Xuất khẩu lập trình viên - hành trình hay đích đến

Vị trí của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới đã đuợc cải thiện trong năm 2008 nhung theo Phó chủ tịch Hội tin học Việt Nam - Lê Truờng Tùng thì vẫn còn không ít thách thức phía truớc…

Đối diện với Thách thức
 

Một con số mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là sự sút giảm của chỉ số nguồn nhân lực (0.815 điểm) so với các năm truớc (năm 2005 là 0.82 và năm 2004 là 0.83). Ngoài ra việc xây dựng chính phủ điện tử của Việt Nam so với các nuớc trong khu vực ASEAN thôi thì vẫn đứng sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Brunei. Từ những con số này Thứ truởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng nhận xét: “Bài toán nguồn nhân lực CNTT đang trở nên cấp thiết hon bao giờ hết”.

Nguồn nhân lực CNTT của chúng ta vẫn còn thấp kém so với khu vực và thế giới.
 
Gọt “chân” cho khít với “giầy”
 
Từ định huớng phát triển của chính phủ và mục tiêu phấn đấu trở thành cuờng quốc về Gia công xuất khẩu phần mềm. Chúng ta thấy đuợc, một nguồn nhân lực CNTT có trình độ và có Đẳng cấp Quốc tế là điều kiện tiên quyết để hoàn thành mục tiêu đề ra.
 
Đổi mới tư duy
 
Gạt bỏ những hào nhoáng bên ngoài mà nguời ta vẫn vẽ về các Lập trình viên nhu nguời thuyền truởng của máy vi tính. Đừng chỉ thấy hình ảnh những cô cậu ngồi bàn giấy, luớt Web, bấm chuột trong phòng máy lạnh. Đừng nghe nguời ta đồn thổi lương Lập trình viên lên đến cả 1000$ một tháng và nếu làm cho công ty nuớc ngoài lương còn cao hơn. Mà hãy tự hỏi nguợc lại bạn sẽ phải làm những gì để có đuợc những điều như vậy?
 
Cái giá để thành Lập trình viên
 
Bạn hãy ghé những “trại lập trình” để xem và tuờng tận hơn mọi việc. Bạn sẽ thấy không phải chỉ có những “thuyền truởng của máy vi tính” mà bạn còn thấy những quản lý “đầu đinh” đập bàn và thét ra lửa vì dự án đáo hạn. Không chỉ vậy bạn còn cảm nhận được cái nóng trong phòng máy lạnh khi các Lập trình viên nguời thì vò đầu gỡ lỗi, người thì hùng hục coding. Bạn sẽ đuợc nghe không phải ai cũng đuợc lương 1000$ cả!
 
Để có nó bạn phải có thực tài và đôi khi làm việc chăm chỉ “cả đêm”.
 
Muốn làm Lập trình viên bạn cần phải đam mê công nghệ! Một chút sáng tạo với đầu óc logic sẽ là thế mạnh của bạn khi theo đuổi nghề này. Và đương nhiên nếu bạn muốn thành công hãy luôn là người đi đầu trong các công nghệ mới.
 
LTV “Xuất khẩu”
 
Trong mục tiêu phát triển nhân lực CNTT đến năm 2010 (định hướng phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn 2020) thì phải đảm bảo 80% nhân lực CNTT của Việt có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường Lao động Quốc tế. Bài toàn đặt ra là nhân lực CNTT của chúng ta không những là 1 đội ngũ giỏi về kỹ thuật mà còn thành thạo cả Tiếng Anh. Các Lập trình viên Việt Nam phải đạt trình độ và “đẳng cấp Quốc tế“. Đây là điều kiện tiên quyết để Việt Nam đẩy mạnh thị trường Gia công và Xuất khẩu Phần mềm tại Châu Âu và Châu Mỹ.
 

Khó khăn chồng chất khó khăn khi giáo trình CNTT tại các trường Đại học trong nước không theo kịp với thay đổi và xu hướng công nghệ của thế giới mà trình độ ngoại ngữ - Tiếng Anh của sinh viên cũng không. Với sinh viên Việt Nam, tiếng Anh giao tiếp là rào cản, đấy là còn chưa kể đến tiếng Anh chuyên ngành CNTT.

Vì vậy việc đào tạo kiến thức chuyên ngành CNTT bằng tiếng Anh kết hợp với học tập và nâng cao kiến thức ngoại ngữ của các em trong quá trình học tập sẽ là chìa khóa mở cánh của hội nhập với thế giới, thế giới của các “Lập trình viên đẳng cấp Quốc tế”.

Xuất khẩu lập trình viên - hành trình hay đích đến - 1

Mở cánh cửa LTV Quốc tế
 
Với 10 năm đào tạo Nhân lực CNTT, từ năm 1999 đến 2009 Aptech Việt Nam tự hào với thành tích đào tạo hơn 50.000 Lập trình viên Quốc tế và Lập trình viên Mã nguồn Mở. Nhằm mục tiêu đào tạo, phát triển các Lập trình viên có tầm vóc và đẳng cấp Quốc tế, từ năm 2007 đến nay Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế AiTi-Aptech ngoài việc đào tạo chuyên môn CNTT với giáo trình tiếng Anh của Aptech Ấn Độ cho sinh viên theo học mà còn triển khai đào tạo tiếng Anh chuyên ngành CNTT cho các em.
 
Các sinh viên theo học tại Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế AiTi-Aptech ngoài việc học tập và rèn luyên kiến thức chuyên môn về Lập trình còn được học tiếng Anh chuyên ngành. Tiếng Anh là môn học bắt buộc cũng như các môn Kỹ năng mềm nhằm cung cấp cho các em những kiến thức thiết yếu về “làm việc nhóm”, “kỹ năng thuyết trình”, “phương pháp sáng tạo” v.v.. đây là các công cụ cần thiết cho các em khi tham gia vào một môi trường công nghiệp năng động và đầy tính cạnh tranh.
 

Địa chỉ liên hệ: Trung tâm đào tạo Lập trình viên Quốc tế AiTi-Aptech, 35/115 Phố Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội - Điện thoại: 04. 36 64 8938