khi tham gia các con thường không có ý thức là mình đang học, mà kiến thức được tiếp nhận một cách tự nhiên, kỹ năng cũng dần hình thành theo thời gian, nhất là khả năng tư duy bằng tiếng Anh, và phản xạ khi giao tiếp băng tiếng Anh. Ở lứa tuổi này Chị yên tâm, khi học tại các trung tâm như Language Link, con sẽ không cảm thấy nhàm chán vì thời lượng học không dài, không bị áp lực vì bài tập điểm số học mà chơi, chơi mà học nên các con sẽ rất hào hứng đi học.

Câu hỏi: Con gái tôi vừa chuyển đến lớp 3Q2 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm.Trong khi các bạn cùng lớp đã được học tiếng Anh từ lớp 1 thì cháu bây giờ mới bắt đầu(mặc dù trước đây tôi cũng đã cho cháu học tại Apollo). Để khắc phục việc này, gia đình tôi có thuê cô giáo gia sư để củng cố kiến thức cho cháu. Tuy nhiên, hiện tại cháu vẫn còn rất rụt rè để có thể tương tác với thầy cô và các bạn trong giờ học. Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của các chuyên gia giúp cháu có được cách học tiếng anh tốt nhất cho cháu trong điều kiện này.

Chị Đoàn Thị Bích Nguyệt:
 
Rất vui khi gặp 1 phụ huynh có con học cùng trường, tôi cũng có con trai đang học 4Q1 tại Đoàn Thị Điểm, vì chương trình Cambridge của Đ.T.Điểm không giống như chương trình học của Apollo nên cần phải đầu tư thời gian và công sức hơn, ở Đ.T.Điểm dạy 3 môn tiếng anh, toán tiếng anh, khoa học tiếng anh, nên con cần phải có sự giúp đỡ nếu con k theo học chương trình từ năm lớp 1. Vậy con cần phải học từ mới thường xuyên nhất là môn khoa học, rất nhiều từ mới. Còn môn tiếng anh thì thường xuyên ôn tập lại bài trên lớp như vậy con mới bắt kịp được chương trình. Cháu mới vào trường nên cháu cần có thời gian để thích ứng, hy vọng hết năm lớp 3 lên lớp 4 cháu sẽ tự tin hơn.

Hoàng Thị Thủy - Email: hoangthuypxxx@gmail.com- 09/11/2013 08:25:55

Cô thấy cháu học tiếng Anh rất giỏi, mẹ cháu và gia đình đã làm gì để cháu học tốt tiếng Anh? Cháu học tiếng Anh ở trên mạng không? Có thể cho cô các trang website mà cháu đã từng tham gia?

Em Tống Anh Đoàn:

Cảm ơn cô ạ, lúc học lớp 1 và lớp 2 cháu thường xuyên vào chương trình

http://www.mingoville.com

Mẹ cháu có biết tiếng Anh. Khi cháu học lớp 1 lớp 2 thường kèm cặp cháu học. Khi cháu mắc lỗi sai, mẹ cháu thường sửa ngay cho cháu để cháu nhớ không mắc lại lỗi đó nữa. Khi học tiếng Anh cũng cần kiên nhẫn và dần dần thì kỹ năng sẽ hình thành. Mẹ cháu thường cùng  học tiếng  Anh với cháu, mẹ cháu thường dịch cho cháu những từ cháu không biết, và tránh không cho cháu xem các phim có phụ đề tiếng Việt. Mẹ thường xem phim, đọc truyện tiếng Anh và nghe đĩa cùng cháu. Có khi đang đi trên đường mẹ thường hỏi cháu về những đồ vật gặp trên đường và dạy cháu các từ tiếng Anh chỉ các đồ vật đó. Mẹ thường khuyến khích con học tiếng  Anh hàng ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ tết, mỗi ngày học một chút.

Cháu hay học tiếng Anh qua trang ioe.go.vn.

Lục Thành Quảng - Email: lucthanhquang@... - Mobile: 0963968xxx - 08/11/2013 09:55:41 

Trung tâm có thể đưa ra 1 lộ trình học English cho bé nhà tôi được không? Bé vừa bước sang tuổi thứ 5 và cũng đang được làm quen với tiếng Anh ở trường tư mà cháu học. Nhưng mức độ chưa thực sự chuyên sâu. Vấn đề này tôi cũng rất lăn tăn, bản thân tôi trước trong trường học tiếng trung nên khả năng tư vấn cho cháu chưa cao. Đợt tới tôi cũng muốn đi học để bổ sung cho công việc kinh doanh của mình. Rất vui khi nhận được phản hồi. Thanks! 

Cô Emma Healy - giảng viên cao cấp chương trình Tiếng Anh trẻ em:

Cha mẹ không nên đặt một đứa trẻ 5 tuổi vào môi trường học tập truyền thống như người lớn, ở lứa tuổi đó trẻ chưa thật sự nhận thức được người lớn đang dạy cháu điều gì. 

Có rất nhiều cách tiếp cận trong việc dạy tiếng Anh đối với một đứa trẻ, một cách thông dụng là dạy con bắt đầu với những trò chơi và bài hát…. Phụ huynh có thể cho con học càng sớm càng tốt (chúng tôi khuyến khích bắt đầu từ 4,5 tuổi), học ở mọi lúc mọi nơi nếu có thể. Phụ huynh không nhất thiết phải thuê giáo viên dạy riêng cho con vì chi phí tốn kém, thay vào đó, cho con đi học tiếng Anh ở trường, ở trung tâm hoặc tổ chức lớp học riêng cho 6-8 bạn …để tạo nền tảng tiếng Anh cho trẻ.  Học ngôn ngữ cần rất nhiều thời gian, trẻ cần học và luyện tập mỗi ngày, dù chỉ 5-10 phút , việc đó khiến cho trẻ nhớ lâu và học rất nhanh. Một điều cần lưu ý, việc học tiếng Anh không nên đứt quãng, phụ huynh cần cho trẻ học trong thời gian liên tục – có nhiều phụ huynh cho con học 1 thời gian rồi nghỉ - như vậy sẽ khiến việc học của trẻ không liên tục và dễ làm xao nhãng những kiến thức của trẻ đã học.

Các bậc phụ huynh thường không đánh giá cao việc cho con học qua trò chơi hay bài hát, thực tế qua các hoạt đồng này con dần dần nhận thức các từ mới và kiến thức cơ bản – xây dựng nền tảng rất vững chắc cho con. Thường thì sự nhận thức này không thể nhìn thấy trong một thời gian ngắn mà là cả một quá trình, các phụ huynh nên kiên nhẫn và động viên con tham gia các hoạt động trong lớp.

Phụ huynh Đoàn Bích Nguyệt cũng bộc bạch, bé thứ hai nhà chị được đầu tư học tiếng Anh từ năm 4 tuổi, sau một thời gian chị hơi thất vọng vì không thấy con có tiến triển đáng kể - tuy nhiên sau 2 năm, bé nhà chị là một trong những bạn có kỹ năng tiếng Anh tốt nhất lớp: ngữ pháp và phát âm của bé rất tốt và vững. Phụ huynh cũng chia sẻ việc kiên nhẫn và động viên con , tham gia cùng con trong việc học tiếng Anh là một phần vô cùng quan trọng để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.

Nguyễn Thị Châu Phi - Email: chauphi.xxxxx@yahoo.com.vn- Mobile: 0908030xxx - 13/11/2013 09:00:20

Kính gửi thầy Marshall Presnick, tôi có câu hỏi này mong thầy tư vấn giúp. Tuổi nào nên cho con bắt đầu học tiếng Anh? Mỗi ngày học bao nhiêu tiếng và học ở trường nào là phụ hợp nhất? Vì hiện nay ở TPHCM có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ nên tôi không biết chon trường nào cho con học vừa tiết kiệm vừa hiệu quả? Xin cảm ơn thầy và cảm ơn chương trình!
 
Thầy Marshall Presnick - Giám đốc Học vụ Language Link:

Chào chị, theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Washington (Mỹ), trẻ càng được tiếp xúc với tiếng Anh sớm, khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Hơn nữa ở độ tuổi nhỏ khả năng phát âm thuận lợi hơn. Việc học tiếng ANh không giới  hạn cụ thể ở độ tuổi nào mới  học được mà phụ thuộc vào cách cho các bé tiếp cận và môi trường học tập cho bé có phù hợp không. Ở mỗi một độ tuổi tùy thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý mà các giáo viên có thể đưa ra các phương pháp giảng dạy khac nhau sao cho các bé có thể tiếp thu ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất. Vì vậy các phụ huynh cũng không cần quá lo lắng về độ tuổi của con khi bắt đầu học tiếng ANh.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia ngôn ngữ và tâm lý thì giai đoạn trẻ từ 4-7 tuổi là giai đoạn vàng để kích hoạt tiềm năng học ngôn ngữ cho trẻ. Thật là đặc biệt vì khi sinh ra đứa trẻ chỉ biết khóc nhưng đến 4 tuổi trẻ đã có thể nói một ngôn ngữ thành thạo mặc dù có những bé phát âm vẫn còn chưa được chuẩn. Điều đó chứng tỏ, khả năng học ngôn ngữ một cách tự nhiên đã hình thành trong trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận ngôn ngữ mới nếu được tiếp cận với môi trường học tiếng phong phú và nghe ngôn ngữ đó thật nhiều. 

Để thành thục một ngôn ngữ cần có thời gian thực hành. Sẽ là rất tốt nếu bé nhà chị có thể thực hành tiếng Anh hàng ngày. 

TPHCM cũng là thành phố lớn có nhiều cơ sở đào tạo tiếng Anh có chất lượng. Chị cần tìm hiểu kỹ các chương trình đào tạo phù hợp nhất với độ tuổi của con mình. 
 
* * * Buổi tư vấn chiều nay được tổ chức theo hình thức offline. Do thời gian có hạn nên buổi tư vấn xin dừng tại đây, những phần câu hỏi chưa được giải đáp, Language Link sẽ trả lời theo địa chỉ mail của độc giả gửi tới báo Dân trí.